Không quân trực thăng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Không quân trực thăng Việt Nam hiện tại có 3 trung đoàn trực thăng quân sự, đều sử dụng máy bay của Nga.

Không quân trực thăng Việt Nam hiện tại có 3 trung đoàn trực thăng quân sự (sử dụng máy bay của Nga) nằm trong các Sư đoàn Không quân 370, 371, 372 của Quân chủng Phòng không - không quân và trực thăng của Binh đoàn 18 (Tổng công ty trực thăng Việt Nam) trực thuộc Bộ Quốc phòng.

Tháng 3.1956, đoàn cán bộ đầu tiên của Việt Nam được cử sang nước bạn học tập về hàng không, trong đó có 30 người sang Liên Xô học về vận tải quân sự (Li-2, Mi-4). Năm 1958, Liên Xô (cũ) viện trợ cho ta 5 chiếc máy bay vận tải, trong đó có 1 trực thăng Mi-4. Tháng 5.1959, Trung đoàn Không quân vận tải 919 được thành lập. Máy bay trực thăng do Trung đoàn 919 quản lý.

Trực thăng Mi-6 cẩu tiêm kích Mig đi sơ tán
Trực thăng Mi-6 cẩu tiêm kích Mig đi sơ tán

Năm 1960, đoàn 67 cán bộ, chiến sĩ sang Liên Xô học bay trực thăng, chuẩn bị thành lập trung đoàn trực thăng. Năm 1964 đoàn về nước, nhưng do không có máy bay trực thăng và khí tài, nên chưa thành lập được trung đoàn.

Trực thăng Mi-6 chở pháo mặt đất chi viện cho chiến trường miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
Trực thăng Mi-6 chở pháo mặt đất chi viện cho chiến trường miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ

Năm 1965, trực thăng Mi-6 được trang bị cho Không quân . Đến đầu 1966, Trung đoàn 919 có 14 tổ bay Mi-4, 7 tổ bay Mi-6. Nhiệm vụ ban đầu của trực thăng là kéo cẩu, sơ tán máy bay Mig khỏi sân bay và cứu hộ phi công.

Trực thăng Mi-6 cẩu thiết bị hàn khẩu đê Nhất Trai (Lương Tài, Bắc Ninh) trong mùa lụt 1971
Trực thăng Mi-6 cẩu thiết bị hàn khẩu đê Nhất Trai (Lương Tài, Bắc Ninh) trong mùa lụt 1971

Cuối 1966, trực thăng Mi-6 làm nhiệm vụ vận chuyển hàng lên Tây Bắc phục vụ đồng bào và chiến dịch diễn ra ở nước bạn Lào.

Sau đó, đội bay trực thăng tham gia chở thiết bị radar lên núi Thơi để lập trạm quan sát phía tây Hà Nội. Tổ bay Lê Đình Ký và 2 tổ bay khác, vừa huấn luyện vừa làm nhiệm vụ câu móc các ống dẫn dầu, nối từ biên giới Việt - Trung vào sâu trong nội địa 20 km.

Chủ tịch Hồ Chí Minh chụp hình lưu niệm với tổ bay trực thăng chuyên cơ
Chủ tịch Hồ Chí Minh chụp hình lưu niệm với tổ bay trực thăng chuyên cơ

Trong chiến tranh giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, trực thăng tập trung cấp cứu phi công ta bị bắn rơi, chở các đoàn cán bộ đi thị sát - nghiên cứu thực địa... Trong chiến dịch Hồ Chí Minh, các trực thăng Mi-6, Mi-8 đã tham gia tích cực cầu hàng không chi viện miền Nam, tiếp quản các sân bay và chở lãnh đạo cấp cao công tác.

Cán bộ Quân chủng Phòng không - không quân cùng tổ bay Mi-8 hạ cánh tiếp quản sân bay Đà Nẵng, năm 1975
Cán bộ Quân chủng Phòng không - không quân cùng tổ bay Mi-8 hạ cánh tiếp quản sân bay Đà Nẵng, năm 1975

Trung đoàn Không quân trực thăng 917

Cuối năm 1975, Bộ Quốc phòng tổ chức lại biên chế các đơn vị không quân, trong đó có không quân trực thăng.

Ngày 21.5.1975, thành lập Trung đoàn Không quân trực thăng 917 làm nhiệm vụ bảo vệ vùng trời, vùng biển đảo phía Nam. Thời gian đầu, Trung đoàn 917 đóng quân tại sân bay Tân Sơn Nhất, sử dụng các máy bay, trực thăng chiến lợi phẩm (L-19, U-17, UH-1, CH-47...) Hiện tại, Trung đoàn 917 đóng tại P.Trà An, Q.Bình Thủy, TP.Cần Thơ.

