Bộ đội đặc công - Kỳ 2: Anh hùng đặc công nước

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Đặc công nước của Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay có Lữ đoàn Đặc công nước 5 thuộc Binh chủng Đặc công và Lữ đoàn Đặc công hải quân 126 thuộc Quân chủng Hải quân, và một số đơn vị thuộc các quân khu, quân đoàn…

Lữ đoàn đặc công nước 5

Ngày 24.3.1967, Tiểu đoàn 5 đặc công nước (tiền thân của Lữ đoàn Đặc công nước 5) được thành lập và đóng quân ở H.Thủy Nguyên (TP.Hải Phòng).

Phân đội đặc công Hải quân đổ bộ lên đảo Sinh Tồn, trong nhiệm vụ giải phóng quần đảo Trường Sa, ngày 28.4.1975
Phân đội đặc công Hải quân đổ bộ lên đảo Sinh Tồn, trong nhiệm vụ giải phóng quần đảo Trường Sa, ngày 28.4.1975

Trong cuộc kháng chiến giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, đơn vị đã trực tiếp huấn luyện 50 khung đại đội (từ K1 đến K50) với hơn 5.000 cán bộ, chiến sĩ đặc công nước bổ sung cho các chiến trường.

Trong môi trường chiến đấu đặc công nước rất khắc nghiệt, nhưng bộ đội được huấn luyện tại Tiểu đoàn 5 bổ sung cho các chiến trường đã lập nhiều chiến công vang dội như các trận chiến đấu ở Nhà Bè, Thành Tuy Hạ, sông Sài Gòn - Lòng Tàu, nhà máy lọc dầu ở cảng Kông-Pông-Xom (Campuchia)...

Chiến đấu viên của Lữ đoàn Đặc công nước 5 huấn luyện đánh chiếm đảo
Chiến đấu viên của Lữ đoàn Đặc công nước 5 huấn luyện đánh chiếm đảo

Sau ngày đất nước thống nhất, đơn vị vừa huấn luyện vừa trực tiếp chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, làm tròn nhiệm vụ quốc tế và huấn luyện giúp nước bạn Campuchia, Lào.

Bước vào thời kỳ mới, Lữ đoàn Đặc công nước 5 đã làm tốt công tác tham mưu, đề xuất với cấp trên về xây dựng và phát triển lực lượng đặc công nước theo hướng tinh, gọn, mạnh, tiến lên hiện đại. Làm tốt công tác bảo đảm, phục vụ tốt cho nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu, sẵn sàng chiến đấu cũng như các nhiệm vụ đột xuất.

Bộ đội Lữ đoàn Đặc công nước 5 huấn luyện đối kháng
Bộ đội Lữ đoàn Đặc công nước 5 huấn luyện đối kháng

Lữ đoàn Đặc công nước 5 đã được Đảng, Nhà nước, tuyên dương danh hiệu Anh hùng lực lượng nhân dân (năm 2004); tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng nhất (2002), Huân chương Chiến công hạng ba (năm 1980), Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng nhì (năm 2021)… và nhiều lần được Thủ tướng Chính phủ, Bộ Quốc phòng tặng cờ thi đua, trong đó có 5 năm liền (2001 - 2005) được Thủ tướng Chính phủ tặng cờ Đơn vị dẫn đầu Phong trào Thi đua Quyết thắng...

Huấn luyện võ thuật của bộ đội đặc công nước
Huấn luyện võ thuật của bộ đội đặc công nước

Lữ đoàn Đặc công Hải quân 126

Ngày 13.4.1966, Bộ Quốc phòng ra quyết định thành lập Đoàn huấn luyện trinh sát đặc công (nay là Lữ đoàn Đặc công hải quân 126).

Ngay sau khi thành lập, đơn vị vừa trực tiếp chiến đấu với địch trên sông biển miền Nam vừa huấn luyện bộ đội. Trong 7 năm chiến đấu ở chiến trường Cửa Việt - Đông Hà (1966 - 1973), lữ đoàn chiến đấu trên 300 trận; đánh chìm, đánh hỏng gần 400 tàu thuyền địch. Trong chiến dịch Hồ Chí Minh, đơn vị là lực lượng trực tiếp giải phóng quần đảo Trường Sa và sau đó làm nhiệm vụ quốc tế giúp nhân dân Campuchia…

Bộ đội đặc công hải quân huấn luyện tại hậu cứ Vĩnh Linh (Quảng Trị), năm 1968
Bộ đội đặc công hải quân huấn luyện tại hậu cứ Vĩnh Linh (Quảng Trị), năm 1968

Trong những năm qua, đơn vị đã thực hiện tốt nhiệm vụ huấn luyện sát nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo, đối tượng tác chiến và vũ khí trang bị có trong biên chế; lấy chiến trường làm thao trường; kết hợp chặt chẽ giữa huấn luyện với hội thi, hội thao, không ngừng nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu.

