Hậu phương người lính - điều chưa kể, kỳ 4: Bờ của người lính cảnh sát biển

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Khi con trai đầu lòng được 3 tuổi thì vợ chồng Thiếu tá Trần Tấn Vũ phát hiện cháu chậm phát triển, không nói được như những đứa trẻ cùng trang lứa. Đằng đẵng nhiều năm trời, chị Linh một mình lo chăm con bị bệnh để chồng yên tâm công tác.

Tảo tần một mình chăm con

Nên duyên vợ chồng hơn 10 năm thì cũng chừng ấy thời gian chị Lê Thị Thùy Linh (SN 1989) phải lo toan gia đình, chăm sóc con cái để chồng là Thiếu tá Trần Tấn Vũ (SN 1988) - Phó Đội trưởng Đội Đặc nhiệm phòng chống tội phạm ma tuý thuộc Phòng Phòng chống tội phạm, vi phạm của Vùng Cảnh sát biển 2 yên tâm công tác. Đặc biệt, con trai đầu lòng của vợ chồng chị Linh không may bị thiểu năng trí tuệ từ nhỏ.

Vợ chồng Thiếu tá Trần Tấn Vũ dạy con trai Trần Khôi Vĩ nhận biết chữ cái trong sách.
Vợ chồng Thiếu tá Trần Tấn Vũ dạy con trai Trần Khôi Vĩ nhận biết chữ cái trong sách.

Năm 2007, trong một lần về phép thăm gia đình ở thị trấn Củng Sơn, huyện Sơn Hoà, tỉnh Phú Yên, khi đến chơi nhà một người bạn, chàng học viên Quân đội Trần Tấn Vũ tình cờ gặp cô nữ sinh đồng hương vừa tốt nghiệp cấp 3 Lê Thị Thùy Linh. Cảm mến nhau từ lần gặp gỡ định mệnh ấy, hai người duy trì liên lạc qua những lá thư tay khi Vũ quay trở lại TPHCM tiếp tục học tập, còn Linh khăn gói lên thành phố Tuy Hòa học cao đẳng kế toán.

“Thường xuyên viết thư cho nhau để thăm hỏi, tâm sự, lâu dần nảy sinh tình cảm sâu đậm. Mỗi năm chúng tôi gặp nhau được hai lần vào dịp tôi nghỉ phép và về tranh thủ thăm gia đình dịp Tết Nguyên đán. Mãi sau này mới mua được điện thoại di động để liên lạc với nhau. Linh học được hai năm thì phải bỏ dở vì gia đình quá khó khăn về kinh tế. Sau đó cô ấy vào TPHCM làm công nhân trong khu công nghệ cao ở Quận 9, nên chúng tôi có thời gian gặp nhau nhiều hơn”, Thiếu tá Vũ kể.

Năm 2011, sau khi Vũ tốt nghiệp đại học và được phân công về Đoàn Đặc nhiệm phòng chống ma tuý số 3 của Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển (đóng quân tại Vũng Tàu), thì chị Linh cũng rời TPHCM về đây xin việc ở một công ty giày da. Hai người dự định tổ chức đám cưới trong thời gian này, nhưng mẹ anh Vũ được bác sĩ chẩn đoán mắc bệnh ung thư tuyến giáp, nên đám cưới đành hoãn lại vì toàn bộ số tiền lương ít ỏi của anh phải dành lo chữa trị cho mẹ.

“Khi sức khỏe mẹ tôi tốt hơn, chúng tôi tiến tới hôn nhân vào năm 2014. Ngày ấy, tôi phải ứng lương và vay mượn bạn bè để mua sính lễ và có tiền tổ chức đám cưới. Cùng năm ấy, vợ tôi sinh con trai đầu lòng Trần Khôi Vĩ”, Thiếu tá Vũ chia sẻ.

Kinh tế eo hẹp nên sau ngày cưới, hai vợ chồng thuê căn phòng trọ rộng chừng 10m2 trong một ngõ nhỏ, cách đơn vị của anh Vũ 2km ở thành phố Vũng Tàu để sinh sống, với giá thuê vài trăm ngàn đồng mỗi tháng. Không gian chật chội chỉ đủ chỗ cho chiếc giường nhỏ và miếng ván kê bếp đun nấu, song vẫn đầy ắp tiếng cười hạnh phúc của đôi vợ chồng trẻ.

Giây phút cả gia đình Thiếu tá Trần Tấn Vũ bên nhau trong những ngày anh không đi công tác xa nhà.
Giây phút cả gia đình Thiếu tá Trần Tấn Vũ bên nhau trong những ngày anh không đi công tác xa nhà.

Thế nhưng, do đặc thù nhiệm vụ nên Thiếu tá Vũ thường xuyên xa nhà, khi Linh đang mang bầu đứa con đầu lòng. Nhớ lại những tháng ngày ấy, chị Linh kể: “Thời gian tôi sinh cháu Vĩ thì anh ấy đang trong thời gian được cử đi học tại tỉnh Khánh Hòa. Vợ chồng tôi phải nhờ bà ngoại từ Phú Yên về Vũng Tàu phụ giúp lúc tôi sinh nở”.

