“Cửa nhà” Cồn Cỏ, Lý Sơn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Tôi đã có vinh hạnh được đặt chân lên hai huyện đảo của Tổ quốc: Cồn Cỏ (tỉnh Quảng Trị) và Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi).

Để rồi được thấm thía hơn những chỉ huấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời: “Đồng bằng là nhà, mà biển là cửa. Giữ nhà mà không giữ cửa có được không?... Nếu mình không lo bảo vệ miền biển, thì đánh cá, làm muối cũng không yên. Cho nên một nhiệm vụ quan trọng của đồng bào miền biển là phải bảo vệ bờ biển. Đồng bào miền biển là người canh cửa cho Tổ quốc”.

Nếu mình không lo bảo vệ miền biển, thì đánh cá, làm muối cũng không yên. Cho nên một nhiệm vụ quan trọng của đồng bào miền biển là phải bảo vệ bờ biển. Đồng bào miền biển là người canh cửa cho Tổ quốc”.

Những chiến công một thời binh lửa và cuộc sống bình yên hôm nay là minh chứng về tấm lòng, tinh thần, ý chí “canh cửa giữ nhà” của quân dân hai huyện đảo Cồn Cỏ, Lý Sơn trong dựng xây và bảo vệ chủ quyền quốc gia nơi đầu sóng ngọn gió.

Trong những năm tháng kháng chiến gian khổ, quân dân Cồn Cỏ kiên cường “giữ cửa” bằng tinh thần chiến đấu dũng cảm, mưu trí. Niềm tự hào lớn nhất của nhân dân Cồn Cỏ là ba lần được Bác Hồ gửi thư khen ngợi. Lần đầu tiên là vào ngày 12/4/1965 khi Bác biết tin cán bộ, chiến sĩ đảo Cồn Cỏ bắn rơi nhiều máy bay và đánh đuổi tàu biệt kích Mỹ. Lần thứ hai là vào ngày 5/6/1968, Bác gửi thư khen cán bộ, chiến sĩ đảo Cồn Cỏ khi chỉ trong ngày 31/5/1968 đã bắn rơi 4 máy bay Mỹ; trong thư, Người nhấn mạnh: Cồn Cỏ xứng đáng là đảo nhỏ anh hùng. Lần thứ ba là vào ngày 20/10/1968, khi Bác nghe tin ngày 16/10/1968, chiến sĩ và cán bộ đảo Cồn Cỏ chỉ trong vòng một giờ liên tiếp bắn rơi 3 máy bay của giặc Mỹ.

concodd.jpg
Huyện đảo Lý Sơn nhìn từ đỉnh Thới Lới.

Trong cả 3 bức thư, sau khi khen ngợi, biểu dương, Bác luôn luôn căn dặn, nhắc nhở về tinh thần nâng cao cảnh giác, đoàn kết chặt chẽ, không ngừng tập luyện, sẵn sàng chiến đấu, khó không nản, thắng không kiêu, kiên quyết đập tan âm mưu, thủ đoạn của địch, quyết tâm đánh giặc Mỹ xâm lược.

Nội dung 3 bức thư khen ngợi của Bác Hồ hiện được khắc trên đá, trưng bày ở những vị trí quan trọng, dễ thấy, dễ nhìn ngay trên các trục đường chính ở huyện đảo, như lời nhắc nhở, cổ vũ mạnh mẽ đối với quân và dân Cồn Cỏ tiếp tục phát huy truyền thống anh hùng, vững vàng gìn giữ bảo vệ cương vực giang sơn.

2conco.jpg
Cột cờ Tổ quốc trên đảo Cồn Cỏ.

Với những chiến công vẻ vang thời lửa đạn, đảo Cồn Cỏ đã vinh dự hai lần được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân vào các năm 1967 và 1970.

Những người “giữ cửa” Cồn Cỏ hôm nay đã chung sức dựng xây một huyện đảo tràn đầy sức sống, được bao bọc bởi một chiếc áo màu xanh không chỉ của biển mà còn của rừng. Hòn đảo tiền tiêu này được biết đến với một di sản xanh, trong đó rừng chiếm hơn 63% tổng diện tích.

