Tên lửa phòng thủ bờ biển Việt Nam

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Binh chủng Tên lửa - pháo bờ biển của Quân đội nhân dân Việt Nam trực thuộc Quân chủng Hải quân, Bộ Quốc phòng.

Lực lượng này sử dụng pháo và tên lửa để bảo vệ căn cứ hải quân, các đảo, quần đảo và tuyến giao thông gần bờ biển; phòng thủ bờ biển, hải đảo; chi viện các tàu hải quân chiến đấu và lục quân hoạt động hướng ven biển...

Lữ đoàn 680 (Vùng 3 Hải quân) bắn tên lửa, năm 2017
Lữ đoàn 680 (Vùng 3 Hải quân) bắn tên lửa, năm 2017

Ngay sau ngày thống nhất đất nước 30.4.1975, nhiệm vụ quan trọng của lực lượng phòng thủ bờ biển là tác chiến chống đổ bộ, bảo vệ các căn cứ hải quân, các cảng quân sự...

Ngày 12.4.1979, đơn vị tên lửa phòng thủ bờ biển (hay còn gọi là tên lửa đối hải, tên lửa bờ) đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam được thành lập, với tên gọi là Tiểu đoàn 43 Hải quân. Ngày 28.5.1979, Tiểu đoàn 43 Hải quân đổi tên thành Tiểu đoàn pháo binh B và ngày 7.6.1979, mang tên Tiểu đoàn 679 Hải quân.

Tên lửa bờ của Lữ đoàn 679 (Vùng 1 Hải quân)
Tên lửa bờ của Lữ đoàn 679 (Vùng 1 Hải quân)

Tháng 4.1993, đơn vị nâng cấp thành Đoàn 679 và được điều chuyển, bàn giao về Vùng 1 Hải quân vào tháng 8.2012.

Ngày 22.5.2013, Bộ Quốc phòng ra quyết định tổ chức lại Đoàn 679 thành Lữ đoàn 679 tên lửa phòng thủ bờ biển.

Xe phóng của tổ hợp tên lửa chống hạm, sẵn sàng chiến đấu
Xe phóng của tổ hợp tên lửa chống hạm, sẵn sàng chiến đấu

Qua 45 năm xây dựng, Lữ đoàn 679 đã từng bước trưởng thành, ngày càng vững mạnh. Bằng trí tuệ, công sức và xương máu, các thế hệ cán bộ, chiến sĩ của Lữ đoàn 679 tên lửa phòng thủ bờ biển đã xây đắp nên truyền thống "Đoàn kết hiệp đồng, khắc phục khó khăn, làm chủ kỹ thuật, sẵn sàng chiến đấu".

Bên cạnh Lữ đoàn 679, còn phải kể đến một số đơn vị tên lửa phòng thủ bờ biển khác.

Bộ đội Lữ đoàn 680 nạp đạn tên lửa vào bệ phóng
Bộ đội Lữ đoàn 680 nạp đạn tên lửa vào bệ phóng

Lữ đoàn tên lửa phòng thủ bờ biển 680 thuộc Vùng 3 Hải quân, được thành lập ngày 11.11.1988.

Trong những năm gần đây, đơn vị tập trung huấn luyện hiệp đồng sát với yêu cầu, nhiệm vụ được giao; coi trọng huấn luyện đêm, huấn luyện trong điều kiện thời tiết phức tạp, nâng cao trình độ chỉ huy, chuyên môn kỹ thuật của bộ đội và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo đảm tên lửa cho các tàu của Quân chủng Hải quân bắn trúng mục tiêu trong các đợt diễn tập…

Bộ đội Lữ đoàn 681 báo động chiến đấu
Bộ đội Lữ đoàn 681 báo động chiến đấu

Lữ đoàn tên lửa phòng thủ bờ biển 681 thuộc Vùng 2 Hải quân, được thành lập ngày 23.8.2006.

Đây là đơn vị tác chiến mới với trang bị vũ khí, khí tài rất hiện đại. Sau hơn 3 năm thành lập, đơn vị hành quân di chuyển toàn bộ lực lượng, phương tiện từ cơ sở ban đầu ở Hải Phòng vào lập doanh trại chính thức tại TP.Phan Thiết (Bình Thuận).

Thực hành bắn tên lửa diệt hạm
Thực hành bắn tên lửa diệt hạm

Với quyết tâm cao cùng hỗ trợ của chuyên gia Nga, Lữ đoàn tên lửa phòng thủ bờ biển 681 đã tạo sự bứt phá trong toàn quân khi hoàn thành lắp ráp, hiệu chỉnh đồng bộ tổ hợp tên lửa bờ Bastion và ra đa Monolis-B chỉ chưa đầy 6 tháng.

