Ba đặc khu ở An Giang có gì đặc biệt?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Sau khi sắp xếp, sáp nhập các tỉnh, Đồng bằng sông Cửu Long có 3 đặc khu đều nằm ở tỉnh An Giang

Đặc khu Kiên Hải được thành lập trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số của huyện đảo Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang (cũ). Kiên Hải có 23 hòn đảo nằm trong khu vực biển Tây Nam, diện tích tự nhiên 27,85 km2, dân số 20.550 người.

Một góc Hòn Tre ở đặc khu Kiên Hải
Một góc Hòn Tre ở đặc khu Kiên Hải

Trung tâm hành chính đặc khu Kiên Hải đặt tại Hòn Tre, cách trung tâm tỉnh An Giang là phường Rạch Giá về hướng Tây khoảng 28 km đường biển. Đảo xa nhất là Quần đảo Nam Du, cách trung tâm Rạch Giá 90 km. Kế đó là đảo Hòn Sơn hay còn gọi là Hòn Sơn Rái, cách Hòn Tre khoảng 30 km về phía Tây, cách Rạch Giá khoảng 60 km.

Các đảo ở đặc khu Kiên Hải ngày càng thu hút khách du lịch
Các đảo ở đặc khu Kiên Hải ngày càng thu hút khách du lịch

Hiện nay, các đảo Hòn Tre, Hòn Sơn, An Sơn và Nam Du đã được nhà nước đầu tư làm đường bê tông quanh đảo, ngang đảo cùng hệ thống giao thông rất thuận tiện cho việc đi lại của nhân dân nơi đây. Mỗi ngày có 8 lượt tàu cao tốc ra vào, kết nối đặc khu Kiên Hải với đất liền như Rạch Giá, Hà Tiên với thời gian từ 45 phút đến 2 tiếng đồng hồ.

Lãnh đạo chủ chốt của đặc khu Kiên Hải, gồm: ông Nguyễn Quốc Tuấn, Bí thư Đảng ủy; ông Châu Hùng Kỳ, Chủ tịch UBND.

Điện lưới quốc gia cũng được kéo từ đất liền ra đảo Hòn Tre và Hòn Sơn, riêng Quần đảo Nam Du vẫn sử dụng điện bằng máy phát 24/24 giờ, cơ bản đáp ứng nhu cầu sử dụng điện của người dân.

Tiềm năng kinh tế của đặc khu Kiên Hải là hải phận rộng lớn, rất thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế biển, nhất là khai thác, nuôi trồng, chế biến hải sản…

Hòn Tre mừng ngày công bố đặc khu Kiên Hải.
Hòn Tre mừng ngày công bố đặc khu Kiên Hải.

Các đảo của đặc khu này sở hữu nhiều bãi biển nước xanh cát trắng đẹp hoang sơ như: Bãi Bàng, Bãi Bấc, Bãi Thiên Tuế, Bãi Giếng ở Hòn Sơn; Bãi Cây Mến, Bãi Đất Đỏ, Bãi Ngự ở An Sơn; Bãi Hòn Mấu, Hòn Dầu ở Nam Du. Cùng với đó là nhiều loài hải sản phong phú, môi trường trong lành, con người thân thiện... Tất cả hội tụ tiềm năng lớn để Kiên Hải phát triển du lịch biển theo hướng du lịch sinh thái.

Vẻ đẹp của Quần đảo Nam Du thuộc đặc khu Kiên Hải
Vẻ đẹp của Quần đảo Nam Du thuộc đặc khu Kiên Hải
Vẻ đẹp của Hòn Sơn thuộc đặc khu Kiên Hải. Ảnh: Thanh Đoàn
Vẻ đẹp của Hòn Sơn thuộc đặc khu Kiên Hải. Ảnh: Thanh Đoàn

Đặc khu Thổ Châu được thành lập trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số của xã Thổ Châu, TP Phú Quốc (cũ). Tổng diện tích của đặc khu Thổ Châu là 13,98 km2, dân số 1.896 người.

Một góc đặc khu Thổ Châu
Một góc đặc khu Thổ Châu

Thổ Châu có vị trí đặc biệt quan trọng về quốc phòng, an ninh, nằm ở vị trí tiền tiêu thuộc vùng biển phía Tây Nam của Tổ quốc. Tiếp giáp với đường hàng hải quốc tế khoảng 12 hải lý, có vùng biển lịch sử tiếp giáp với vương quốc Campuchia nằm trong vịnh Thái Lan.

