78 năm Ngày thương binh liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2025): Rưng rưng kỷ vật của Mẹ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Tượng đài Mẹ Việt Nam Anh hùng tọa lạc ở Núi Cấm, phường Quảng Phú, TP Ðà Nẵng.

Cùng với bức tượng khổng lồ bằng sa thạch khắc họa nguyên mẫu Mẹ Việt Nam Anh hùng Nguyễn Thị Thứ - người mẹ vĩ đại có 9 người con trai, 1 con rể và 2 người cháu hy sinh trong công cuộc giành độc lập của Tổ quốc, Bảo tàng còn là nơi gìn giữ hơn 200 kỷ vật của các Mẹ Việt Nam Anh hùng xứ Quảng.

Nhiều bạn trẻ xúc động khi đến thăm Bảo tàng Mẹ Việt Nam Anh hùng, lắng nghe câu chuyện kỷ vật chiến tranh
Nhiều bạn trẻ xúc động khi đến thăm Bảo tàng Mẹ Việt Nam Anh hùng, lắng nghe câu chuyện kỷ vật chiến tranh

Kỷ vật kể chuyện

Những ngày cuối tháng 7, nhiều đoàn khách đến thăm Bảo tàng Mẹ Việt Nam Anh hùng. Như thường lệ, Nguyễn Thị Trúc (33 tuổi, hướng dẫn viên) niềm nở đón, hướng dẫn đoàn khách vào tham quan. Lần lượt, trước những kỷ vật cô hướng dẫn viên thuyết minh về những câu chuyện gắn liền với hiện vật, đó là những chiếc khăn, bức thư tay, những chiếc đèn dầu, thùng tiếp đạn, nồi, mâm cơm… gắn liền với hy sinh của các Mẹ Việt Nam Anh hùng (VNAH), các liệt sĩ.

Bức ảnh xúc động tại Bảo tàng về Mẹ VNAH Nguyễn Thị Thứ - người mẹ vĩ đại có 9 người con trai, 1 con rể và 2 người cháu hy sinh trong công cuộc giành độc lập của Tổ quốc. (ảnh chụp lại). Ảnh: Hoài Văn
Bức ảnh xúc động tại Bảo tàng về Mẹ VNAH Nguyễn Thị Thứ - người mẹ vĩ đại có 9 người con trai, 1 con rể và 2 người cháu hy sinh trong công cuộc giành độc lập của Tổ quốc. (ảnh chụp lại). Ảnh: Hoài Văn

Cả đoàn du khách lặng im khi nghe Trúc kể về bức thư xin lãnh xác chồng trong câu chuyện của gia đình Mẹ VNAH Nguyễn Thị Dành và người con dâu Huỳnh Thị Cục cùng với hiện vật tờ đơn viết tay được cất trong tủ kính.

“Đằng sau tờ đơn này là câu chuyện về cuộc đời của liệt sĩ Nguyễn Văn Công (bí danh Nguyễn Văn Nhẳm), con trai duy nhất của mẹ VNAH Nguyễn Thị Dành quê Vĩnh Cữu, tỉnh Đồng Nai. Anh quyết hi sinh chứ không để rơi vào tay giặc. Một mình anh Nhẳm đã chống trả quyết liệt nhưng lính Mỹ với quân số áp đảo đã bao vây bắn chết anh. Sau khi anh nằm xuống, bọn Mỹ đã mang tai anh về báo công, còn phần thân thể anh chúng buộc vào đuôi xe chạy ngoài đường cho đến khi thịt da anh tơi tả mới thôi. Hay tin đó, người mẹ già đã khóc cạn nước mắt vì thương con. Trước hoàn cảnh như vậy, vợ của liệt sĩ là chị Huỳnh Thị Cục kìm chặt nỗi đau và nước mắt trong lòng để viết lá đơn xin lãnh xác chồng về, đưa anh về đất mẹ để mồ yên mả đẹp. Tờ đơn này là hiện vật gắn liền bao nỗi đau thương mất mát của mẹ VNAH Nguyễn Thị Dành và người con dâu Huỳnh Thị Cục…”.

