13 đặc khu của Việt Nam: Thổ Châu tiền tiêu biển Tây Nam

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Đặc khu Thổ Châu là 1 trong 3 đặc khu của tỉnh An Giang. Đặc khu Thổ Châu là đảo tiền tiêu trên vùng biển Tây Nam, tuy hạ tầng du lịch là số 0, khách du lịch không có, nhưng lại hướng đến phát triển du lịch cao cấp.

Đặc khu Thổ Châu, cách đặc khu Phú Quốc (An Giang) gần 100 km, cách phường Rạch Giá (An Giang) gần 200 km.

Đặc khu Thổ Châu có diện tích tự nhiên 13,95 km2, dân số hơn 1.893 người với 8 hòn đảo lớn nhỏ: Đảo Thổ Châu, hòn Hàn (hòn Nhạn, hòn Chim), hòn Kèo Ngựa (hòn Xanh), hòn Từ, hòn Cao, hòn Cao Cát, hòn Mô, hòn Khô.

Việc thành lập đặc khu Thổ Châu, nhằm đảm bảo chính quyền địa phương ở hải đảo tăng cường quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Bảo đảm linh hoạt, chủ động ứng phó khi có sự kiện, tình huống đột xuất, bất ngờ xảy ra nhằm bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia trên vùng biển phía Tây Nam. Phát huy lợi thế, tiềm năng kinh tế biển, hội nhập kinh tế quốc tế, bảo đảm thu hút người dân ra sinh sống, bảo vệ và phát triển hải đảo...

Bãi Dong ở đặc khu Thổ Châu. ẢNH: ĐỘC LẬP
Bãi Dong ở đặc khu Thổ Châu. ẢNH: ĐỘC LẬP

Đặc khu được quan tâm từ ngày xưa

Trước năm 1954, Thổ Châu trực thuộc tỉnh Bạc Liêu, nhưng không có người sinh sống. Ngày 3.9.1956, chính quyền Việt Nam cộng hòa ra sắc lệnh số 32/NV thành lập xã Thổ Châu thuộc tỉnh An Xuyên (Cà Mau ngày nay).

Cột mốc chủ quyền trên đặc khu Thổ Chu (bên phải là mốc do chính quyền Việt Nam cộng hòa xây dựng năm 1956; bên trái là mốc do tỉnh Kiên Giang lập năm 1976, phục chế năm 2003). ẢNH: MAI THANH HẢI
Cột mốc chủ quyền trên đặc khu Thổ Chu (bên phải là mốc do chính quyền Việt Nam cộng hòa xây dựng năm 1956; bên trái là mốc do tỉnh Kiên Giang lập năm 1976, phục chế năm 2003). ẢNH: MAI THANH HẢI

Năm 1957, chính quyền Việt Nam cộng hòa đưa 1 tiểu đội hải quân ra đóng giữ đảo Thổ Châu. Lúc này trên đảo có 1 vài gia đình ở Bình Định đến ngụ cư, sinh sống và làm nghề biển. Năm 1963, xã Thổ Châu trực thuộc quận Phú Quốc, do Vùng 4 duyên hải của Hải quân Việt Nam cộng hòa trực tiếp quản lý.

Tháng 3.1970, chính quyền Sài Gòn thực hiện chương trình di dân, khẩn hoang lập ấp tại đảo Thổ Châu với 3 đợt di dân (đợt đầu có 20 hộ dân).

Trung tâm đặc khu Thổ Châu. ẢNH: MAI THANH HẢI
Trung tâm đặc khu Thổ Châu. ẢNH: MAI THANH HẢI

Ngày 19.3.1970, khi họp bàn về "Chương trình phát triển kinh tế hậu chiến", chính quyền Việt Nam cộng hòa tỉnh Kiên Giang cho rằng "di dân đến Thổ Châu là điều tối quan trọng", "trước mắt sẽ đưa 100 gia đình ra lập nghiệp".

Hòn Nhạn, thuộc đặc khu Thổ Châu. ẢNH: MAI THANH HẢI
Hòn Nhạn, thuộc đặc khu Thổ Châu. ẢNH: MAI THANH HẢI

Ngày 30.3.1972, chính quyền Việt Nam cộng hòa tỉnh Kiên Giang ra nghị định số 142-HCĐP, thành lập ấp Thổ Châu, thuộc xã Lại Sơn, quận Kiên Thành.

