Hải quân nhân dân Việt Nam đã được trang bị nhiều loại tàu chiến hiện đại, trong đó phải kể đến đội tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9.
Tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9 là tàu chiến đấu hiện đại, có sức tấn công lớn. Đây là tàu chiến đấu có thể hoạt động tác chiến độc lập hoặc hiệp đồng chiến đấu với các lực lượng khác, để tiêu diệt các mục tiêu trên không, trên biển.
Tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9 có nhiệm vụ tìm kiếm tiêu diệt tàu ngầm, tàu mặt nước, phương tiện bay của đối phương.
Ngoài ra các tàu này còn có khả năng thả thủy lôi, bảo vệ cho đoàn tàu vận tải và chi viện hỏa lực cho lực lượng đổ bộ.
Năm 2011, Lữ đoàn 162 (Vùng 4 Hải quân) được Quân chủng Hải quân giao nhiệm vụ quản lý, huấn luyện, khai thác, sử dụng làm chủ tàu hộ vệ tên lửa 011 - Đinh Tiên Hoàng và 012 - Lý Thái Tổ.
Hơn 6 năm sau (2017 và 2018 ), tàu 015 - Trần Hưng Đạo và tàu 016 - Quang Trung tiếp tục được biên chế về Lữ đoàn 162.
Hơn 13 năm kể từ ngày chiếc tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9 đầu tiên nhập biên chế Hải quân Việt Nam, đội tàu hộ vệ tên lửa đã tham gia các nhiệm vụ thường xuyên, đột xuất, quan trọng, trong đó có nhiệm vụ đối ngoại quốc phòng.
Đặc biệt, trước tình hình trên biển có nhiều diễn biến phức tạp, bộ đội tàu hộ vệ tên lửa tập trung huấn luyện chiến đấu, xây dựng bồi đắp bản lĩnh - ý chí chiến đấu, bình tĩnh, tự tin giải quyết tốt các tình huống diễn ra trong quá trình tuần tra, tuần tiễu trên biển, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo Tổ quốc.
Khi con trai đầu lòng được 3 tuổi thì vợ chồng Thiếu tá Trần Tấn Vũ phát hiện cháu chậm phát triển, không nói được như những đứa trẻ cùng trang lứa. Đằng đẵng nhiều năm trời, chị Linh một mình lo chăm con bị bệnh để chồng yên tâm công tác.
Giữa thời bình, nhưng người vợ lính Biên phòng vẫn phải chịu cảnh xa chồng, bởi các anh thực hiện nhiệm vụ ở nơi biên cương xa xôi của Tổ quốc. Vắng các anh, một nửa ở hậu phương phải vất vả hơn nhiều để làm tròn chữ hiếu, làm tròn bổn phận vừa làm mẹ, vừa làm cha.
Không thể đo đếm được những khó khăn, vất vả của những người vợ của lính đảo. Nhưng xuất phát từ tình yêu với chồng ngày đêm kiên cường bảo vệ từng tấc đất, vùng biển thiêng liêng của Tổ quốc, các chị nỗ lực gấp nhiều lần để chu toàn việc gia đình, cơ quan.
Dưới những tán rừng xanh ngát tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải ( Yên Bái), những năm trở lại đây, người dân xã Chế Tạo chủ động xã hội hóa từ nguồn dịch vụ môi trường rừng thành lập các tổ đội trực tiếp tuần tra, kiểm tra hàng tuần để bảo vệ những “lá phổi xanh” này.
Ẩn sâu dưới những tán rừng xanh thẳm của Vườn quốc gia Vũ Quang là thế giới đầy sống động của vô số loài động vật quý hiếm. Để sở hữu cánh rừng già cổ thụ với hàng nghìn loài động vật, có những “chiến binh” đang ngày đêm thầm lặng bảo vệ kho báu khổng lồ giữa đại ngàn Trường Sơn.
