Những ngôi làng bình yên của người Ba Na

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Những ngôi làng của người Ba Na ở Gia Lai được bao quanh bởi rừng nguyên sinh, đồi núi tạo nên cảnh sắc hài hòa giữa con người và thiên nhiên.

Từ bao đời qua, những ngôi làng của người Ba Na ở huyện Kbang, tỉnh Gia Lai, nép mình bên những thung lũng xanh mướt, được bao bọc bởi rừng nguyên sinh bạt ngàn và những dòng suối mát lành.

Các ngôi làng của người Ba Na thường được quy hoạch theo kiểu các ngôi nhà san sát nhau, tạo thành vòng tròn, trung tâm làng là nhà rông, linh hồn của mỗi làng. Ông Đinh Yom (làng Stơr, xã Kông Lơng Khơng) bảo rằng thời xưa người Ba Na làm nhà như vậy để ở gần nhau cho ... "đỡ sợ". Thêm nữa lấy nhà rông làm trung tâm làng để nhà nào cũng dễ dàng di chuyển, thuận tiện ra nhà rông vào mỗi dịp họp làng, tổ chức lễ hội.

Làng Kon Von 2, xã Đăk Rong, huyện K'bang yên bình nằm giữa cánh rừng già Kon Chư Răng, cách TP Pleiku gần 200 km.
Làng Kon Von 2, xã Đăk Rong, huyện K'bang yên bình nằm giữa cánh rừng già Kon Chư Răng, cách TP Pleiku gần 200 km.

Thuở xưa, những ngôi nhà sàn của người Ba Na thường làm bằng tre, nứa hoặc gỗ. Đến nay, được sự quan tâm đầu tư của nhà nước, sự nỗ lực vươn lên nên đời sống bà con người Ba Na ở huyện Kbang ngày càng phát triển, những ngôi nhà rông tềnh toàng bằng tre, nứa đã được thay đổi bằng những căn nhà xây, mái ngói khang trang.

Tuy vậy, những ngôi làng của người Ba Na vẫn giữ cho mình được không gian truyền thống, hài hòa giữa con người với thiên nhiên, lối sống cộng đồng gắn bó.

Buổi sáng, thức dậy ở làng, sương mờ giăng khắp những nếp nhà sàn nhỏ bé, khiến làng như chìm trong bức tranh huyền ảo của đất trời Tây Nguyên. Đến buổi chiều, những vạt nắng chiếu xuyên qua cánh rừng xuống buôn làng, hòa chung cùng tiếng trẻ con đùa nghịch tạo nên bản hòa ca giản dị mà yên bình.