Ngày 2.5.1973, Tổng trưởng nội vụ Việt Nam cộng hòa ký nghị định số 215-BNV/HCĐP/26.X/NĐ thành lập xã Thổ Châu, thuộc quận Kiên Thành, Kiên Giang.

Phong cảnh Thổ Châu ở một số nơi vẫn còn hoang sơ. HÌNH: NGÔ TRẦN HẢI AN
Phong cảnh Thổ Châu ở một số nơi vẫn còn hoang sơ. HÌNH: NGÔ TRẦN HẢI AN

Trong cuộc họp ngày 3.10.1973, Phủ Quốc vụ khanh chính phủ Việt Nam cộng hòa đã đưa ra đề án nhằm canh tân các ngành nông lâm ngư nghiệp tại đảo Thổ Châu. Trong đó, mục tiêu chính của đề án là chiếm giữ đảo này trong hải phận Việt Nam và biến đảo này thành "trung tâm du lịch trên biển cả miền tây nước Việt Nam, vì đảo này đẹp nhất trong những hòn đảo ở Việt Nam nói riêng".

Tuy nhiên, do không thuận lợi trong việc cơ động bảo vệ đảo, cũng như sự đi lại của người dân, nên ngày 30.1.1974, tỉnh trưởng Kiên Giang có văn bản số 146/HCĐP đề nghị đặt xã Thổ Châu thuộc quận Phú Quốc và được chấp thuận.

Đến đầu 1975 có khoảng 100 hộ/500 khẩu sinh sống trên đảo Thổ Châu.

Từ ngày 1.7.2025, Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch UBND đặc khu Thổ Châu được chỉ định là ông Lâm Minh Hiển (nguyên Trưởng công an TP.Hà Tiên, Kiên Giang cũ). Ông Đỗ Văn Dừng (nguyên Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch UBND xã Thổ Châu, cũ) làm Chủ tịch HĐND đặc khu Thổ Châu.

Ký ức kinh hoàng

Ngày 1.5.1975, ta giải phóng Phú Quốc, thành lập ban quân quản, nhưng chưa có điều kiện ra Thổ Châu. Ngày 10.5.1975, quân Khmer Đỏ bất ngờ tràn lên chiếm đóng Thổ Châu và bắt toàn bộ dân trên đảo, đưa xuống tàu đi mất tích.

Đền thờ tưởng niệm chiến sĩ và nhân dân đặc khu Thổ Châu bị Khmer Đỏ giết hại. ẢNH: MAI THANH HẢI
Đền thờ tưởng niệm chiến sĩ và nhân dân đặc khu Thổ Châu bị Khmer Đỏ giết hại. ẢNH: MAI THANH HẢI

Ngày 15.5.1975, một ngư dân Thổ Châu chèo thuyền thoát được về An Thới (Phú Quốc) báo cáo tin quân Khmer Đỏ bắt dân Thổ Châu, với ban quân quản.

Ngày 23.5.1975, Quân khu 9 và Quân chủng Hải quân phối hợp đưa lực lượng (Tiểu đoàn bộ binh 410, Trung đoàn 195; 1 trung đội đặc công hải quân và 6 tàu vận tải, tuần tiễu; bộ đội địa phương Phú Quốc) ra giải phóng Thổ Châu.

Rạng sáng 24.5.1975, các đơn vị đồng loạt tấn công quân Khmer Đỏ đang chiếm giữ đảo Thổ Châu. Ngày 25.5.1975 ta hoàn toàn làm chủ đảo Thổ Châu.

Bộ đội Đồn biên phòng Thổ Châu (Ban Chỉ huy Bộ đội biên phòng, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh An Giang) chào mốc cơ sở A1 tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam trên đảo Hòn Nhạn, đặc khu Thổ Châu. ẢNH: MAI THANH HẢI
Bộ đội Đồn biên phòng Thổ Châu (Ban Chỉ huy Bộ đội biên phòng, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh An Giang) chào mốc cơ sở A1 tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam trên đảo Hòn Nhạn, đặc khu Thổ Châu. ẢNH: MAI THANH HẢI

Trưa 27.5.1975, ta truy kích bắt hàng trên 80 lính Khmer Đỏ lẩn trốn trên các đảo. Số tù binh này được đưa về An Thới (Phú Quốc) giao cho đại đội pháo binh của huyện giam giữ tại trại khu 1 và sau đó bàn giao cho chính quyền Campuchia. Với 500 người dân xã Thổ Châu bị Khmer Đỏ bắt, đến nay vẫn chưa tìm ra tung tích, hài cốt.