Ðược mệnh danh là "viên ngọc thô" của biển đảo Tây Nam, Thổ Châu còn giữ nguyên được nét hoang sơ vốn có và được đánh giá có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế, đặc biệt là du lịch.

Thổ Châu là đảo tiền tiêu cách xa đất liền
Thổ Châu là đảo tiền tiêu cách xa đất liền

Khai thác và nuôi biển là nghề chính của người dân trên đảo, với 46 hộ nuôi hơn 50 bè cá; gần 70 tàu công suất từ 8-24 CV; sản lượng khai thác, nuôi hải sản các loại hàng năm đạt từ 150 đến 200 tấn. Hoạt động thu mua, chế biến cá, mực quy mô gần 1.000 tấn/năm, giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động.

Thổ Châu cách Phú Quốc 101 km và cách Rạch Giá 220 km nhưng hiện tại mỗi tuần chỉ có một chuyến tàu duy nhất từ Phú Quốc đi Thổ Châu vào thứ Bảy. Trong khi từ Rạch Giá đi Thổ Châu chỉ có 1 chuyến duy nhất vào ngày 5 hàng tháng.

Ban Chấp hành, Ban Thường vụ đặc khu Thổ Châu
Ban Chấp hành, Ban Thường vụ đặc khu Thổ Châu

Người dân Thổ Châu có nhu cầu vào đất liền là phải đón được chuyến tàu duy nhất trong tuần vào đảo Phú Quốc, rồi từ đây đi các địa phương khác trong nước. Đồng thời phải canh đúng chuyến tàu của tuần tiếp theo để quay lại đảo. Có thể thấy, người dân Thổ Châu muốn vào đất liền thì mất ít nhất 1 tuần mới có thể quay về.

Lãnh đạo chủ chốt đặc khu Thổ Châu, gồm: ông Lâm Minh Hiển, Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch UBND; ông Đỗ Văn Dừng, Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND; các Phó Chủ tịch UBND là ông Trần Quốc Giang và bà Trần Thị Giao Ha.

Ngược lại, người trong đất liền ra Thổ Châu thì phải "quá cảnh" Phú Quốc. Sau đó đón chuyến tàu duy nhất vào khoảng 11 giờ ngày thứ Bảy hàng tuần để đi đảo Thổ Châu.

Đúng 7 giờ sáng hôm sau phải ra tàu về lại Phú Quốc, nếu trễ phải ở lại trên đảo đến tuần sau chờ chuyến tàu khác.

Đặc khu Phú Quốc, khác biệt với 2 đặc khu còn lại, trước khi sắp xếp thành đặc khu, Phú Quốc vốn là một đô thị loại 1, được thành lập trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của TP Phú Quốc, tổng diện tích hơn 589 km2, quy mô dân số khoảng 157.000 người.

Một góc đặc khu Phú Quốc
Một góc đặc khu Phú Quốc

Được xác lập là đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, đặc khu Phú Quốc giữ vai trò chiến lược trên nhiều lĩnh vực: là trung tâm kinh tế biển, đầu tàu phát triển du lịch, điểm thu hút mạnh vốn đầu tư nước ngoài, đồng thời là cửa ngõ giao thương quốc tế quan trọng của vùng ĐBSCL.

Chân dung các thường trực Đảng ủy đặc khu Phú Quốc
Chân dung các thường trực Đảng ủy đặc khu Phú Quốc
Ông Lê Quốc Anh trao quyết định bổ nhiệm cho cán bộ thuộc UBND đặc khu Phú Quốc
Ông Lê Quốc Anh trao quyết định bổ nhiệm cho cán bộ thuộc UBND đặc khu Phú Quốc

Đặc biệt, với hệ thống hạ tầng đồng bộ gồm sân bay quốc tế, cảng biển và mạng lưới giao thông kết nối liên vùng, Phú Quốc là điểm kết nối then chốt giữa Việt Nam với ASEAN và các trung tâm kinh tế lớn trên thế giới.