Đường đến làng Kon Bông, xã Đăk Krong, huyện Kbang đã được đổ bê tông, giúp người dân thuận lợi trong việc giao thương, phát triển kinh tế
Đường đến làng Kon Bông, xã Đăk Krong, huyện Kbang đã được đổ bê tông, giúp người dân thuận lợi trong việc giao thương, phát triển kinh tế
"Trại Bò" - nằm giữa Khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng có hơn chục hộ dân, là nơi những người lớn tuổi sinh sống để chăn nuôi gia súc, không hề xâm hại đến rừng.
"Trại Bò" - nằm giữa Khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng có hơn chục hộ dân, là nơi những người lớn tuổi sinh sống để chăn nuôi gia súc, không hề xâm hại đến rừng.
Vợ chồng già Đinh H'Nhep ở làng Quao (cũ), xã Nghĩa An, huyện Kbang kiếm sống chủ yếu bằng nghề đan lát thủ công
Vợ chồng già Đinh H'Nhep ở làng Quao (cũ), xã Nghĩa An, huyện Kbang kiếm sống chủ yếu bằng nghề đan lát thủ công
Nhà rông truyền thống của người Ba Na ở làng Mơ H'ra, xã Kông Lơng Khơng, huyện Kbang được người làng chung tay xây dựng trong nhiều tháng
Nhà rông truyền thống của người Ba Na ở làng Mơ H'ra, xã Kông Lơng Khơng, huyện Kbang được người làng chung tay xây dựng trong nhiều tháng
Làng Kon Lanh, xã Đăk Rong, huyện Kbang bình yên được bao bọc bởi những cánh rừng nguyên sinh
Làng Kon Lanh, xã Đăk Rong, huyện Kbang bình yên được bao bọc bởi những cánh rừng nguyên sinh
Người Ba Na có đời sống văn hóa, tinh thần phong phú, đặc sắc thể hiện qua hệ thống các lễ hội truyền thống
Người Ba Na có đời sống văn hóa, tinh thần phong phú, đặc sắc thể hiện qua hệ thống các lễ hội truyền thống
Những cụ già người Ba Na ở làng Kgiang, xã Kông Lơng Khơng, huyện Kbang uống rượu ghè tại lễ cúng lúa mới
Những cụ già người Ba Na ở làng Kgiang, xã Kông Lơng Khơng, huyện Kbang uống rượu ghè tại lễ cúng lúa mới
Những ngôi nhà để người dân cất giữ lúa sau khi thu được làm ngay tại cánh đồng, họ chỉ lấy một ít lúa về nhà khi cần sử dụng mà không bao giờ lo bị mất trộm
Những ngôi nhà để người dân cất giữ lúa sau khi thu được làm ngay tại cánh đồng, họ chỉ lấy một ít lúa về nhà khi cần sử dụng mà không bao giờ lo bị mất trộm

Mùa lúa chín, những cánh đồng lúa vàng trải dài, thấp thoáng bóng dáng người dân cần mẫn, gợi lên vẻ đẹp mộc mạc, trù phú của làng quê Ba Na – nơi mà nhịp sống hòa quyện cùng thiên nhiên và truyền thống ngàn đời.

Theo Hoàng Thanh (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Giữ vị chè Truồi

Giữ vị chè Truồi

Làng Truồi (đoạn thuộc xã Lộc Điền, huyện Phú Lộc, thành phố Huế), bát nước chè trong veo chứa đựng từng giọt tinh túy của đất trời. Không để hương vị đặc trưng của chè Truồi bị lãng quên, các nông hộ nơi đây đang mở ra hướng đi đột phá cho loại đặc sản này.

Tái chế đến tái sinh

Tái chế đến tái sinh

Tại một xưởng nhỏ nằm sâu trong vùng ngoại ô Bình Định, tiếng nói cười rộn ràng luôn tràn ngập giữa không gian xanh mát của cây trái tạo nên một không khí đầy sức sống.

Ánh sáng về làng Canh Tiến

Ánh sáng về làng Canh Tiến

Suốt nhiều năm chìm trong bóng tối của cách trở và thiếu thốn, làng Canh Tiến (xã Canh Liên, huyện Vân Canh) từng là một trong những "vùng trắng" điện lưới hiếm hoi còn sót lại ở Bình Định.

Ngược dòng Thác Ma

Ngược dòng Thác Ma

Sông Thác Ma, tên gọi dân dã của một nhánh nhỏ hợp lưu với sông Ô Lâu, bắt nguồn từ vùng rừng phía Tây huyện Hải Lăng (Quảng Trị), xuôi qua các làng Khe Mương, Trầm, Tân Điền, Cồn Tàu - xã Hải Sơn, rồi đổ về Hải Chánh, hòa vào sông lớn.

Chuyện xóa nhà tạm ở vùng cao: Mệnh lệnh từ trái tim

Chuyện xóa nhà tạm ở vùng cao: Mệnh lệnh từ trái tim

Từ mệnh lệnh trái tim, những người lính Biên phòng Sơn La đã “cùng ăn, cùng ở” giúp người dân nghèo biên giới xóa nhà tạm, nhà dột nát. Việc làm của cán bộ, chiến sĩ bộ đội Biên phòng đã để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng dân, tô thắm thêm hình ảnh “Bộ đội Cụ Hồ” trong tình hình mới.