Chỉ vào hiện vật là chiếc túi xách, bộ kim tiêm, kéo, ram giấy, báo cáo... cô tiếp tục kể câu chuyện xúc động của Mẹ VNAH Võ Thị Nhiều và con trai là liệt sĩ Phạm Hàng cán bộ Ban an ninh huyện Bắc Tam Kỳ (quê ở xã Tam Thăng, TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam cũ).

Đó là câu chuyện của người mẹ vĩ đại quyết bảo vệ con cùng các đồng đội trong hầm bí mật. Khi bị địch phát hiện, mẹ báo tin khẩn cấp cho các con chạy thoát, còn mẹ vừa kịp chôn xong thùng đạn đại liên đựng nhiều tài liệu tối mật của Ban an ninh thì địch ập vào. Phát hiện có 3 cái chén và 3 đôi đũa cùng nồi cháo còn dang dở, địch biết có cộng sản vừa mới ở đây, nhưng lục soát trong hầm, trong nhà không thấy dấu vết, liền lôi mẹ ra tra hỏi. Mẹ cương quyết không khai nên bị chúng lôi ra bắn chết giữa sân.

Địch rút đi, bà con hàng xóm sang chôn cất, ngậm ngùi đưa tiễn mẹ. Lúc ấy, anh Hàng và đội công tác thoát hiểm chạy ra hướng xã Bình Sa, Thăng Bình chui vào hầm bí mật. Địch lần theo dấu chân, dừng lại bên miệng hầm kêu gọi các anh đầu hàng, nhưng các anh không chịu khuất phục. Anh Hàng cùng đồng đội tung nắp hầm ném lựu đạn mở đường thoát, nhưng anh đã trúng đạn của kẻ thù, anh dũng hy sinh, sau đó được nhân dân mai táng ngay bên hầm bí mật. Sau năm 1975, gia đình đưa hài cốt anh về cải táng ở quê nhà. Chiếc túi xách, bộ kim tiêm, kéo, ram giấy, báo cáo... là vật dụng của liệt sĩ Phạm Hàng và Ban An ninh huyện Bắc Tam Kỳ được mẹ Võ Thị Nhiều cất giấu năm 1967 tại vườn nhà trước lúc mẹ bị bắn chết. Năm 1999, người con trai út của mẹ Nhiều đã đào được kỷ vật của mẹ và anh tại vườn nhà. Năm 2018 gia đình mẹ tặng lại Bào tàng”.

Giọng nói lúc nhỏ nhẹ, khi trầm bổng của hướng dẫn viên khiến đoàn khách bị cuốn vào câu chuyện, sống lại những thời khắc lịch sử vừa bi thương vừa hào hùng. Nhiều người mắt đỏ hoe xúc động khi chăm chú nghe những câu chuyện.

Những bức thư tay, khăn thêu, chiếc đèn dầu, thùng tiếp đạn… lưu giữ những câu chuyện hào hùng thời chiến
Những bức thư tay, khăn thêu, chiếc đèn dầu, thùng tiếp đạn… lưu giữ những câu chuyện hào hùng thời chiến

Nhân lên tình yêu Tổ quốc

Nguyễn Thị Trúc chia sẻ, hơn 200 hiện vật ở đây là hơn 200 câu chuyện thấm đẫm đau thương và hào hùng về lòng quả cảm, sự hy sinh vĩ đại của thế hệ đi trước vì độc lập dân tộc. “Bản thân em dù đã gắn bó với công việc này đã tròn 10 năm, không đếm xuể, không nhớ hết những lần thuyết minh, ấy vậy mà mỗi lần kể lại câu chuyện vẫn không khỏi nghẹn ngào rưng rưng”, Trúc xúc động.

Trúc cho hay, những dịp lễ 30/4, 27/7, hay 2/9, Bảo tàng Mẹ Việt Nam Anh hùng đón lượng khách về rất lớn, cao điểm có ngày lên tới cả ngàn người. Ai ai cũng đều xúc động, rưng rưng trước từng câu chuyện, hiện vật.

