Ngôi làng giữa rừng lan

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Làng du lịch Vi Rơ Ngheo (H.Kon Plông, Kon Tum) như một nơi "thế ngoại đào viên", một nốt lặng giữa đại ngàn.

Làng đẹp nhất Kon Tum

Cách TT.Măng Đen (H.Kon Plông) gần 50 km về hướng bắc, làng Vi Rơ Ngheo nằm lọt thỏm giữa bốn bề núi rừng hùng vĩ. Ở độ cao trên 1.200 m so với mực nước biển, Vi Rơ Ngheo có nhiệt độ trung bình từ 16 - 25 độ C. Làng nằm ven bờ sông Đăk Snghé, giáp lòng hồ thủy điện Thượng Kon Tum. Xung quanh làng được bao bọc bởi 5 dãy núi với những cánh rừng nguyên sinh có hệ sinh thái phong phú, đặc sắc.

Từ trên cao nhìn xuống, Vi Rơ Ngheo như một lòng chảo rộng lớn với hàng chục nóc nhà thơ mộng

Từ trên cao nhìn xuống, Vi Rơ Ngheo như một lòng chảo rộng lớn với hàng chục nóc nhà thơ mộng

Vi Rơ Ngheo là ngôi làng cổ của người Xơ Đăng. Trong làng có 63 nóc nhà với hơn 300 người dân đang sinh sống. Vì biệt lập với thế giới bên ngoài nên người dân trong làng từ lâu đã quen với lối sống tự cung tự cấp. Cũng bởi vậy mà Vi Rơ Ngheo còn lưu giữ được những nét đặc trưng về kiến trúc của một ngôi làng bản địa.

Ngôi làng được mẹ thiên nhiên ưu ái ban tặng cho các loại hoa rừng khoe hương sắc 4 mùa. Trước vẻ đẹp như chốn bồng lai, UBND tỉnh Kon Tum đã có quyết định công nhận Vi Rơ Ngheo là làng du lịch cộng đồng thứ 2 của tỉnh với nhiều loại hình du lịch đặc thù: du lịch văn hóa, sinh thái, dã ngoại, nghỉ dưỡng. Đây được xem là ngôi làng nguyên sơ, bình yên, khí hậu trong lành và sạch, đẹp nhất ở Kon Tum.

Người dân mang Trần Mộng lên trồng lại trên rừng để bảo tồn loài lan quý

Người dân mang Trần Mộng lên trồng lại trên rừng để bảo tồn loài lan quý

Điểm du lịch lý thú

Ở cái nơi thâm sơn cùng cốc ấy, tưởng chừng những ý niệm về du lịch, dịch vụ sẽ rất mông lung, xa vời. Thế nhưng, khi bước qua khỏi cổng làng, homestay mọc lên san sát. Những cánh cổng homestay với biển hiệu được trang trí bằng thân gỗ mục trông rất đơn sơ, mộc mạc mà lại rất dễ thương, bắt mắt.

Anh A Đâm (33 tuổi, ở làng Vi Rơ Ngheo), chủ một homestay ở đầu làng, chia sẻ nhiều năm về trước rất ít người lui tới Vi Rơ Ngheo. Có chăng cũng chỉ là các cán bộ, giáo viên đến tuyên truyền, vận động. Thế rồi, cách đây vài năm, có một đoàn khách ưa xê dịch tìm đến làng. Họ ngỡ ngàng trước vẻ đẹp hoang sơ của Vi Rơ Ngheo, nên ngỏ ý muốn tìm hiểu cảnh đẹp cũng như văn hóa truyền thống ở đây. Người dân trong làng nhiệt tình dắt du khách đi tham quan, trải nghiệm.

Trời sập tối từ lúc nào, không thể di chuyển xuyên rừng về thị trấn, vậy là nhóm du khách được dân làng giữ lại nghỉ qua đêm. Họ được người dân bản địa mời thưởng thức những món ăn dân dã và hòa mình vào văn hóa truyền thống của dân tộc Xơ Đăng. Sáng hôm sau, đoàn khách lạ mới rời làng để trở về thị trấn trong nỗi luyến lưu, tiếc nuối.

Người dân trong làng còn lưu giữ được những truyền thống văn hóa nguyên bản

Người dân trong làng còn lưu giữ được những truyền thống văn hóa nguyên bản

Người dân trong làng trở thành hướng dẫn viên đưa du khách đi tham quan các ngọn núi quanh làng

Người dân trong làng trở thành hướng dẫn viên đưa du khách đi tham quan các ngọn núi quanh làng

Cũng bắt đầu từ đây, vẻ đẹp của Vi Rơ Ngheo được lan truyền rộng rãi, du khách xem đây như một địa điểm du lịch lý thú. Không chỉ du khách trong nước mà du khách nước ngoài cũng tìm đến Vi Rơ Ngheo.

