13 đặc khu của Việt Nam: Lý Sơn - đặc khu đất chật người đông

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Đặc khu Lý Sơn (Quảng Ngãi) có mật độ dân số đông nhất trong 13 đặc khu của Việt Nam, gấp gần 20 lần đặc khu Cô Tô (Quảng Ninh).

Sau khi sắp xếp đơn vị hành chính năm 2025, cả nước có 13 đặc khu, chính thức vận hành từ ngày 1.7.2025, gồm: Cô Tô, Vân Đồn (Quảng Ninh); Cát Hải, Bạch Long Vĩ (TP.Hải Phòng); Cồn Cỏ (Quảng Trị); Lý Sơn (Quảng Ngãi); Hoàng Sa (TP.Đà Nẵng); Trường Sa (Khánh Hòa); Phú Quý (Lâm Đồng); Côn Đảo (TP.HCM); Phú Quốc, Kiên Hải, Thổ Chu (An Giang).

Trong 13 đặc khu của Việt Nam, đặc khu Lý Sơn (thuộc tỉnh Quảng Ngãi) là đặc khu "đất chật người đông" đứng đầu cả nước, với mật độ dân số 2.134 người/km² (thấp nhất là đặc khu Cô Tô, với 126 người/km²).

Đặc khu khó khăn nhất về đường giao thông

Toàn cảnh đặc khu Lý Sơn, nhìn từ trực thăng quân sự
Toàn cảnh đặc khu Lý Sơn, nhìn từ trực thăng quân sự

Đặc khu Lý Sơn nằm cách đất liền khoảng 15 hải lý (gần 30 km), diện tích tự nhiên 10,390 km², dân số đến cuối tháng 6.2025 khoảng trên 24.000 người.

Đến đặc khu Lý Sơn, điều dễ nhận thấy nhất là nhà ở của người dân san sát, đa dạng, chật chội ở các khu dân cư. Ngoài một số ngôi nhà truyền thống được bảo tồn khá tốt, còn lại chủ yếu là nhà cấp 4, nhà tạm. Việc xây dựng nhà ở hiện đại không nhiều, do điều kiện kinh tế của người dân và nhất là do chi phí vận chuyển vật liệu, công thợ xây dựng cao và khan hiếm nguồn cung. Những năm gần đây, du lịch Lý Sơn phát triển mạnh, kéo theo sự gia tăng của các công trình nhà nghỉ, khách sạn, làm thay đổi diện mạo kiến trúc trên đảo.

Trục đường giao thông chính của đặc khu Lý Sơn
Trục đường giao thông chính của đặc khu Lý Sơn

Đặc biệt, hệ thống giao thông ở đặc khu Lý Sơn chỉ có 2,8 km đường láng nhựa, còn lại là mặt đường bê tông xi măng (gần 22 km) với đặc điểm là lòng lề đường hẹp, có những nơi không có lề đường do người dân lấn chiếm buôn bán, sinh hoạt và xây dựng bờ tường, cổng ngõ, hạ tầng thiếu đồng bộ.

Đường giao thông lên đỉnh núi Thới Lới, cao nhất đặc khu Lý Sơn
Đường giao thông lên đỉnh núi Thới Lới, cao nhất đặc khu Lý Sơn

Chính vậy, đặc khu Lý Sơn là nơi duy nhất, đường giao thông không thể tạo vạch kẻ phân chia làn đường, vị trí hướng đi; một số tuyến không có quỹ đất để lắp đặt biển báo và tất nhiên, Lý Sơn không có đèn tín hiệu giao thông...

Tượng đài Đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải
Tượng đài Đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải

Từ nửa đầu thế kỷ 17, nhà Nguyễn đã tổ chức Hải đội Hoàng Sa lấy người từ xã An Vĩnh, huyện Bình Sơn, phủ Quảng Ngãi (nay là đặc khu Lý Sơn, Quảng Ngãi) ra quần đảo Hoàng Sa (nay là đặc khu Hoàng Sa, thuộc TP.Đà Nẵng) thu lượm hàng hóa, khí cụ trên các tàu mắc cạn và đánh bắt hải sản quý hiếm mang về dâng nộp cho triều đình.

Các cai đội, suất đội thủy quân nhà Nguyễn được cử đi thực thi chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa, được ghi lại, gồm:

Phạm Quang Ảnh, được cử đi đo vẽ thủy trình Hoàng Sa tháng 1 năm Gia Long 14, Ất Hợi (1815), tên được lấy đặt tên cho đảo Quang Ảnh, Hoàng Sa.

Phạm Văn Sinh, được cử đi đo vẽ bản đồ Hoàng Sa.

Phạm Văn Nguyên, năm Minh Mạng 16 (1835) được cử đi xây dựng Hoàng Sa Tự tại đảo, nay có tên đảo Phú Lâm, đặc khu Hoàng Sa.