Ngay sau đó, đơn vị lập tức đưa tổ hợp tên lửa bờ Bastion và ra đa Monolis-B vào huấn luyện chiến đấu, chính thức tham gia vào lực lượng tác chiến bảo vệ biển đảo.

Tùy viên quân sự các nước tham quan tên lửa phòng thủ bờ biển tại Lữ đoàn 679
Tùy viên quân sự các nước tham quan tên lửa phòng thủ bờ biển tại Lữ đoàn 679

Vùng 4 Hải quân (quản lý, bảo vệ vùng biển, đảo Nam Trung bộ từ Bình Định đến Bình Thuận, bao gồm cả quần đảo Trường Sa) do đặc thù quản lý các mục tiêu trọng yếu, vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế, chính trị, quốc phòng và an ninh của đất nước, nên được biên chế 2 lữ đoàn tên lửa phòng thủ bờ biển mang phiên hiệu 685 (thành lập 6.12.2010) và 682 (mới thành lập).

Lữ đoàn 685 (Vùng 4 Hải quân) phóng tên lửa diệt hạm, năm 2018
Lữ đoàn 685 (Vùng 4 Hải quân) phóng tên lửa diệt hạm, năm 2018

Ngoài ra, còn một số đơn vị tên lửa - pháo phòng thủ bờ biển khác, thuộc các quân khu, quân binh chủng, cùng làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo.

Nạp đạn tên lửa
Nạp đạn tên lửa

Thời gian qua, Bộ Quốc phòng đã điều chỉnh tổ chức biên chế, phát triển lực lượng tên lửa phòng thủ bờ biển phù hợp với nhiệm vụ, xây dựng thế trận pháo binh - tên lửa bờ - biển - đảo liên hoàn, vững chắc; xây dựng cách đánh theo các phương án tác chiến, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong mọi tình huống.

Thủ trưởng Bộ Quốc phòng kiểm tra công tác sẵn sàng chiến đấu của bộ đội tên lửa phòng thủ bờ biển, tháng 6.2017
Thủ trưởng Bộ Quốc phòng kiểm tra công tác sẵn sàng chiến đấu của bộ đội tên lửa phòng thủ bờ biển, tháng 6.2017

Là lực lượng quản lý, khai thác số lượng lớn vũ khí, trang bị kỹ thuật đặc chủng, quý hiếm, có yêu cầu cao về nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, nhiều đơn vị làm nhiệm vụ ở tuyến đầu..., Bộ Quốc phòng và Quân chủng Hải quân còn tập trung chỉ đạo đổi mới, nâng cao chất lượng huấn luyện pháo binh - tên lửa bờ, tập trung huấn luyện làm chủ sâu vũ khí, trang bị kỹ thuật, nhất là vũ khí trang bị mới, hiện đại, công nghệ cao; tăng cường huấn luyện cơ động, huấn luyện hiệp đồng, huấn luyện trong các điều kiện phức tạp, cường độ cao.

Hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển di động K-300P Bastion-P hiện đang biên chế trong Quân đội nhân dân Việt Nam
Hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển di động K-300P Bastion-P hiện đang biên chế trong Quân đội nhân dân Việt Nam

Đặc biệt, lực lượng tên lửa phòng thủ bờ biển đã thực hiện thành công các cuộc diễn tập lớn (bắn đạn thật với số lượng lớn pháo binh, tên lửa bờ tham gia), hoạt động đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc.