Bộ đội Lữ đoàn Đặc công hải quân 126 huấn luyện lặn
Bộ đội Lữ đoàn Đặc công hải quân 126 huấn luyện lặn

Bên cạnh đó, đơn vị còn làm tốt nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn trên biển. Năm 2020, lữ đoàn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tham gia cứu nạn thuyền viên tàu Vietship 01 tại khu vực biển Cửa Việt (Quảng Trị). Mới đây, lữ đoàn trực tiếp tham gia nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn sau vụ sập cầu Phong Châu (Phú Thọ).

Đại tá Phan Văn Cảnh (Lữ đoàn trưởng Đặc công hải quân 126) giao nhiệm vụ cho bộ đội
Đại tá Phan Văn Cảnh (Lữ đoàn trưởng Đặc công hải quân 126) giao nhiệm vụ cho bộ đội

"Chúng tôi tập trung huấn luyện cho bộ đội sử dụng thành thạo vũ khí trang bị hiện có và trang bị mới được biên chế; vận dụng linh hoạt các hình thức chiến thuật của đặc công hải quân trong tình hình mới", đại tá Trần Văn Nghĩa (Chính ủy Lữ đoàn Đặc công hải quân 126 nhấn mạnh.

Đại tá Nghĩa cho biết: "Chú trọng huấn luyện thực hành, huấn luyện dã ngoại trên các khu vực biển đảo xa; huấn luyện theo các tình huống, các trận đánh, huấn luyện đối kháng; không ngừng nâng cao khả năng chịu đựng sóng gió, trôi dạt trên biển dài ngày cho bộ đội".

Tổ đặc công của Lữ đoàn 126 huấn luyện phương án đánh địch trên quần đảo Trường Sa
Tổ đặc công của Lữ đoàn 126 huấn luyện phương án đánh địch trên quần đảo Trường Sa

Lữ đoàn 126 đã 3 lần được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân (năm 1969, 1971 và 2020). Đội 1, Đội 2, Đội 3 và Đội 4 (nay là đại đội) và 13 cá nhân được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân…

Một số hình ảnh huấn luyện của bộ đội đặc công nước

Huấn luyện đổ bộ đường không của bộ đội đặc công hải quân 126
Huấn luyện đổ bộ đường không của bộ đội đặc công hải quân 126
Kiểm tra áp suất đối với người nhái trong buồng tăng - giảm áp
Kiểm tra áp suất đối với người nhái trong buồng tăng - giảm áp
Hoàn thành khoa mục lặn
Hoàn thành khoa mục lặn
Lữ đoàn 126 tổ chức cho bộ đội bơi đường dài trên biển
Lữ đoàn 126 tổ chức cho bộ đội bơi đường dài trên biển
Bộ đội Lữ đoàn Đặc công hải quân 126 thực hiện khoa mục tuột dây từ trên cao, tiếp cận mục tiêu
Bộ đội Lữ đoàn Đặc công hải quân 126 thực hiện khoa mục tuột dây từ trên cao, tiếp cận mục tiêu
Bộ đội Lữ đoàn Đặc công nước 5 hoàn thành nhiệm vụ
Bộ đội Lữ đoàn Đặc công nước 5 hoàn thành nhiệm vụ
Cán bộ, chiến sĩ Lữ đoàn Đặc công hải quân 126 tìm kiếm cứu nạn
Cán bộ, chiến sĩ Lữ đoàn Đặc công hải quân 126 tìm kiếm cứu nạn
Bộ đội Lữ đoàn Đặc công hải quân 126 thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm nạn nhân sau vụ sập cầu Phong Châu (Phú Thọ), tháng 9.2024
Bộ đội Lữ đoàn Đặc công hải quân 126 thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm nạn nhân sau vụ sập cầu Phong Châu (Phú Thọ), tháng 9.2024

Theo Mai Thanh Hải - Vũ Hưởng - Tuấn Huy (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Gặp người phụ nữ 78 năm tuổi Đảng

Gặp người phụ nữ 78 năm tuổi Đảng

(GLO)- Chúng tôi không khỏi xúc động khi mới đây được trò chuyện với bà Nguyễn Thị Thành-nguyên Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Gia Lai, người phụ nữ năm nay 95 năm tuổi đời, 78 năm tuổi Đảng với sự mẫn tiệp hiếm thấy.