Phạm Hữu Nhật, tức Phạm Văn Triều (1804-1854), được cử đi đo đạc Hoàng Sa năm 1837, tên được lấy đặt tên cho đảo Hữu Nhật, Hoàng Sa.

Từ đánh cá chuyển sang trồng tỏi

Người dân đặc khu Lý Sơn trước đây chủ yếu làm nghề biển, nay do nguồn ngư trường cạn kiệt, chi phí đánh bắt cao và nhất là các biện pháp bảo vệ nguồn lợi thủy sản được siết chặt, nên chỉ có hơn 10% người dân giữ nghề. Đến đầu tháng 6.2025, toàn đặc khu Lý Sơn có 542 tàu thuyền với 3.191 lao động.

Ngư dân Lý Sơn kéo lưới
Ngư dân Lý Sơn kéo lưới

Do toàn đặc khu có nhiều diện tích đất sản xuất trồng tỏi, hành, nên ngư dân chuyển sang trồng trọt và làm việc trong lĩnh vực dịch vụ - du lịch, thậm chí ra nước ngoài. Lý Sơn hiện có 215 người sinh sống, làm việc ở nước ngoài, trong đó có 15 người xuất khẩu lao động (Nhật, Hàn Quốc), số còn lại ở Mỹ, Anh...

Sản phẩm tỏi Lý Sơn
Sản phẩm tỏi Lý Sơn

Lý Sơn trồng 2 loại cây chủ lực là tỏi và hành. Bình quân 5 năm qua, mỗi năm thu hoạch khoảng 2.500 tấn tỏi và 9.450 tấn hành. Tỏi Lý Sơn đã được Bộ Khoa học - Công nghệ cấp chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý.

Ruộng trồng tỏi ở Lý Sơn
Ruộng trồng tỏi ở Lý Sơn

6 tháng đầu năm 2025, người dân đặc khu Lý Sơn trồng được 314 ha tỏi và 250 ha hành. Cơ cấu nông nghiệp (cả trồng hành tỏi và đánh bắt hải sản) chiếm 44,5%, trong khi thương mại – dịch vụ - du lịch chiếm đến 41,9%.

Lý Sơn nhìn từ trên cao, hình chụp năm 2016
Lý Sơn nhìn từ trên cao, hình chụp năm 2016

Trước năm 1945, Lý Sơn được gọi là cù lao Ré (nhân dân lý giải "cù lao có nhiều cây Ré"), gồm 2 xã Hải Yến và Vĩnh Long, do chính quyền thực dân cai trị.

Ngày 16.8.1945, Chi bộ Đảng trên đảo lãnh đạo thành công cuộc khởi nghĩa giành chính quyền, thành lập Ủy ban cách mạng lâm thời đảo Lý Sơn (trực thuộc huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi), do ông Phạm Nật làm chủ tịch.

Tháng 9.1951, thực dân Pháp tấn công đánh chiếm đảo Lý Sơn, bắt 800 người dân trên đảo đi phu đồn điền, lấy đảo làm bàn đạp đánh phá đất liền, phong tỏa đường vận tải hàng hóa trên biển từ Quảng Ngãi đi Nam Trung bộ.

Sau hiệp định Geneve, Chính phủ Việt Nam Cộng hòa tiếp quản hệ thống hành chính Quảng Ngãi từ tỉnh xuống xã. Lý Sơn thuộc sự quân quản của dân vệ, bảo an. Quân đội Mỹ cũng xây dựng trên đỉnh núi Thới Lới 1 trạm radar tầm ngắn và nơi neo đậu cho hải đội duyên hải của hải quân Việt Nam Cộng hòa.

Cuối tháng 3.1975, trước sự tấn công của quân giải phóng, hàng ngàn binh sĩ Việt Nam Cộng hòa chạy ra đảo Lý Sơn ẩn náu. Sáng 30.3.1975, đại đội Z.71, đơn vị vũ trang Đông Sơn phối hợp tổ chức tấn công giải phóng đảo Lý Sơn. Một số binh sĩ đầu hàng, số còn lại xuống tàu thuyền chạy khỏi đảo.

Ngày 1.1.1993, huyện Lý Sơn được thành lập theo Quyết định số 337/HĐBT (21.9.1992) của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) trên cơ sở diện tích và dân số của 2 xã Bình Vĩnh, Bình Yến thuộc huyện Bình Sơn và đổi tên thành xã Lý Vĩnh, Lý Hải. Năm 2003, xã An Bình được thành lập trên cơ sở 69 ha diện tích tự nhiên và 398 nhân khẩu của xã Lý Vĩnh. Phần còn lại của xã Lý Vĩnh được đổi tên là An Vĩnh. Xã Lý Hải nguyên vẹn, đổi tên thành xã An Hải.