Trực thăng của Trung đoàn 917 làm nhiệm vụ trên vùng biển Tây Nam
Trực thăng của Trung đoàn 917 làm nhiệm vụ trên vùng biển Tây Nam

Trong cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trên biên giới Tây Nam, tham gia chiến dịch phản công biên giới Tây Nam và hoạt động chi viện ở chiến trường Campuchia chống quân Khơme Đỏ, Trung đoàn Không quân 917 đã tham gia chiến đấu 253 trận, với 758 lượt xuất kích và 1.286 giờ bay; trực tiếp yểm trợ đơn vị bạn với 317 lượt xuất kích và 325 giờ bay; tham gia vận tải, vận chuyển bộ đội, vũ khí, thuốc men, lương thực với 25.804 lượt và 20.207 giờ bay.

Lực lượng đảm bảo kỹ thuật bay của Trung đoàn 917 nhận nhiệm vụ
Lực lượng đảm bảo kỹ thuật bay của Trung đoàn 917 nhận nhiệm vụ

Hiện nay, Trung đoàn 917 nằm trong đội hình chiến đấu của Sư đoàn Không quân 370 với nhiệm vụ chính trị trung tâm là sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu; huấn luyện bay, bảo đảm an toàn bay; đào tạo phi công, học viên phi công và học viên phi công quốc tế.

Ngoài ra, trung đoàn còn làm nhiệm vụ bay chuyên cơ, vận tải, tìm kiếm cứu nạn, phòng chống cháy nổ, cấp cứu khi có lệnh trên phạm vi địa bàn hoạt động cả trên đất liền, trên biển từ vĩ tuyến 13 đến hết khu vực Tây Nam, quần đảo Trường Sa và thềm lục địa phía Nam.

Tổ bay trực thăng
Tổ bay trực thăng

Trung đoàn Không quân trực thăng 916

Ngày 19.12.1975, Trung đoàn Không quân trực thăng 916 (Đoàn không quân Ba Vì) được thành lập trên cơ sở 10 chiếc máy bay trực thăng Mi-6, Mi-8 và hơn 10 tổ bay của Tiểu đoàn 4, 5 thuộc Lữ đoàn Không quân vận tải 919.

Trực thăng vũ trang của trung đoàn 916
Trực thăng vũ trang của trung đoàn 916

49 năm qua, Trung đoàn Không quân trực thăng 916 đã vượt qua mọi khó khăn thử thách, vươn lên lập được nhiều thành tích trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam, phía Bắc và làm nhiệm vụ quốc tế.

Máy bay trực thăng của Trung đoàn 916 tiếp tế lương thực - thực phẩm cho vùng bị cô lập trong lũ thuộc H.Bảo Lâm (Cao Bằng), tháng 9.2024
Máy bay trực thăng của Trung đoàn 916 tiếp tế lương thực - thực phẩm cho vùng bị cô lập trong lũ thuộc H.Bảo Lâm (Cao Bằng), tháng 9.2024

Đặc biệt, Trung đoàn 916 đã thực hiện tốt nhiều nhiệm vụ quan trọng mà Đảng, Nhà nước, Quân đội giao phó như: Huấn luyện chiến đấu, sẵn sàng chiến đấu; bay chuyên cơ chở lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Bộ Quốc phòng đi công tác; bay phục vụ các lễ diễu, duyệt binh kỷ niệm Quốc khánh 2.9 và các sự kiện trọng đại; bay tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn, phòng chống lụt bão; tham gia chữa cháy rừng; bay diễn tập với các quân khu, quân đoàn, quân chủng, binh chủng… và sẵn sàng làm các nhiệm vụ đột xuất khác được giao.

Trung đoàn 930

Trung đoàn 930 thành lập ngày 8.10.1977, với nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu. Ngày 17.4.1986, theo quyết định của Tư lệnh Quân chủng Không quân, trung đoàn dừng hoạt động; lực lượng, máy bay, vũ khí trang bị kỹ thuật được biên chế về Trung đoàn 916 và Trung đoàn 917.