Đặc khu Phú Quốc thu hút nhiều doanh nghiệp đầu tư nhiều dự án du lịch tầm cỡ quốc tế
Đặc khu Phú Quốc thu hút nhiều doanh nghiệp đầu tư nhiều dự án du lịch tầm cỡ quốc tế

Sau hơn hai thập kỷ phát triển, kinh tế Phú Quốc đã có bước chuyển mình rõ rệt. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất giai đoạn 2011 - 2024 duy trì ở mức trên 38% mỗi năm, cao gấp 6 lần mức bình quân chung cả nước.

Hạ tầng giao thông đặc khu Phú Quốc phát triển toàn diện
Hạ tầng giao thông đặc khu Phú Quốc phát triển toàn diện
Cảng hàng không Quốc tế Phú Quốc vận hành năm 2012 là tiền đề chắp cánh cho Phú Quốc bay cao như hôm nay
Cảng hàng không Quốc tế Phú Quốc vận hành năm 2012 là tiền đề chắp cánh cho Phú Quốc bay cao như hôm nay

Ấn tượng ở đây là số tăng trưởng du lịch theo cấp số nhân. Chỉ riêng trong 6 tháng đầu năm nay, Phú Quốc ước đón gần 4,5 triệu lượt khách (tăng 33,3% so với cùng kỳ). Trong đó riêng khách quốc tế ước đón gần 900 ngàn lượt khách (tăng 76,7% so với cùng kỳ) và tổng thu đạt khoảng 21.588 tỉ đồng (tăng 92,6% so với cùng kỳ).

Trong những năm vừa qua, diện mạo của Phú Quốc đã khiến nhiều "điểm nóng" du lịch của Việt Nam phải ao ước, với hơn 300 dự án đầu tư. Trong đó các tập đoàn kinh tế lớn như Sun Group, VinGroup, BIM Group… đã kiến tạo hệ sinh thái du lịch nghỉ dưỡng đẳng cấp trải dài khắp hòn đảo, với những thương hiệu quản lý khách sạn nổi tiếng thế giới như Marriott International, Accor hay Rosewood Hotels, Curio Collection by Hilton… và sắp tới đây là Rixos, The Luxury Collection, Ritz Carlton Reserve…

Phú Quốc có màn pháo hoa nghệ thuật hàng đêm, cùng những show diễn đẳng cấp quốc tế, những công trình biểu tượng vang danh thế giới như cáp treo 3 dây dài nhất thế giới, Cầu Hôn…
Phú Quốc có màn pháo hoa nghệ thuật hàng đêm, cùng những show diễn đẳng cấp quốc tế, những công trình biểu tượng vang danh thế giới như cáp treo 3 dây dài nhất thế giới, Cầu Hôn…

Bên cạnh đó, việc được lựa chọn trở thành điểm đăng cai APEC 2027 giúp Phú Quốc như được chắp thêm cánh, là cơ hội kép để phát triển lên một tầm cao mới. Cụ thể là 21 dự án đầu tư có tổng ngân sách hàng trăm ngàn tỉ đồng từ hạ tầng xã hội, hạ tầng giao thông, đến hệ sinh thái nghỉ dưỡng - du lịch cao cấp, sẽ tạo cú bật mạnh mẽ cho Phú Quốc trong giai đoạn tăng trưởng chất lượng cao, hội nhập sâu rộng và khẳng định vai trò là trung tâm mới của kinh tế biển Việt Nam.

Theo Duy Nhân (NLDO)

Có thể bạn quan tâm

Vườn cây của gia đình chị Nguyễn Thị Huệ -Công nhân Đội 2, Công ty Cà phê Ia Sao 2 trồng năm 1986 vẫn đạt sản lượng 24 tấn quả tươi/ha. Ảnh: Đinh Yến

Những công nhân tiêu biểu trong lao động giỏi, sáng tạo

(GLO)- Bằng lòng đam mê, nhiều công nhân tại các công ty cà phê tỉnh Gia Lai đã không ngừng học hỏi và có những sáng kiến mới áp dụng vào sản xuất. Họ không chỉ nâng cao đời sống gia đình mà còn mang lại nhiều nguồn lợi cho đơn vị, góp phần tô thắm thêm phẩm chất tốt đẹp của giai cấp công nhân.

Nông sản Việt đang ở đâu?