Huyện Cồn Cỏ đã triển khai dự án thành lập Khu rừng đặc dụng bảo vệ cảnh quan đảo Cồn Cỏ với tổng diện tích 133,43 ha, phân chia theo 3 khu chức năng: bảo vệ nghiêm ngặt, phục hồi sinh thái, tham quan du lịch. Mới đây 17 cây cổ thụ trên đảo được công nhận là Cây Di sản Việt Nam - một dấu mốc quan trọng, khẳng định nỗ lực của chính quyền huyện đảo trong chiến lược bảo tồn thiên nhiên và phát triển du lịch sinh thái, gắn với bảo vệ chủ quyền biển đảo.

Nơi huyện đảo Lý Sơn, quân dân “giữ cửa” bằng nỗ lực xây dựng một huyện đảo sầm uất, sôi động và có những nét văn hóa đặc trưng. Ngay từ khi đặt chân lên cầu cảng, Lý Sơn chào đón du khách bằng nhịp sống tất bật từ những chiếc xe chở đầy tỏi, hành, rong biển, tiếng mời chào náo nhiệt của người bán hàng quán. Những con đường nhỏ, ngoằn ngoèo, nhưng lại ôm chứa sự tấp nập không hề kém đất liền. Các hàng bún cá, bánh ít, bánh xèo thơm lừng; những sạp tỏi Lý Sơn chất cao như núi; các tiệm tạp hóa chen nhau giữa lối đi hẹp...

Lý Sơn có rất nhiều di tích, thắng cảnh liên quan đến biển như Âm Linh Tự – nơi tưởng niệm các hùng binh Hoàng Sa, gửi thân xác giữa đại dương để khẳng định chủ quyền quốc gia, dân tộc; các đền thờ cá Ông – nơi ngư dân gửi gắm niềm tin vào vị thần biển cả... Những ngôi đền ấy không chỉ là nơi thờ tự, mà còn là minh chứng sống động cho lịch sử và văn hóa biển đảo ngàn đời.

Quảng trường, một địa điểm vui chơi không mấy xa lạ trên đất liền nhưng nơi huyện đảo xa xôi này thì đó là một điểm nhấn ấn tượng. Quảng trường Lý Sơn vào mỗi buổi tối, rộn ràng, sôi động trong âm thanh của biển, của tiếng cười những người đến vui chơi, hóng mát, tập thể dục. Nhịp sống bình dị nhưng giữa nơi xa khơi này lại trào dâng xúc cảm tự hào và càng thêm trân quý ý nghĩa thiêng liêng của hai chữ chủ quyền.

Đỉnh Thới Lới – ngọn núi từng là miệng núi lửa – chính là vị trí đắc địa để nhìn trọn vòng cung biển cả ôm lấy đảo. Mỗi tấc đất nơi đây đều chất chứa mồ hôi và ý chí bảo vệ cương thổ Tổ quốc của bao thế hệ. Lý Sơn không chỉ đẹp, mà còn kiêu hãnh…

Có những hành trình không chỉ bắt đầu từ đôi chân, mà còn từ một lời gọi rất sâu trong lòng. Lời gọi mà mỗi người sẽ nghe rất rõ khi đến “cửa nhà” Cồn Cỏ, Lý Sơn, ấy chính là “Tổ quốc”!

Theo Thuận Thành (baodaklak.vn)

Có thể bạn quan tâm

Gặp người phụ nữ 78 năm tuổi Đảng

Gặp người phụ nữ 78 năm tuổi Đảng

(GLO)- Chúng tôi không khỏi xúc động khi mới đây được trò chuyện với bà Nguyễn Thị Thành-nguyên Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Gia Lai, người phụ nữ năm nay 95 năm tuổi đời, 78 năm tuổi Đảng với sự mẫn tiệp hiếm thấy.

