Cửu Trại Câu du ký

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Nơi chúng tôi đến trong chuyến đi dài ngày lần này là vùng đất Cửu Trại Câu xinh đẹp, một trong những danh lam thắng cảnh của Tứ Xuyên, rất đắc địa về mặt phong thủy của Trung Hoa lục địa.

Nhớ lại 20 năm trước, chúng tôi từng đi theo con đường mới mở để tìm đến Đại Phật Sơn. Không may, khi gần tới Cửu Trại Câu thì tối hôm đó, chiếc xe chở mọi người bị hư hệ thống sưởi. Lạnh quá, không ai chịu nổi, kể cả lái xe và hướng dẫn viên du lịch người địa phương cũng xin chào thua, nên tất cả phải quay lại Thành Đô để đổi xe, chuẩn bị cho cuộc hành trình vào sáng sớm hôm sau. Chiếc xe sau được trang bị hệ thống sưởi và thông gió nhưng cũng không tốt lắm, nên chúng tôi tiếp tục lỗi hẹn với Cửu Trại Câu, đành rẽ theo một hướng khác mà trong lòng ai nấy đều tiếc hùi hụi.

"Nhìn những mùa thu vẫn đi"

Cuối tháng 11.2024, công tác "hậu cần" cho chuyến đi lần này được chúng tôi chuẩn bị kỹ càng mọi thứ. Sau chuyến bay dài hạ cánh xuống Thành Đô chúng tôi lên tàu đến Cửu Trại Câu.

Mùa thu đẹp nao lòng người ở Cửu Trại Câu
Mùa thu đẹp nao lòng người ở Cửu Trại Câu
Mùa thu đẹp nao lòng người ở Cửu Trại Câu
Mùa thu đẹp nao lòng người ở Cửu Trại Câu

Một vài vùng đất mà tàu, rồi xe đưa chúng tôi đi qua, trời bắt đầu có tuyết kèm theo băng lưu cữu từ khá lâu rồi. Trời trong xanh không một gợn mây, gió lạnh thổi nhẹ tạo nên một cảm giác rất trong lành. Những bức hình tuyệt đẹp về cả phong cảnh lẫn con người đã được du khách bốn phương ghi lại trong những khoảnh khắc của đất trời như đang ngừng chuyển động. Những rừng cây lá vàng khoe sắc rực cả một vùng bên cạnh những hồ nước trong xanh với bờ hồ đầy tuyết trắng.

Chúng tôi vừa ngắm nhìn thỏa thích, ngất ngây trước cảnh đẹp, vừa xuýt xoa vì lạnh. Thật là thú vị và lãng mạn! Không biết bao nhiêu mùa thu đã đi qua nơi này nhưng với chúng tôi, lúc này đây, trước cảnh vật hoang sơ, kỳ vĩ đi kèm với một chút điểm xuyết từ bàn tay con người khiến mùa thu trở nên đẹp hơn, lãng mạn hơn và diệu kỳ hơn bao giờ hết. Trong không gian tĩnh lặng của những ngày cuối thu, đầu đông, chúng tôi càng cảm nhận cuộc sống đáng yêu và quý giá biết chừng nào, càng cảm nhận được sức nặng của nhiệm vụ là những người bác sĩ đứng giữa ranh giới sự sống và cái chết.

Đất trời bao la ở vùng đất lạ níu kéo bước chân du khách nên ai cũng tranh thủ “săn” ngay những bức hình đẹp nơi thảo nguyên xa xôi
Đất trời bao la ở vùng đất lạ níu kéo bước chân du khách nên ai cũng tranh thủ “săn” ngay những bức hình đẹp nơi thảo nguyên xa xôi

Giữa làn gió mát lạnh và nắng vàng tràn đầy, rất nhiều lá vàng rơi rụng, khắp mọi nơi, dưới những gốc phong già, trên những con đường nhỏ trong rừng và cạnh bờ hồ, trên cả mặt hồ trong xanh, không một vẩn đục. Tất cả chìm trong thinh không vắng lặng… Chỉ vài ngày nữa thôi, mọi thứ sẽ thay đổi như đã từng đổi thay trong hàng chục triệu năm qua. Bây giờ đã là cuối mùa thu, chỉ vài ngày nữa là mùa đông sẽ đến, các hồ nước sẽ đóng băng và tuyết trắng sẽ phủ đầy các ngọn núi, các thung lũng nằm ở độ cao hơn 4.000 m so với mực nước biển.

Tuyết rơi dọc các lối đi và quanh nhà khiến những người lần đầu chứng kiến vô cùng thích thú
Tuyết rơi dọc các lối đi và quanh nhà khiến những người lần đầu chứng kiến vô cùng thích thú
Tuyết rơi dọc các lối đi và quanh nhà khiến những người lần đầu chứng kiến vô cùng thích thú
Tuyết rơi dọc các lối đi và quanh nhà khiến những người lần đầu chứng kiến vô cùng thích thú
Tuyết rơi dọc các lối đi và quanh nhà khiến những người lần đầu chứng kiến vô cùng thích thú
Tuyết rơi dọc các lối đi và quanh nhà khiến những người lần đầu chứng kiến vô cùng thích thú

Rất đẹp, mỗi mùa ở đây đều có nét đẹp khác nhau. Nhưng tất cả đều là cái đẹp lãng mạn và sâu lắng. Những người dân sống ở đây đều nói với tôi như vậy, phần lớn họ là người gốc Tạng, dáng to cao và phong thái rất nghệ sĩ. Những người đàn ông vạm vỡ, tóc dài, trông khá bụi bặm với làn da nâu nâu. Theo tập quán, những người đàn ông hùng dũng này hầu như chỉ cần ăn cho ngon, ngủ cho kỹ, ca hát cho hay và làm nhiệm vụ duy trì nòi giống gia đình, dòng tộc. Một ông chồng có thể lấy nhiều vợ, nếu anh ta khỏe, đủ sức "bảo đảm hạnh phúc gia đình".