Thực hành bắn tên lửa phòng thủ bờ biển
Thực hành bắn tên lửa phòng thủ bờ biển
Bộ đội Lữ đoàn 681 báo động chiến đấu
Bộ đội Lữ đoàn 681 báo động chiến đấu
Tên lửa Extra có tầm bắn lên tới 150 km và độ chính xác cao. Đây là loại tên lửa dẫn đường có thể tấn công chính xác các mục tiêu trong phạm vi từ 30 km đến 150 km
Tên lửa Extra có tầm bắn lên tới 150 km và độ chính xác cao. Đây là loại tên lửa dẫn đường có thể tấn công chính xác các mục tiêu trong phạm vi từ 30 km đến 150 km
Hệ thống K-300P Bastion-P dùng để tấn công vào các tàu trong một nhóm tác chiến tàu sân bay, nhóm tàu hộ tống và các tàu đổ bộ của đối phương
Hệ thống K-300P Bastion-P dùng để tấn công vào các tàu trong một nhóm tác chiến tàu sân bay, nhóm tàu hộ tống và các tàu đổ bộ của đối phương
Nắm chắc tính năng tác dụng để làm chủ kỹ thuật đạn tên lửa
Nắm chắc tính năng tác dụng để làm chủ kỹ thuật đạn tên lửa
Kiểm tra bệ và xe phóng tên lửa
Kiểm tra bệ và xe phóng tên lửa
Bảo quản đạn tên lửa
Bảo quản đạn tên lửa
Kiểm tra mô hình học cụ tại đội hỏa lực, Lữ đoàn tên lửa phòng thủ bờ biển 685
Kiểm tra mô hình học cụ tại đội hỏa lực, Lữ đoàn tên lửa phòng thủ bờ biển 685
Giao nhiệm vụ cho kíp trắc thủ tên lửa
Giao nhiệm vụ cho kíp trắc thủ tên lửa
Một số đạn tên lửa trưng bày trong phòng truyền thống của Lữ đoàn 685 (Vùng 4 Hải quân)
Một số đạn tên lửa trưng bày trong phòng truyền thống của Lữ đoàn 685 (Vùng 4 Hải quân)
Cẩu đạn tên lửa
Cẩu đạn tên lửa
Trắc thủ tên lửa thực hành thao tác đài bám dẫn cho đạn
Trắc thủ tên lửa thực hành thao tác đài bám dẫn cho đạn

Theo TNO

Có thể bạn quan tâm

Tôi là du kích Ba Tơ...

Tôi là du kích Ba Tơ...

“Cả đời cống hiến cho cách mạng, trải qua nhiều chức vụ, nhưng điều tôi tự hào nhất là mình từng là đội viên Đội Du kích Ba Tơ”. Đó là tâm sự của Đại tá Thân Hoạt, năm nay 98 tuổi đời, 80 tuổi Đảng, người con của quê hương Quảng Ngãi.

Người của bách khoa

Người của bách khoa

Thật ra sáu mươi không chỉ là mốc quy ước để có tuổi hưu trí mà còn là tuổi của “nhi nhĩ thuận” (tai đã nghe đủ chuyện đời nên giờ là lúc biết lẽ thuận, nghịch), GS Trần Văn Nam là người nhi nhĩ thuận đã mấy năm rồi.

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

(GLO)- Hơn 30 năm cầm cương, ông Phan Xuân Định (SN 1966, thôn Đồng Bằng, xã Biển Hồ, TP. Pleiku) vẫn luôn nhớ về những ngày tháng rong ruổi cùng tiếng vó ngựa trên cao nguyên. Lão xà ích ấy vẫn âm thầm nuôi dưỡng đàn ngựa để thỏa chí tang bồng và giữ cho phố núi Pleiku nét riêng độc đáo.

Như núi, như rừng

Như núi, như rừng

Trong dòng chảy lịch sử của Kon Tum, qua biết bao thăng trầm, mỗi vùng đất nơi đây đều gắn với những chiến công oai hùng, với những con người mà cuộc đời của họ đã trở thành huyền thoại. Một trong số đó là ông Sô Lây Tăng- người vừa đi vào cõi vĩnh hằng.

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Đối với người Mông xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái, lễ cúng rừng (Tết rừng) có từ khi tổ tiên ngàn đời di cư đến đây lập làng, lập bản và trở thành sắc thái văn hóa, tín ngưỡng dân gian độc đáo riêng của người Mông nơi đây.

Xóa bỏ hủ tục 'cầm đồ thuốc độc'

Xóa bỏ hủ tục 'cầm đồ thuốc độc'

Suốt thời gian dài, tệ nạn nghi kỵ “cầm đồ thuốc độc” ở miền núi Quảng Ngãi trở thành nỗi ám ảnh kinh hoàng, gây hoang mang, chia rẽ mối đoàn kết cộng đồng, nhiều người bị nghi ngờ có “đồ độc” phải bỏ làng vào rừng hoặc tự tử, thậm chí bị đánh đập dã man cho đến chết.

Món quà tiên trên đỉnh Hô Tra

Món quà tiên trên đỉnh Hô Tra

Chục cây số đường rừng, từ cao độ 1.500 m lên 2.500 m nhưng mất hơn 5 giờ chúng tôi mới đến nơi đang lưu giữ món quà tiên của bản Hô Tra (H.Tân Uyên, Lai Châu), chính là vạt rừng trà cổ thụ búp tím đang mùa vụ.