Từ ngày 31.3.2020, huyện Lý Sơn thực hiện chính quyền 1 cấp (không còn chính quyền cấp xã) và là huyện đảo duy nhất của tỉnh Quảng Ngãi.

Ngày 16.6.2025, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua Nghị quyết số 1677/NQ-UBTVQH15 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Quảng Ngãi 2005, nêu rõ: "Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của huyện Lý Sơn thành đặc khu có tên gọi là đặc khu Lý Sơn".

Ngay sau đó, Tỉnh ủy Quảng Ngãi đã có văn bản chỉ định ông Nguyễn Minh Trí (nguyên Bí thư Huyện ủy Lý Sơn) làm Bí thư Đảng ủy đặc khu Lý Sơn. Ông Nguyễn Văn Huy làm Chủ tịch UBND đặc khu Lý Sơn. Ông Đỗ Thành Tân làm Chủ tịch HĐND đặc khu. Trụ sở làm việc của đặc khu Lý Sơn đặt ở Trung tâm hành chính - chính trị huyện Lý Sơn (cũ) tại thôn Đông An Vĩnh.

Nhà nhà, người người làm du lịch

Du lịch hiện là ngành kinh tế mũi nhọn của đặc khu Lý Sơn, trung bình mỗi năm, đặc khu thu hút khoảng 200.000 khách đến tham quan, nghỉ dưỡng.

Tàu cao tốc An Vĩnh chở khách ra đặc khu Lý Sơn
Tàu cao tốc An Vĩnh chở khách ra đặc khu Lý Sơn

Toàn đặc khu hiện có 4 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, 118 cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch, 5 phương tiện vận tải tuyến Lý Sơn - Sa Kỳ và ngược lại, tuyến đảo Lớn - đảo Bé có 15 phương tiện chuyên chở khách du lịch.

Tàu gỗ chở khách từ đảo Lý Sơn sang đảo Bé, đặc khu Lý Sơn
Tàu gỗ chở khách từ đảo Lý Sơn sang đảo Bé, đặc khu Lý Sơn

Dịp lễ tết, mùa nghỉ hè, lượng du khách đến Lý Sơn tăng đột biến, khiến 14 khách sạn và 57 nhà nghỉ trên đặc khu không đáp ứng nổi. Chính vậy, trong mấy năm qua, mô hình homestay/lưu trú nhà dân phát triển theo cấp số nhân.

Việc phát triển du lịch ở Lý Sơn, còn một số hạn chế, như:

Hạ tầng kết nối và cơ sở vật chất phục vụ cho phát triển ngành du lịch chưa đồng bộ, thiếu các sản phẩm du lịch đặc trưng và các dịch vụ chất lượng cao để giữ chân du khách

Chất lượng nguồn nhân lực phục vụ cho ngành du lịch chưa cao và thiếu chuyên nghiệp; công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch còn hạn chế, vai trò của cộng đồng trong phát triển du lịch chưa được phát huy đúng mức

(UBND huyện Lý Sơn, ngày 18.6.2025)

Ngay tại đảo Bé, do không được phép xây dựng nhà nghỉ, khách sạn nhằm giữ cảnh quan tự nhiên, người dân đã đầu tư xây dựng hoặc liên kết cho thuê xây dựng 11 homestay với quy mô trên 100 phòng lưu trú xung quanh đảo.

Thuyền thúng làm du lịch ở đảo Bé, đặc khu Lý Sơn
Thuyền thúng làm du lịch ở đảo Bé, đặc khu Lý Sơn

Trong 6 tháng đầu năm 2025, đặc khu Lý Sơn đón gần 82.000 lượt khách tham quan du lịch (tăng 12,3% so với cùng kỳ năm 2024; trong đó, có 1.171 lượt khách quốc tế). Để có được kết quả này, Lý Sơn đã tổ chức nhiều hoạt động, nhất là các hoạt động văn hóa, thể thao có quy mô lớn, như: Lễ chào cờ đón chào năm mới và đón đoàn khách đầu tiên đến Lý Sơn năm 2025; Tuần lễ Du lịch Quảng Ngãi, chuỗi sự kiện văn hóa, thể thao, du lịch năm 2025...