Nông sản Việt đang ở đâu?

Thời điểm hiện tại, Việt Nam đang vào vụ thu hoạch các mặt hàng nông sản như: vải, nhãn, sầu riêng, thanh long,… Câu hỏi đặt ra giải pháp nào để xúc tiến xuất khẩu, nâng cao năng lực cạnh tranh cho nông sản mùa vụ Việt Nam tránh tình trạng ùn ứ, điệp khúc “được mùa mất giá”.

Lặng thầm nghề giám định pháp y

Lặng thầm nghề giám định pháp y

(GLO)- Trong hành trình phá án, đội ngũ bác sĩ và cán bộ giám định pháp y của Phòng Kỹ thuật hình sự (KTHS), Công an tỉnh Gia Lai đóng vai trò rất quan trọng. Tuy vất vả nhưng họ vẫn cần mẫn làm việc, góp phần đấu tranh phòng-chống tội phạm và giữ bình yên cuộc sống.

Cán bộ Đoàn, ĐVTN cùng lực lượng quân đội đóng góp ngày công để đẩy nhanh tiến độ thi công nhà ở cho người dân. Ảnh: P.L

Xóa nhà tạm-Kiến tạo tương lai - Kỳ 2: Góp gạch hồng dựng xây mái ấm

(GLO)-Phong trào chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát đang lan tỏa trên địa bàn tỉnh Gia Lai bằng những việc làm cụ thể, thiết thực. Mỗi tấm lòng, mỗi hành động đều hiện thực hóa mục tiêu “không ai bị bỏ lại phía sau” trên hành trình góp gạch hồng dựng xây mái ấm, giúp người dân an cư, lạc nghiệp.

Vào 'lò' gia công mỹ phẩm

Vào 'lò' gia công mỹ phẩm

Thị trường mỹ phẩm “nóng rực” khi hàng loạt sản phẩm vô chủ vứt bừa bãi, doanh nghiệp ồ ạt xin thu hồi công bố. Phóng viên đã thâm nhập thị trường mỹ phẩm để tận thấy cách thức hô biến đồ rẻ tiền thành cao cấp, chiêu trò của các ông trùm vươn vòi bạch tuộc, bủa vây người người tiêu dùng.

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt

Với đường bờ biển dài, điều kiện tự nhiên thuận lợi, nguồn lợi thủy sản phong phú, Việt Nam sở hữu lợi thế lớn về nghề nuôi biển. Thời gian qua, Chính phủ đã ban hành các chính sách nhằm tháo gỡ những nút thắt, phát huy tiềm năng, hướng tới mục tiêu phát triển nghề nuôi biển hiện đại, bền vững.

Bắt chồng giữa đại ngàn

Bắt chồng giữa đại ngàn

Nằm nép mình dưới chân núi Voi hùng vĩ, thôn Đarahoa hiện có hơn 340 hộ dân sinh sống, trong đó 80% là đồng bào dân tộc K’Ho. Không chỉ nổi bật bởi khung cảnh đại ngàn thơ mộng, Đarahoa còn gìn giữ một trong những phong tục đặc sắc bậc nhất của người K’Ho, tục "bắt chồng".

Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân tặng giấy khen cho các nhà báo, phóng viên hoàn thành chuyến thăm, chúc Tết cán bộ, chiến sĩ Nhà giàn DK1. Ảnh: N.Q

Tác nghiệp trên Nhà giàn DK1

(GLO)- Vượt qua hàng trăm hải lý để đến với Nhà giàn DK1 là một trải nghiệm không thể nào quên đối với người làm báo. Càng đặc biệt hơn đối với tôi khi đây là lần đầu tiên được đặt chân lên Nhà giàn DK1 tác nghiệp, để thấm thía thế nào là gian khó, thế nào là tự hào.

Nhớ thời làm báo trong kháng chiến

Nhớ thời làm báo trong kháng chiến

(GLO)- Trong kháng chiến, bên cạnh những người lính cầm súng chiến đấu còn có nhiều phóng viên chiến trường với “vũ khí” là chiếc máy ảnh, cuốn sổ tay, cây bút để ghi lại từng khoảnh khắc của lịch sử. Ông Nguyễn Đức Thanh và ông Lý Vĩnh Hoa là những nhà báo như vậy.

null