Ông A Hiền (44 tuổi), Giám đốc Hợp tác xã du lịch Vi Rơ Ngheo, người sở hữu nhiều homestay nhất làng, cho hay trước đây dân làng chưa biết làm du lịch cộng đồng, chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi nên đời sống gặp nhiều khó khăn. Sau đó, được chính quyền địa phương tuyên truyền, vận động về lợi ích từ làm du lịch cộng đồng để tăng thu nhập, cải thiện đời sống, giữ gìn cảnh quan môi trường, bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống, dân làng đã đồng thuận cao. "Trong làng có 20 căn nhà được dân làng nâng cấp, sửa chữa thành homestay phục vụ khách lưu trú. Nhà thiết kế theo phong cách truyền thống của đồng bào Xơ Đăng, nhìn ra những cánh đồng, sông suối", ông A Hiền nói.

Mái nhà rông truyền thống như trái tim của làng Vi Rơ Ngheo

Mái nhà rông truyền thống như trái tim của làng Vi Rơ Ngheo

Bảo tồn lan quý

Ở khắp các ngõ ngách, sân vườn, hiên nhà dân làng Vi Rơ Ngheo trồng đầy hoa phong lan. Có những ngôi nhà, người dân trang trí cả hàng rào bằng hàng chục chậu phong lan. Ông A Hiền giới thiệu loài lan quý có tên là Trần Mộng. Tại Kon Tum, loài lan này chỉ phân bố duy nhất ở các ngọn núi bao quanh làng Vi Rơ Ngheo. Nhiều năm về trước do hoạt động canh tác, sản xuất của người dân khiến diện tích rừng dần bị teo tóp. Môi trường sống của lan Trần Mộng cũng vì vậy mà bị đe dọa. Từ đó, người dân trong làng nảy ra ý định đem giống lan quý về trồng để bảo tồn.

Hằng ngày lên rừng, thấy nhành lan con, ông A Hiền cùng dân làng lại lấy đem về trồng khắp đường làng, trong vườn và hàng rào quanh nhà. Toàn bộ các hộ dân ở Vi Rơ Ngheo đều có vườn địa lan, phong lan. Đến nay, cả làng Vi Rơ Ngheo đã sở hữu khoảng 1.000 chậu hoa lan. Đây là nét đặc trưng khác biệt, độc đáo nhất ở Vi Rơ Ngheo so với các ngôi làng khác ở Kon Tum.

Đến nay, khi kinh tế đã ổn định, người dân không còn xâm canh vào đất rừng. Những mảng xanh cũng bắt đầu vươn lên trên những dãy núi, dân làng Vi Rơ Ngheo biết rằng đã đến lúc trả lại lan cho rừng. Từ 2 năm qua, cứ vào mùa mưa, dân làng Vi Rơ Ngheo lại mang lan Trần Mộng đem lên trồng trên 5 ngọn núi quanh làng.

Không chỉ vậy, để khoác lên núi rừng những màu sắc sặc sỡ, dân làng còn đem nhân giống đỗ quyên, hoa mua, hoa sim ra khắp các triền đồi, mái núi...

Thủ tướng vừa có quyết định phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch Măng Đen đến năm 2045. Diện tích nghiên cứu lập quy hoạch gồm TT.Măng Đen và 5 xã: Măng Bút, Đăk Tăng, Măng Cành, Hiếu, Pờ Ê với tổng cộng trên 90.000 ha.

Theo quy hoạch, trong tương lai, Măng Đen sẽ trở thành trung tâm du lịch, nghỉ dưỡng, văn hóa tầm cỡ quốc gia và khu vực; thành điểm đến hấp dẫn của vùng Tây nguyên với cảnh quan thiên nhiên phong phú, đa dạng sinh học…

Theo ông Phạm Văn Thắng - Phó chủ tịch UBND H.Kon Plông, đến nay đã có 50/63 hộ dân trong làng tham gia hợp tác xã du lịch. Với sự giúp đỡ từ chính quyền và sự nỗ lực của người dân, làng Vi Rơ Ngheo đã hình thành các đội múa xoang, đánh cồng chiêng. Người dân Vi Rơ Ngheo còn xây dựng từng nhóm hộ trồng rau, nuôi gà, heo, bắt cá suối và tổ chức nấu ăn phục vụ khi có khách đến thăm làng. Huyện cũng kết nối các tour du lịch khám phá hồ, thác quanh làng Vi Rơ Ngheo.