Năm 2013, tỉnh Kiên Giang đã xây dựng Đền thờ tưởng niệm chiến sĩ và nhân dân xã Thổ Châu bị Khmer Đỏ giết hại.

Đặc khu duy nhất còn trung đoàn phòng thủ đảo

Đến thời điểm này, Thổ Chu là đặc khu duy nhất vẫn có 1 trung đoàn phòng thủ bảo vệ đảo (trừ đặc khu Phú Quốc trước là thành phố, có nhiều đơn vị vũ trang cấp sư đoàn).

Một góc đặc khu Thổ Châu. ẢNH: NGUYỄN ĐỘC LẬP
Một góc đặc khu Thổ Châu. ẢNH: NGUYỄN ĐỘC LẬP

Cuối tháng 5.1975, Trung đoàn 1, Sư đoàn 330, Quân khu 9 ra bảo vệ Thổ Châu. Cuối tháng 8.1975, nhiệm vụ phòng thủ đảo được giao cho Tiểu đoàn 5, Trung đoàn 101, Quân khu 9 và tháng 10.1975, đơn vị được chuyển sang Quân chủng Hải quân, đổi phiên hiệu thành Tiểu đoàn 561, Vùng 5 Hải quân.

Tàu cảnh sát biển 3008 trực bảo vệ chủ quyền trên vùng biển đặc khu Thổ Châu. ẢNH: MAI THANH HẢI
Tàu cảnh sát biển 3008 trực bảo vệ chủ quyền trên vùng biển đặc khu Thổ Châu. ẢNH: MAI THANH HẢI

Đầu tháng 1.1995, đảo Thổ Chu được nâng lên đảo cấp 1 (cấp trung đoàn). Tiểu đoàn 561 được nâng cấp và đổi phiên hiệu thành Trung đoàn 152, thuộc Vùng 5 Hải quân. Đầu năm 2014, Bộ Quốc phòng ra mệnh lệnh cho Quân chủng Hải quân bàn giao nguyên trạng Trung đoàn 152 cho Quân khu 9. Ngày 25.4.2014, Trung đoàn 152 Hải quân chuyển thành Trung đoàn 152 phòng thủ đảo Thổ Chu, thuộc Quân khu 9, cho đến nay.

Đặc khu Thổ Châu khi xây dựng, không thể như nơi khác được. Các nơi khác thuận lợi, có nhiều đất sản xuất để đưa nhiều dân ra. Thổ Châu cũng đưa dân ra, nhưng không thể đưa thật đông, thật nhiều, tạo áp lực lên diện tích nhỏ này, ảnh hưởng về môi trường, về điều kiện sản xuất. Phát triển kinh tế ở Thổ Châu là phải phát triển dịch vụ du lịch cao cấp. Muốn vậy phải tính toán lại quy hoạch, đầu tư xây dựng để khai thác tiềm năng Thổ Châu.

Ông Nguyễn Tiến Hải, Bí thư Tỉnh ủy An Giang, ngày 14.5.2025

Bài toán "di dân và giữ dân" ở đặc khu Thổ Châu

Ngày 29.12.1978, xã Thổ Châu thuộc huyện Phú Quốc (Kiên Giang). Tuy nhiên, từ 1975 đến 1992, trên đảo Thổ Châu toàn bộ đội, không dân sinh sống.

Xe kéo pháo của Trung đoàn 152, Quân khu 9 đưa khách ra cảng Bãi Ngự đi tàu về đất liền. ẢNH: MAI THANH HẢI
Xe kéo pháo của Trung đoàn 152, Quân khu 9 đưa khách ra cảng Bãi Ngự đi tàu về đất liền. ẢNH: MAI THANH HẢI

Để chính thức đưa xã Thổ Châu vào hoạt động, cuối tháng 3.1992, UBND tỉnh Kiên Giang ban hành chính sách đối với dân định cư tại đảo Thổ Châu.