Trong Binh chủng Đặc công của Quân đội nhân dân Việt Nam, ngoài các chiến đấu viên là nam, còn rất nhiều nữ chiến sĩ đặc công đang phục vụ tại các lữ đoàn, đơn vị cơ sở.
Bên đống bát đĩa vỡ toang, mọi người hì hụi chọn ra những cái tan nát nhất để thực hành một kỹ thuật thú vị trong nghệ thuật sơn ta, đó là thếp vàng - bạc, mục đích hàn gắn lại sản phẩm, che đi vết vỡ bằng kỹ thuật sơn thếp, dưới sự hướng dẫn của họa sĩ Nguyễn Xuân Lục.
(GLO)-Giữa tháng 3-2024, Thiếu tướng Rah Lan Lâm-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công an tỉnh cùng đoàn công tác của Bộ Công an có chuyến sang Thái Lan để gặp gỡ những người dân tộc thiểu số Việt Nam đang cư trú bất hợp pháp ở 2 địa điểm thuộc huyện Bang Yai, tỉnh Nonthaburi.
Với ông Triệu Minh Quang (74 tuổi, ở Q.11), gia đình chính là ánh sáng, là điểm tựa vững chắc nhất trong đời. Sống ở TP.HCM, ông nói đời mình 'hoa lệ' có đủ, dù đôi mắt không thể nhìn thấy nhưng trái tim vẫn cảm nhận được mọi điều.
LTS: Chấp nhận dấn thân và hy sinh để bảo vệ đất nước, những người lính Quân đội nhân dân Việt Nam luôn nêu cao ý chí quyết tâm gìn giữ, tỏa sáng hình ảnh anh “Bộ đội Cụ Hồ” nơi tuyến đầu gian khó. Song ít ai biết rằng, phía sau họ là hy sinh thầm lặng, những nỗi niềm canh cánh của người hậu phương.
(GLO)- “Giá như em và ông Blới sống với nhau tốt đẹp. Và giá như…”-cô giáo A Nách (làng Groi Nhỏ, nay là làng Đăk Pơ Nan, xã Kon Thụp, huyện Mang Yang) bỏ lửng câu nói. Tôi có cảm giác lời mở đầu câu chuyện của cô giáo làng còn vương nước mắt.
Có thời, dân cả một làng ở H.Nông Sơn (Quảng Nam) kéo nhau đi tìm trầm. Những phu trầm khét tiếng thời đó đã kể cho chúng tôi nghe những câu chuyện khó tin về hành trình tìm trầm của họ.
Từ người cõng trầm thuê trở thành dân buôn trầm, rồi sa vào vòng lao lý. Ra tù, ông mày mò tự nghiên cứu và thành danh trong lẫn ngoài nước với kỹ thuật tạo trầm trên cây dó, được Bộ Công an vinh danh và nhận bằng khen cấp tỉnh.
Dựng trang trại trồng tre, nuôi vịt nhưng thấy đàn chim trời hàng nghìn con về trú ngụ, làm tổ, ông Nguyễn Mạnh Cường (Hà Tĩnh) đã dừng việc chăn nuôi, nhường vườn cây xanh tốt cho đàn chim trú ngụ, làm tổ.
Để những "chuyến hàng" vận chuyển được trót lọt, việc làm ăn không bị đổ bể trước sự tấn công, truy bắt gắt gao của lực lượng chức năng, các “ông trùm” buộc phải tính toán, thay đổi.
Nghệ thuật nghi binh của Trung tướng, Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân Khuất Duy Tiến đã làm nên chiến thắng thần tốc 1 ngày bằng 20 năm trong Chiến dịch Tây Nguyên năm 1975.
Rất nhiều việc làm khác nhau như tặng tóc, phục vụ văn nghệ, ca hát… được cá nhân, tổ chức thực hiện nhằm mang lại niềm vui, tiếng cười giúp người bệnh thêm lạc quan, yêu đời, vơi đi nỗi đau bệnh tật…