"Huyện sẽ tổ chức đưa các hộ gia đình đi học tập kinh nghiệm ở những mô hình làm du lịch cộng đồng đã thành công ở các tỉnh khác. Để rồi từ những mô hình đó, họ sẽ về triển khai phù hợp với ngôi làng của mình", ông Thắng nói.

Có thể bạn quan tâm

Dấn thân chữa bệnh cứu người

Dấn thân chữa bệnh cứu người

Đi qua đủ thăng trầm của nghề y, mái tóc điểm bạc, nhiều thầy thuốc vẫn miệt mài trên con đường chữa bệnh cứu người. Họ đi đến bất kỳ nơi đâu người bệnh cần với một tinh thần y khoa dấn thân và trách nhiệm truyền “lửa nghề” cho thế hệ kế cận.
Trên đại công trường 500kV mạch 3 - bài 12: Kéo điện vượt sông Hồng

Trên đại công trường 500kV mạch 3 - bài 12: Kéo điện vượt sông Hồng

Chỉ còn khoảng 1 tuần nữa, dự án đường dây 500kV mạch 3 từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên) sẽ tới hạn phải hoàn thành. Mặc thời tiết khi thì nắng cháy da thịt, khi thì mưa trắng trời đất, những chiến binh áo cam vẫn vượt mọi thử thách để hoàn thành công trình ánh sáng…
Ký ức Đak Pơ

Ký ức Đak Pơ

(GLO)- Dấu mốc lịch sử đã chạm đến con số 70 năm kể từ ngày diễn ra trận giao thông chiến lớn nhất trong suốt chiều dài 2 cuộc kháng chiến của dân tộc ta, làm nên chiến thắng Đak Pơ (24/6/1954-24/6/2024). Chiến thắng lịch sử đó chưa hề mờ nhạt trong ký ức những người chiến sĩ Đak Pơ năm ấy.

Trên đại công trường 500kV mạch 3 - Bài 10: Thi công móng cọc giữa vùng lầy

Trên đại công trường 500kV mạch 3 - Bài 10: Thi công móng cọc giữa vùng lầy

Đường dây 500kV mạch 3 đoạn qua khu vực Nam Định, Thái Bình chủ yếu được xây dựng trên khu vực đồng trũng, đất lầy nên việc thi công móng cọc có tính quyết định. Tổng chiều dài cọc ép xuống lòng đất tuyến Nam Định I - Phố Nối khoảng 500km tương đương chiều dài tuyến đường dây 500kV mạch 3.
Khi tôi đeo đuổi nhân vật

Khi tôi đeo đuổi nhân vật

Sự may mắn trong lúc đi viết phóng sự chỉ đến khi chính mình đã kiên trì, gắng sức đeo bám nhân vật. Nếu nản lòng, bạn có thể sẽ bỏ qua một câu chuyện ý nghĩa, một con người thú vị, truyền cảm hứng cho cộng đồng…
Kon Plông thức giấc

Kon Plông thức giấc

Kon Plông là huyện miền núi nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Kon Tum với diện tích tự nhiên 137.000 ha. Dân số toàn huyện trên 27.850 người, chủ yếu là người dân tộc Xơ Đăng, Mơ Nâm, Ca Dong, Hre.
Trên đại công trường 500kV mạch 3 - Bài 8: Áo xanh thánh thót giọt mồ hôi

Trên đại công trường 500kV mạch 3 - Bài 8: Áo xanh thánh thót giọt mồ hôi

Bên cạnh màu áo cam của công nhân ngành điện, công trường đường dây 500kV mạch 3 thấp thoáng bóng áo xanh tình nguyện. Với tinh thần “đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên”, họ miệt mài tháo dỡ, di dời hàng trăm công trình nhà ở, cây cối, mở đường cho công tác kéo dây, đóng mạch.

Trên đại công trường 500kV mạch 3- Bài 7: Một ngày ở Ban Tiền phương

Trên đại công trường 500kV mạch 3- Bài 7: Một ngày ở Ban Tiền phương

Thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, quản lý thi công và điều phối vật tư là những nhiệm vụ chính của Ban Tiền phương 3 trên tuyến Nam Định I - Phố Nối qua tỉnh Nam Định. Những ngày này, họ còn làm nhiệm vụ điều phối, hỗ trợ ăn, ngủ cho hơn 40 đơn vị tăng cường để gấp rút hoàn thiện dự án. Đường dây 500kV mạch 3 đi qua địa bàn tỉnh Nam Định trở thành điểm nóng nhất trên toàn tuyến Quảng Trạch - Phố Nối.