Theo đó, mỗi hộ dân tình nguyện sẽ được trợ cấp không hoàn lại nhiều khoản (1,5 triệu đồng tiền cất nhà, cấp 13 kg gạo/tháng/nhân khẩu, trong 6 tháng; kinh phí vận chuyển từ đất liền ra đảo) và được cho vay vốn ưu đãi phát triển sản xuất trong 5 năm; 10 hộ dân được vay 200 triệu đồng mua tàu đánh cá…

Trẻ em đặc khu Thổ Châu. ẢNH: MAI THANH HẢI
Trẻ em đặc khu Thổ Châu. ẢNH: MAI THANH HẢI

Đại tá Đào Phúc Lâm, nguyên Trung đoàn trưởng 152, Vùng 5 Hải quân (nay là Trung đoàn 152, Quân khu 9) - đảo trưởng Thổ Châu, từ 1992 - 2008 cho biết: Đợt di dân đầu tiên có 17 hộ dân của các địa phương Lại Sơn, Hòn Tre, Rạch Giá, Gò Quao đi trên tàu KG63. Từ cuối 1992 đến đầu 1994, đã có 2 đợt di dân ra đảo, với tổng số 52 hộ dân/339 nhân khẩu. Gần 20 năm sau (2013), xã Thổ Châu có 579 hộ/1.994 khẩu. Đến 2020, xã có 635 hộ/2.051 khẩu (98,4% người Kinh).

Đến nay, đặc khu Thổ Châu đã có đường bê tông chạy quanh đảo, cảng cá tại Bãi Ngự, bến nghiêng tại Bãi Dong và hạ tầng y tế, trường học, thông tin…

Tàu cá neo đậu trên vùng biển trước Bãi Ngự, đặc khu Thổ Châu. ẢNH: MAI THANH HẢI
Tàu cá neo đậu trên vùng biển trước Bãi Ngự, đặc khu Thổ Châu. ẢNH: MAI THANH HẢI

Người dân trên đảo chủ yếu hành nghề đánh bắt, nuôi trồng và chế biến hải sản, kinh doanh liên quan đến hậu cần nghề cá, khai thác chế biến hải sản, thương mại… Tuy nhiên, từ tháng 5 đến tháng 10 hằng năm, có gần 200 hộ dân phải chuyển chỗ ở - sinh hoạt từ Bãi Ngự sang Bãi Dong để tránh gió mùa.

Do điều kiện sinh hoạt khó khăn, thu nhập thấp, môi trường sống không đảm bảo (nước sạch, điện sinh hoạt) và nhất là khó khăn trong đánh bắt, khai thác hải sản… nên thời gian qua, rất nhiều người dân phải vào đất liền tìm kế sinh nhai.

Theo một số người già cố cựu ở đảo, dân số đảo giảm 50 - 60%, người dân để nhà lại trên đảo, lên TP.HCM, Đồng Nai làm công nhân là chủ yếu.

Hiện nay, Thổ Châu là 1 trong số ít địa phương khó khăn về giao thông đi lại. Trung bình 5 ngày mới có một chuyến tàu từ Phú Quốc ra đảo, khi biển động hoặc có bão thì tàu không hoạt động được. Hệ thống đường nội đảo còn nhỏ hẹp. Nước sinh hoạt không đảm bảo. Điện thắp sáng không đủ 24/24.

Vùng biển đặc khu Thổ Châu, An Giang. ẢNH: MAI THANH HẢI
Vùng biển đặc khu Thổ Châu, An Giang. ẢNH: MAI THANH HẢI

Ở một số tuyến đường giao thông đi qua rừng, khu vực quân sự, người dân không thuận tiện việc qua lại và phản ánh nhiều trong các kỳ họp địa phương. Một số đoàn khách ra đảo công tác, muốn đến một số điểm (như cột cờ Tổ quốc), cũng phải chờ sự cho phép của nhiều đơn vị và có cán bộ giám sát.

Vấn đề đất ở, sinh hoạt cho người dân và đất làm hạ tầng cho các công trình công cộng, phát triển kinh tế rất hạn chế, địa phương đã nhiều lần đề nghị cấp trên làm việc với Quân khu 9, xem xét việc chuyển mục đích một số diện tích để phát triển kinh tế.