Một số hình ảnh về đặc khu Lý Sơn:

Miệng núi lửa Lý Sơn nhìn từ trên cao
Miệng núi lửa Lý Sơn nhìn từ trên cao
Cảng bến Đình của đặc khu Lý Sơn
Cảng bến Đình của đặc khu Lý Sơn
Bến neo đậu tàu thuyền nhỏ
Bến neo đậu tàu thuyền nhỏ
Du khách tham quan đảo Bé
Du khách tham quan đảo Bé
Cổng Tò Vò - điểm check in không thể bỏ qua khi du khách ra thăm Lý Sơn
Cổng Tò Vò - điểm check in không thể bỏ qua khi du khách ra thăm Lý Sơn
Hải đăng Mù Cu
Hải đăng Mù Cu
Tượng Phật ở chùa Hang - Thiên Khổng Thạch Tự
Tượng Phật ở chùa Hang - Thiên Khổng Thạch Tự
Tàu đánh cá của ngư dân Lý Sơn ra khơi
Tàu đánh cá của ngư dân Lý Sơn ra khơi
Cổng chùa Hang ở đặc khu Lý Sơn
Cổng chùa Hang ở đặc khu Lý Sơn
Thủy triều xuống trước hang Câu
Thủy triều xuống trước hang Câu
Bình yên đảo Bé
Bình yên đảo Bé
Cột cờ Tổ quốc trên núi Thới Lới
Cột cờ Tổ quốc trên núi Thới Lới
Mốc chủ quyền điểm cơ sở A10 tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam, ở đặc khu Lý Sơn
Mốc chủ quyền điểm cơ sở A10 tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam, ở đặc khu Lý Sơn
Du khách đến Lý Sơn đông nhất là dịp lễ tết, mùa hè
Du khách đến Lý Sơn đông nhất là dịp lễ tết, mùa hè
Lý Sơn nhìn từ biển
Lý Sơn nhìn từ biển
Cán bộ, quân và người dân đặc khu Lý Sơn trong lễ chào cờ Tổ quốc
Cán bộ, quân và người dân đặc khu Lý Sơn trong lễ chào cờ Tổ quốc
Thu hoạch rau câu ở đặc khu Lý Sơn
Thu hoạch rau câu ở đặc khu Lý Sơn
Đảo Bé của đặc khu Lý Sơn
Đảo Bé của đặc khu Lý Sơn
Một trong những điểm chụp hình được giới trẻ tìm đến trên đảo Bé, Lý Sơn
Một trong những điểm chụp hình được giới trẻ tìm đến trên đảo Bé, Lý Sơn
Đặc sản Lý Sơn là các loại ốc
Đặc sản Lý Sơn là các loại ốc
Cua đá Lý Sơn
Cua đá Lý Sơn
Ngư dân Lý Sơn đi đánh bắt hải sản xung quanh đặc khu
Ngư dân Lý Sơn đi đánh bắt hải sản xung quanh đặc khu
Biển Lý Sơn
Biển Lý Sơn

Theo Mai Thanh Hải - Thục Linh (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Lặng thầm nghề giám định pháp y

Lặng thầm nghề giám định pháp y

(GLO)- Trong hành trình phá án, đội ngũ bác sĩ và cán bộ giám định pháp y của Phòng Kỹ thuật hình sự (KTHS), Công an tỉnh Gia Lai đóng vai trò rất quan trọng. Tuy vất vả nhưng họ vẫn cần mẫn làm việc, góp phần đấu tranh phòng-chống tội phạm và giữ bình yên cuộc sống.

Cán bộ Đoàn, ĐVTN cùng lực lượng quân đội đóng góp ngày công để đẩy nhanh tiến độ thi công nhà ở cho người dân. Ảnh: P.L

Xóa nhà tạm-Kiến tạo tương lai - Kỳ 2: Góp gạch hồng dựng xây mái ấm

(GLO)-Phong trào chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát đang lan tỏa trên địa bàn tỉnh Gia Lai bằng những việc làm cụ thể, thiết thực. Mỗi tấm lòng, mỗi hành động đều hiện thực hóa mục tiêu “không ai bị bỏ lại phía sau” trên hành trình góp gạch hồng dựng xây mái ấm, giúp người dân an cư, lạc nghiệp.

Bắt chồng giữa đại ngàn

Bắt chồng giữa đại ngàn

Nằm nép mình dưới chân núi Voi hùng vĩ, thôn Đarahoa hiện có hơn 340 hộ dân sinh sống, trong đó 80% là đồng bào dân tộc K’Ho. Không chỉ nổi bật bởi khung cảnh đại ngàn thơ mộng, Đarahoa còn gìn giữ một trong những phong tục đặc sắc bậc nhất của người K’Ho, tục "bắt chồng".

Những bưu tá mang báo Đảng tới vùng biên

Những bưu tá mang báo Đảng tới vùng biên

(GLO)- Trong thời đại mà mỗi người đều có smartphone, mạng xã hội nhảy số từng giây, vẫn có những người đều đặn chờ báo giấy để đọc từng mục, gạch từng dòng. Vì lẽ đó, ở xã vùng sâu, xã biên giới, bưu tá vẫn lặng lẽ mang báo Đảng đến tay các cán bộ cơ sở, đảng viên, người có uy tín...

null