Cũng như Trúc, Trần Thị Cẩm Vân làm công việc hướng dẫn viên tại Bảo tàng được 10 năm nay. Ngẫm lại, Vân thấy “giống như nghề chọn mình”, có duyên và gắn bó với bảo tàng này. Là bởi trước đó, sau khi tốt nghiệp ĐH Ngoại ngữ, cô nhiều năm làm giáo viên sau cùng lại chọn nơi này gắn bó. Vân thấy mình may mắn, vì đây hơn cả một công việc mà bản thân đang mang sứ mệnh kể chuyện lịch sử, kết nối mọi người với niềm tự hào và biết ơn những thế hệ ngã xuống vì nền độc lập dân tộc. Những ngày đầu với rất nhiều bỡ ngỡ, từ cách xưng hô ra sao cho phải phép với các đoàn lãnh đạo Trung ương, cho tới du khách, bạn trẻ, các em học sinh như thế nào làm sao để truyền tải dễ hiểu nhất, tái hiện ký ức chiến tranh.

Bà Hoàng Thị Bích Hạnh - Giám đốc Ban quản lý Di tích và Bảo tàng Quảng Nam (trực thuộc Sở VHTT&DL TP Ðà Nẵng) cho hay, bảo tàng hiện trưng bày hơn 200 hiện vật và 60 hình ảnh tư liệu về mẹ VNAH. Mỗi năm đơn vị đón khoảng 120 ngàn khách đến tham quan. “Ðây là nơi giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ biết, hiểu và thương những người mẹ đã hy sinh thầm lặng, lặng lẽ tiễn chồng và con ra chiến trường vì công cuộc giành độc lập dân tộc” - bà Hạnh nói.

“Mình cảm thấy bản thân may mắn, hiểu sâu sắc rằng đây hơn cả một công việc để truyền cảm hứng, tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc thông qua từ câu chuyện của kỷ vật chiến tranh. Và khi câu chuyện được mọi người chăm chú lắng nghe và thấu cảm với lịch sử như vậy thì mình hạnh phúc vô cùng”, Vân chia sẻ.

Theo HOÀI VĂN (TPO)

Có thể bạn quan tâm

Gặp người phụ nữ 78 năm tuổi Đảng

Gặp người phụ nữ 78 năm tuổi Đảng

(GLO)- Chúng tôi không khỏi xúc động khi mới đây được trò chuyện với bà Nguyễn Thị Thành-nguyên Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Gia Lai, người phụ nữ năm nay 95 năm tuổi đời, 78 năm tuổi Đảng với sự mẫn tiệp hiếm thấy.

Cán bộ, chiến sĩ Đội chữa cháy và cứu nạn cứu hộ khu vực Ayun Pa chữa cháy kho mì tại thôn Plei Tăng A, xã Ia Ake, huyện Phú Thiện. Ảnh: Vũ Chi

Lính cứu hỏa trên mặt trận không tiếng súng

(GLO)-Nghề nào cũng có vinh quang riêng, song với cán bộ, chiến sĩ phòng cháy và cứu nạn cứu hộ, bên cạnh niềm tự hào nghề nghiệp còn là sự hy sinh thầm lặng. Trên mặt trận không có tiếng súng, không có tội phạm nhưng muôn vàn nguy hiểm, họ luôn dốc hết sức mình vì bình yên, hạnh phúc của nhân dân.

Vườn cây của gia đình chị Nguyễn Thị Huệ -Công nhân Đội 2, Công ty Cà phê Ia Sao 2 trồng năm 1986 vẫn đạt sản lượng 24 tấn quả tươi/ha. Ảnh: Đinh Yến

Những công nhân tiêu biểu trong lao động giỏi, sáng tạo

(GLO)- Bằng lòng đam mê, nhiều công nhân tại các công ty cà phê tỉnh Gia Lai đã không ngừng học hỏi và có những sáng kiến mới áp dụng vào sản xuất. Họ không chỉ nâng cao đời sống gia đình mà còn mang lại nhiều nguồn lợi cho đơn vị, góp phần tô thắm thêm phẩm chất tốt đẹp của giai cấp công nhân.

Lặng thầm nghề giám định pháp y

Lặng thầm nghề giám định pháp y

(GLO)- Trong hành trình phá án, đội ngũ bác sĩ và cán bộ giám định pháp y của Phòng Kỹ thuật hình sự (KTHS), Công an tỉnh Gia Lai đóng vai trò rất quan trọng. Tuy vất vả nhưng họ vẫn cần mẫn làm việc, góp phần đấu tranh phòng-chống tội phạm và giữ bình yên cuộc sống.

null