Thả hàng cứu trợ từ trực thăng của Trung đoàn 930
Thả hàng cứu trợ từ trực thăng của Trung đoàn 930

Năm 2013, nhằm tăng cường sức mạnh của lực lượng Không quân - Hải quân, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ biển, đảo trong tình hình mới, Bộ Quốc phòng đã ra quyết định nâng cấp Trung đoàn không quân 954 thành Lữ đoàn Không quân 954 và bàn giao cho Quân chủng Hải quân.

Đồng thời, cấp trên thành lập Trung đoàn Không quân 930 thuộc Sư đoàn 372 trên cơ sở một phần lực lượng, máy bay, trang bị của Trung đoàn 954.

Thực hành cứu nạn đường không, từ trực thăng quân sự của Trung đoàn 917
Thực hành cứu nạn đường không, từ trực thăng quân sự của Trung đoàn 917

Ngày 3.7.2013, tại sân bay Đà Nẵng, Trung đoàn 930 đã tổ chức lễ công bố tái thành lập với nhiệm vụ: Bay quan sát, trinh sát, chỉ thị mục tiêu trên không, mặt đất, mặt nước, trên biển đảo, vận tải quân sự khu vực miền Trung - Tây nguyên; bay chuyên cơ; tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn cấp cứu, phòng chống bão lụt, thiên tai; thực hiện các nhiệm vụ tác chiến trên chiến trường miền Trung - Tây nguyên; huấn luyện chuyển loại cho học viên phi công trực thăng...

Binh đoàn 18

Ngày 20.4.1979, Công ty dịch vụ trực thăng Việt Nam được thành lập. Ngày 11.3.1985, thành lập Công ty trực thăng bay phục vụ dầu khí. Năm 2005, được điều chuyển từ Quân chủng Phòng không – không quân về Bộ Quốc phòng và năm 2009, mang phiên hiệu quân sự Binh đoàn 18 thuộc Bộ Quốc phòng.

Trực thăng của Binh đoàn 18 hạ cánh xuống đảo Trường Sa
Trực thăng của Binh đoàn 18 hạ cánh xuống đảo Trường Sa

Là đơn vị dịch vụ, trực thăng của Binh đoàn 18 hoạt động trong lĩnh vực: Bay phục vụ thăm dò và khai thác dầu khí; bay phục vụ chương trình tìm kiếm người Mỹ mất tích (MIA); dịch vụ bay du lịch, ngắm cảnh; dịch vụ bay chụp ảnh quy hoạch, treo cẩu, cấp cứu, trực thăng cứu hộ... và còn bay phục vụ an ninh quốc phòng như: Chuyên chở lãnh đạo cao cấp - lãnh đạo Bộ Quốc phòng, cấp cứu thương bệnh binh, tìm kiếm cứu nạn, vận chuyển hàng cứu trợ...

Một số hình ảnh về không quân trực thăng

Trực thăng quân sự của Trung đoàn 917 phối thuộc với các tàu đổ bộ của Vùng 5 Hải quân
Trực thăng quân sự của Trung đoàn 917 phối thuộc với các tàu đổ bộ của Vùng 5 Hải quân
Chiến sĩ Trung đoàn 917 hoàn thành nhiệm vụ cứu nạn đường không
Chiến sĩ Trung đoàn 917 hoàn thành nhiệm vụ cứu nạn đường không
Mi-171 của Trung đoàn 917 đưa lực lượng đổ bộ đường không đi làm nhiệm vụ
Mi-171 của Trung đoàn 917 đưa lực lượng đổ bộ đường không đi làm nhiệm vụ
Trực thăng của Trung đoàn 916 chở hàng cứu trợ cho tỉnh Cao Bằng, 9.2024
Trực thăng của Trung đoàn 916 chở hàng cứu trợ cho tỉnh Cao Bằng, 9.2024
Trực thăng Mi-171 của Trung đoàn 917 thực hiện nhiệm vụ cấp cứu cho Trường Sa
Trực thăng Mi-171 của Trung đoàn 917 thực hiện nhiệm vụ cấp cứu cho Trường Sa
Chuyển hàng cứu trợ cho vùng lũ lụt 9.2024
Chuyển hàng cứu trợ cho vùng lũ lụt 9.2024
Trực thăng quân sự luyện tập bay theo đội hình treo cờ, mừng ngày lễ lớn
Trực thăng quân sự luyện tập bay theo đội hình treo cờ, mừng ngày lễ lớn
Bay trên bầu trời Hà Nội
Bay trên bầu trời Hà Nội

Theo TNO

Có thể bạn quan tâm

Các dự án triển khai dang dở, kéo dài (trong ảnh là đoạn đường cụt giữa TP. Gia Nghĩa do vướng mặt bằng) làm lãng phí nguồn lực đầu tư công

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 4: Gia Lai ngày ấy, bây giờ...