Chìm đắm trong cảnh đẹp của Cửu Trại Câu khiến tôi và mọi người trong đoàn gần như quên đi thời gian. Tiếng anh hướng dẫn viên thông báo: "Bây giờ là 5 giờ, nửa tiếng nữa chúng ta lên xe". Nhìn lên bầu trời trong xanh và nắng vàng vẫn lan tỏa khắp mọi nơi, tôi nói với anh: "Ở đây trời lâu tối quá, giống hệt những đêm trắng mà tôi đã được tận hưởng vào những ngày giữa thu tháng 8 ở thủ đô Paris hoa lệ của nước Pháp 28 năm trước. Tức là đã qua 28 mùa thu của cuộc đời mà tôi không bao giờ quên. Tất cả đều giống như một cơn mơ giữa đời thường".

Và đến giờ này khi đã bên kia dốc núi, tôi mới thật sự ngộ ra rằng cuộc đời luôn có giới hạn còn cuộc sống thì vô hạn, bởi vì nó được truyền từ đời này sang đời khác. Đó chính là sự bất tử của loài người, một chân lý mà rất nhiều bậc quân vương, những bạo chúa và những nhà hiền triết mãi mãi đi tìm, bởi vì nó không hề hiện hữu trong từng cá thể. Nó bất tử vì được truyền qua dòng máu của mỗi người cho con chúng ta, cho cháu chúng ta. Giống như tôi đứng ở đây bên bờ hồ nước xanh biếc, nơi vẫn hiện hữu qua hàng triệu năm, nơi đất trời bất tử, nơi mà gió mùa thu vẫn thổi và lá vàng vẫn rụng, mặc cho thời gian trôi qua, mặc cho không gian thay đổi. Tất cả tạo nên những tuyệt phẩm thiên nhiên đượm màu thời gian được tặng cho chúng ta.

Du khách tấp nập tại trạm tàu từ Thành Đô lên Cửu Trại Câu
Du khách tấp nập tại trạm tàu từ Thành Đô lên Cửu Trại Câu

Và rồi càng say đắm cảnh vật tuyệt đẹp như thơ, nhìn từng đôi lứa khoác tay, tìm hơi ấm của nhau trong tiết trời thu lạnh cóng, chúng tôi lại càng nhớ đến ca khúc Nhìn những mùa thu đi của người nhạc sĩ tài hoa họ Trịnh mà danh ca Khánh Ly hay hát: "Trong nắng vàng chiều nay/anh nghe buồn mình trên ấy/chiều cuối trời nhiều mây/đơn côi bàn tay quên lối/đưa em về nắng vương nhè nhẹ"…

Theo TNO

Có thể bạn quan tâm

Đi biển mùa xuân

Đi biển mùa xuân

Làng biển rộn ràng trong ngày hội Nghinh Ông. Lễ hội đã trở thành Tết biển, một nét đẹp văn hóa của người dân nơi đầu sóng ngọn gió Cần Giờ. Sau 3 ngày chơi lễ, những con tàu đánh cá lại vươn mình ra khơi, bám biển ngày đêm, đi suốt mùa xuân... 

Tôi là du kích Ba Tơ...

Tôi là du kích Ba Tơ...

“Cả đời cống hiến cho cách mạng, trải qua nhiều chức vụ, nhưng điều tôi tự hào nhất là mình từng là đội viên Đội Du kích Ba Tơ”. Đó là tâm sự của Đại tá Thân Hoạt, năm nay 98 tuổi đời, 80 tuổi Đảng, người con của quê hương Quảng Ngãi.

Người của bách khoa

Người của bách khoa

Thật ra sáu mươi không chỉ là mốc quy ước để có tuổi hưu trí mà còn là tuổi của “nhi nhĩ thuận” (tai đã nghe đủ chuyện đời nên giờ là lúc biết lẽ thuận, nghịch), GS Trần Văn Nam là người nhi nhĩ thuận đã mấy năm rồi.

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

(GLO)- Hơn 30 năm cầm cương, ông Phan Xuân Định (SN 1966, thôn Đồng Bằng, xã Biển Hồ, TP. Pleiku) vẫn luôn nhớ về những ngày tháng rong ruổi cùng tiếng vó ngựa trên cao nguyên. Lão xà ích ấy vẫn âm thầm nuôi dưỡng đàn ngựa để thỏa chí tang bồng và giữ cho phố núi Pleiku nét riêng độc đáo.

Như núi, như rừng

Như núi, như rừng

Trong dòng chảy lịch sử của Kon Tum, qua biết bao thăng trầm, mỗi vùng đất nơi đây đều gắn với những chiến công oai hùng, với những con người mà cuộc đời của họ đã trở thành huyền thoại. Một trong số đó là ông Sô Lây Tăng- người vừa đi vào cõi vĩnh hằng.

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Đối với người Mông xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái, lễ cúng rừng (Tết rừng) có từ khi tổ tiên ngàn đời di cư đến đây lập làng, lập bản và trở thành sắc thái văn hóa, tín ngưỡng dân gian độc đáo riêng của người Mông nơi đây.