Cán bộ, chiến sĩ Đội chữa cháy và cứu nạn cứu hộ khu vực Ayun Pa chữa cháy kho mì tại thôn Plei Tăng A, xã Ia Ake, huyện Phú Thiện. Ảnh: Vũ Chi

Lính cứu hỏa trên mặt trận không tiếng súng

(GLO)-Nghề nào cũng có vinh quang riêng, song với cán bộ, chiến sĩ phòng cháy và cứu nạn cứu hộ, bên cạnh niềm tự hào nghề nghiệp còn là sự hy sinh thầm lặng. Trên mặt trận không có tiếng súng, không có tội phạm nhưng muôn vàn nguy hiểm, họ luôn dốc hết sức mình vì bình yên, hạnh phúc của nhân dân.

Nông sản Việt đang ở đâu?

Nông sản Việt đang ở đâu?

Thời điểm hiện tại, Việt Nam đang vào vụ thu hoạch các mặt hàng nông sản như: vải, nhãn, sầu riêng, thanh long,… Câu hỏi đặt ra giải pháp nào để xúc tiến xuất khẩu, nâng cao năng lực cạnh tranh cho nông sản mùa vụ Việt Nam tránh tình trạng ùn ứ, điệp khúc “được mùa mất giá”.

Lặng thầm nghề giám định pháp y

Lặng thầm nghề giám định pháp y

(GLO)- Trong hành trình phá án, đội ngũ bác sĩ và cán bộ giám định pháp y của Phòng Kỹ thuật hình sự (KTHS), Công an tỉnh Gia Lai đóng vai trò rất quan trọng. Tuy vất vả nhưng họ vẫn cần mẫn làm việc, góp phần đấu tranh phòng-chống tội phạm và giữ bình yên cuộc sống.

Cán bộ Đoàn, ĐVTN cùng lực lượng quân đội đóng góp ngày công để đẩy nhanh tiến độ thi công nhà ở cho người dân. Ảnh: P.L

Xóa nhà tạm-Kiến tạo tương lai - Kỳ 2: Góp gạch hồng dựng xây mái ấm

(GLO)-Phong trào chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát đang lan tỏa trên địa bàn tỉnh Gia Lai bằng những việc làm cụ thể, thiết thực. Mỗi tấm lòng, mỗi hành động đều hiện thực hóa mục tiêu “không ai bị bỏ lại phía sau” trên hành trình góp gạch hồng dựng xây mái ấm, giúp người dân an cư, lạc nghiệp.

Vào 'lò' gia công mỹ phẩm

Vào 'lò' gia công mỹ phẩm

Thị trường mỹ phẩm “nóng rực” khi hàng loạt sản phẩm vô chủ vứt bừa bãi, doanh nghiệp ồ ạt xin thu hồi công bố. Phóng viên đã thâm nhập thị trường mỹ phẩm để tận thấy cách thức hô biến đồ rẻ tiền thành cao cấp, chiêu trò của các ông trùm vươn vòi bạch tuộc, bủa vây người người tiêu dùng.

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt

Với đường bờ biển dài, điều kiện tự nhiên thuận lợi, nguồn lợi thủy sản phong phú, Việt Nam sở hữu lợi thế lớn về nghề nuôi biển. Thời gian qua, Chính phủ đã ban hành các chính sách nhằm tháo gỡ những nút thắt, phát huy tiềm năng, hướng tới mục tiêu phát triển nghề nuôi biển hiện đại, bền vững.

Bắt chồng giữa đại ngàn

Bắt chồng giữa đại ngàn

Nằm nép mình dưới chân núi Voi hùng vĩ, thôn Đarahoa hiện có hơn 340 hộ dân sinh sống, trong đó 80% là đồng bào dân tộc K’Ho. Không chỉ nổi bật bởi khung cảnh đại ngàn thơ mộng, Đarahoa còn gìn giữ một trong những phong tục đặc sắc bậc nhất của người K’Ho, tục "bắt chồng".

null