Cán bộ, chiến sĩ Đội chữa cháy và cứu nạn cứu hộ khu vực Ayun Pa chữa cháy kho mì tại thôn Plei Tăng A, xã Ia Ake, huyện Phú Thiện. Ảnh: Vũ Chi

Lính cứu hỏa trên mặt trận không tiếng súng

(GLO)-Nghề nào cũng có vinh quang riêng, song với cán bộ, chiến sĩ phòng cháy và cứu nạn cứu hộ, bên cạnh niềm tự hào nghề nghiệp còn là sự hy sinh thầm lặng. Trên mặt trận không có tiếng súng, không có tội phạm nhưng muôn vàn nguy hiểm, họ luôn dốc hết sức mình vì bình yên, hạnh phúc của nhân dân.

Vườn cây của gia đình chị Nguyễn Thị Huệ -Công nhân Đội 2, Công ty Cà phê Ia Sao 2 trồng năm 1986 vẫn đạt sản lượng 24 tấn quả tươi/ha. Ảnh: Đinh Yến

Những công nhân tiêu biểu trong lao động giỏi, sáng tạo

(GLO)- Bằng lòng đam mê, nhiều công nhân tại các công ty cà phê tỉnh Gia Lai đã không ngừng học hỏi và có những sáng kiến mới áp dụng vào sản xuất. Họ không chỉ nâng cao đời sống gia đình mà còn mang lại nhiều nguồn lợi cho đơn vị, góp phần tô thắm thêm phẩm chất tốt đẹp của giai cấp công nhân.

Lặng thầm nghề giám định pháp y

Lặng thầm nghề giám định pháp y

(GLO)- Trong hành trình phá án, đội ngũ bác sĩ và cán bộ giám định pháp y của Phòng Kỹ thuật hình sự (KTHS), Công an tỉnh Gia Lai đóng vai trò rất quan trọng. Tuy vất vả nhưng họ vẫn cần mẫn làm việc, góp phần đấu tranh phòng-chống tội phạm và giữ bình yên cuộc sống.

Cán bộ Đoàn, ĐVTN cùng lực lượng quân đội đóng góp ngày công để đẩy nhanh tiến độ thi công nhà ở cho người dân. Ảnh: P.L

Xóa nhà tạm-Kiến tạo tương lai - Kỳ 2: Góp gạch hồng dựng xây mái ấm

(GLO)-Phong trào chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát đang lan tỏa trên địa bàn tỉnh Gia Lai bằng những việc làm cụ thể, thiết thực. Mỗi tấm lòng, mỗi hành động đều hiện thực hóa mục tiêu “không ai bị bỏ lại phía sau” trên hành trình góp gạch hồng dựng xây mái ấm, giúp người dân an cư, lạc nghiệp.

Bắt chồng giữa đại ngàn

Bắt chồng giữa đại ngàn

Nằm nép mình dưới chân núi Voi hùng vĩ, thôn Đarahoa hiện có hơn 340 hộ dân sinh sống, trong đó 80% là đồng bào dân tộc K’Ho. Không chỉ nổi bật bởi khung cảnh đại ngàn thơ mộng, Đarahoa còn gìn giữ một trong những phong tục đặc sắc bậc nhất của người K’Ho, tục "bắt chồng".

Những bưu tá mang báo Đảng tới vùng biên

Những bưu tá mang báo Đảng tới vùng biên

(GLO)- Trong thời đại mà mỗi người đều có smartphone, mạng xã hội nhảy số từng giây, vẫn có những người đều đặn chờ báo giấy để đọc từng mục, gạch từng dòng. Vì lẽ đó, ở xã vùng sâu, xã biên giới, bưu tá vẫn lặng lẽ mang báo Đảng đến tay các cán bộ cơ sở, đảng viên, người có uy tín...

null