(GLO)- Sau ngày giải phóng năm 1975, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Gia Lai đã cùng chung sức, kiến thiết lại quê hương từ đống hoang tàn của chiến tranh. Đến nay Gia Lai đã vươn mình phát triển mạnh mẽ, từ đô thị đến nông thôn khoác lên mình màu áo khang trang. 

Chuyện đời mẹ liệt sĩ 115 tuổi

Chuyện đời mẹ liệt sĩ 115 tuổi

Năm nay, cụ Nguyễn Thị Tý ở xã Quang Tiến, huyện Sóc Sơn, Hà Nội đã sống hơn trăm năm có lẻ, mà phần “lẻ” ấy lại không hề nhỏ tẹo nào. Ở tuổi 115, cụ hiện vẫn khỏe mạnh bên các con và 23 cháu, 43 chắt và 14 chút nội, ngoại…

Xanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 3

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 3: Đường 7 hồi sinh…

(GLO)- Đường 7 (nay là quốc lộ 25) từng chứng kiến cuộc rút chạy hỗn loạn của quân ngụy vào tháng 3-1975. Nửa thế kỷ trôi qua, vùng đất ấy không còn dáng dấp hoang tàn của chiến tranh mà đã khoác lên mình diện mạo mới, trù phú, màu mỡ và yên bình.

Lối về nẻo thiện

Lối về nẻo thiện

Nơi ấy, những con người lầm lỗi bắt đầu với từng con chữ dưới sự dìu dắt của những người thầy mang sắc phục công an. Lớp học đặc biệt còn nhen nhóm ý chí hoàn lương, mở thêm một cánh cửa ra thế giới bên ngoài.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 7: Ngày giải phóng qua lời kể của những người tham gia chiến đấu

Vào những ngày tháng Tư lịch sử, không khí tại TP Hồ Chí Minh náo nhiệt hơn, nhất là khi những tiêm kích Su và trực thăng của Quân chủng Phòng không - Không quân Việt Nam bay tập luyện trên bầu trời thành phố, chuẩn bị cho chương trình kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam (30/4/1975 - 30/4/2025).

Xanh lại chiến trường Tây nguyên Kỳ 2

E-magazineXanh lại chiến trường Tây nguyên Kỳ 2: Buôn Ma Thuột từ hoang phế vươn lên thủ phủ Tây Nguyên

(GLO)- Nếu chiến thắng Đak Tô-Tân Cảnh ( năm 1972) xoay chuyển cục diện chiến trường Tây Nguyên thì chiến thắng Buôn Ma Thuột đánh sập “tử huyệt” của địch, mở ra Chiến dịch Hồ Chí Minh để Bắc-Nam sum họp một nhà. Từ một thị xã hoang phế, Buôn Ma Thuột ngày nay xứng đáng là thủ phủ Tây Nguyên

Gặp 'pháp sư' cuối cùng nặn hình nhân thế mạng trên đảo Lý Sơn

Gặp 'pháp sư' cuối cùng nặn hình nhân thế mạng trên đảo Lý Sơn

Từ bao đời nay, với người dân trên đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi), mỗi khi có người thân gặp nạn ngoài biển mà không tìm thấy xác, gia đình họ sẽ tìm đến “pháp sư” nhờ nặn một “hình nhân thế mạng” bằng đất sét, thực hiện nghi lễ chiêu hồn, nhập cốt rồi mang đi chôn như người quá cố.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 4: 'Địch đánh núi Dinh thành vôi, các đồng chí sẽ thành tượng đá'

Khi ấy, có lúc nguy nan, đồng chí Phó Chính ủy Trung đoàn 812, Đại tá Nguyễn Văn Tý động viên chúng tôi: Bọn địch đánh núi Dinh thành vôi, các đồng chí sẽ thành tượng đá. Dù sống hay chết, chúng ta đều là những anh hùng của dân tộc này!.., ông Nguyễn Công Binh nhớ lại.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 1: Chiến thắng Đức Lập trong ký ức của một cựu binh

30/4 năm nay đánh dấu mốc chặng đường 50 năm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, Bắc Nam sum họp một nhà. Để có được niềm hạnh phúc cho ngày thống nhất ấy, không biết bao nhiêu công sức, máu xương của các thế hệ cha anh đã hy sinh vì Tổ quốc.