Tàu khách từ đặc khu Phú Quốc cập cảng Bãi Dong. ẢNH: MAI THANH HẢI
Tàu khách từ đặc khu Phú Quốc cập cảng Bãi Dong. ẢNH: MAI THANH HẢI

Trong buổi làm việc với các đơn vị đóng quân trên đảo Thổ Châu, giữa tháng 5 vừa qua, ông Nguyễn Tiến Hải, Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang (nay là Bí thư Tỉnh ủy An Giang) đã nói thẳng: Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền, các lực lượng vũ trang và nhân dân để đảm bảo quốc phòng, an ninh, hỗ trợ lẫn nhau trong cuộc sống và phát triển kinh tế - xã hội bền vững trong tương lai…

Đặc biệt, do là đảo quân sự, không đón khách du lịch nên trên đảo cũng chưa có cơ sở lưu trú, không có hàng quán phục vụ nhiều người, nên việc phát triển du lịch, có thể nói là con số 0.

Ở đặc khu Thổ Châu hiện tại, bài toán "giữ dân, ổn định đời sống nhân dân" quan trọng và cấp thiết hơn rất nhiều so với ý định làm du lịch cao cấp, xa vời vợi.

Theo Mai Thanh Hải - Nguyễn Độc Lập (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Gặp người phụ nữ 78 năm tuổi Đảng

Gặp người phụ nữ 78 năm tuổi Đảng

(GLO)- Chúng tôi không khỏi xúc động khi mới đây được trò chuyện với bà Nguyễn Thị Thành-nguyên Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Gia Lai, người phụ nữ năm nay 95 năm tuổi đời, 78 năm tuổi Đảng với sự mẫn tiệp hiếm thấy.

Cán bộ, chiến sĩ Đội chữa cháy và cứu nạn cứu hộ khu vực Ayun Pa chữa cháy kho mì tại thôn Plei Tăng A, xã Ia Ake, huyện Phú Thiện. Ảnh: Vũ Chi

Lính cứu hỏa trên mặt trận không tiếng súng

(GLO)-Nghề nào cũng có vinh quang riêng, song với cán bộ, chiến sĩ phòng cháy và cứu nạn cứu hộ, bên cạnh niềm tự hào nghề nghiệp còn là sự hy sinh thầm lặng. Trên mặt trận không có tiếng súng, không có tội phạm nhưng muôn vàn nguy hiểm, họ luôn dốc hết sức mình vì bình yên, hạnh phúc của nhân dân.

Vườn cây của gia đình chị Nguyễn Thị Huệ -Công nhân Đội 2, Công ty Cà phê Ia Sao 2 trồng năm 1986 vẫn đạt sản lượng 24 tấn quả tươi/ha. Ảnh: Đinh Yến

Những công nhân tiêu biểu trong lao động giỏi, sáng tạo

(GLO)- Bằng lòng đam mê, nhiều công nhân tại các công ty cà phê tỉnh Gia Lai đã không ngừng học hỏi và có những sáng kiến mới áp dụng vào sản xuất. Họ không chỉ nâng cao đời sống gia đình mà còn mang lại nhiều nguồn lợi cho đơn vị, góp phần tô thắm thêm phẩm chất tốt đẹp của giai cấp công nhân.

Lặng thầm nghề giám định pháp y

Lặng thầm nghề giám định pháp y

(GLO)- Trong hành trình phá án, đội ngũ bác sĩ và cán bộ giám định pháp y của Phòng Kỹ thuật hình sự (KTHS), Công an tỉnh Gia Lai đóng vai trò rất quan trọng. Tuy vất vả nhưng họ vẫn cần mẫn làm việc, góp phần đấu tranh phòng-chống tội phạm và giữ bình yên cuộc sống.

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt

Với đường bờ biển dài, điều kiện tự nhiên thuận lợi, nguồn lợi thủy sản phong phú, Việt Nam sở hữu lợi thế lớn về nghề nuôi biển. Thời gian qua, Chính phủ đã ban hành các chính sách nhằm tháo gỡ những nút thắt, phát huy tiềm năng, hướng tới mục tiêu phát triển nghề nuôi biển hiện đại, bền vững.

Bắt chồng giữa đại ngàn

Bắt chồng giữa đại ngàn

Nằm nép mình dưới chân núi Voi hùng vĩ, thôn Đarahoa hiện có hơn 340 hộ dân sinh sống, trong đó 80% là đồng bào dân tộc K’Ho. Không chỉ nổi bật bởi khung cảnh đại ngàn thơ mộng, Đarahoa còn gìn giữ một trong những phong tục đặc sắc bậc nhất của người K’Ho, tục "bắt chồng".

null