Niềm vui đón tiếng cười con trẻ trong căn phòng trọ đơn sơ “ngắn chẳng tày gang”. Khi cậu bé Vĩ được 3 tuổi thì vợ chồng Thiếu tá Vũ phát hiện cháu chậm phát triển, không nói được như những đứa trẻ cùng lứa tuổi. Cả hai vợ chồng đều suy sụp tinh thần. Vĩ thường xuyên đau ốm, suy dinh dưỡng… nên chị Linh phải nghỉ việc, ở nhà chăm sóc con. Ông bà nội, ngoại cũng đều ở xa nên không thể nhờ cậy được. Đằng đẵng nhiều năm trời, chị Linh một mình lo chăm con bị bệnh để chồng yên tâm công tác. Đến năm 2019, tổ ấm nhỏ đón thành viên mới là bé gái Trần Ngọc Khánh Ngân.

“Đấu tranh với tội phạm nên tôi thường xuyên vắng nhà. Cuộc sống lúc này rất khó khăn vì cả nhà chỉ trông vào lương của tôi để chữa chạy cho con trai và chi tiêu sinh hoạt cho cả gia đình. Nhìn vợ con cực khổ, tôi rất xót xa nhưng phải nén lại để thực hiện thật tốt nhiệm vụ, vì mình là trụ cột gia đình”, Thiếu tá Vũ tâm sự.

Nắm tay nhau vượt qua gian khó

Sau 10 năm công tác ở Vũng Tàu, tháng 5/2020, Thiếu tá Vũ được cấp trên luân chuyển về Vùng Cảnh sát biển 2 nhận nhiệm vụ mới. Cả gia đình lại cùng nhau chuyển về “cơ ngơi” mới là căn nhà cấp 4 cũ kỹ cách đơn vị của anh Vũ 10km, với giá thuê 2 triệu đồng/tháng. Hơn một năm sau, gia đình anh được đơn vị tạo điều kiện cho thuê căn nhà công vụ ngay gần cơ quan ở huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam với chi phí thấp để giảm bớt khó khăn.

“Dù còn nhiều khó khăn, cực khổ nhưng tôi luôn tự hào về chồng tôi, vì anh là “Bộ đội Cụ Hồ - Người chiến sĩ Cảnh sát biển”. Tôi sẽ mãi là hậu phương vững chắc để anh ấy yên tâm công tác”.

Chị LÊ THỊ THÙY LINH (vợ Thiếu tá Trần Tấn Vũ)

“Khu nhà công vụ có 3 tầng. Do các con còn nhỏ và cháu lớn bị bệnh nên vợ chồng tôi được ưu tiên ở tầng một để tiện việc đi lại. Với diện tích 65m2, gia đình anh đã có không gian sinh hoạt tốt hơn. Năm 2022, vợ chồng tôi có thêm con gái út là cháu Trần Ngọc Khánh Hà”, Thiếu tá Vũ nói.

Tiếp lời chồng, chị Linh chia sẻ, may mắn là cả hai cô con gái đều phát triển bình thường. Tuy nhiên, gánh nặng kinh tế vẫn là nỗi lo thường trực của hai vợ chồng khi chị vẫn chưa thể đi làm vì các con còn nhỏ và nhất là bệnh tình của con trai không tiến triển.

Chuyển về ở khu nhà công vụ ngay cạnh đơn vị, nên Thiếu tá Vũ được gần vợ con hơn thời gian trước đây. Song, việc xa nhà vẫn là chuyện thường xuyên, bởi nhiệm vụ đặc thù của đội đặc nhiệm nơi anh công tác. Những năm chồng ở lại trực Tết, chỉ có mấy mẹ con lủi thủi dắt díu nhau đón xe về quê. Tất cả những sinh hoạt hàng ngày của các con như ăn uống, tắm rửa, vệ sinh… hầu hết đều trông vào sự tảo tần của chị Linh. Anh Vũ cũng nhiều lần phải xin phép đơn vị nghỉ làm để cùng vợ chăm sóc con.

Chị Lê Thị Thùy Linh nhặt rau chuẩn bị bữa cơm chiều đơn sơ, ấm cúng trong căn nhà công vụ.
Chị Lê Thị Thùy Linh nhặt rau chuẩn bị bữa cơm chiều đơn sơ, ấm cúng trong căn nhà công vụ.

Cuộc sống bộn bề khó khăn, nhưng sự sẻ chia, đồng cảm hết mực của người vợ thảo hiền và tình thương yêu dành cho các con đã giúp Thiếu tá Vũ vượt qua để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Quá trình công tác, 5 năm liên tục (2014-2018), anh là Chiến sĩ thi đua cơ sở; được Bộ trưởng Bộ Quốc phòng tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quân cùng nhiều phần thưởng của các cấp, ngành trao tặng.

Theo Nguyễn Minh (TPO)

Có thể bạn quan tâm

Bát nháo 'cò' vùng biên

Bát nháo 'cò' vùng biên

Tình trạng 'cò' đưa người qua lại biên giới Campuchia diễn ra bát nháo ở khu vực gần cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh) và Mỹ Quý Tây (Long An) tiềm ẩn nguy cơ về an ninh trật tự, tội phạm trốn truy nã, cờ bạc, buôn lậu, ma túy...

Những người 'vác tù và' bảo vệ rừng ở Yên Bái

Bảo vệ lá phổi xanh Mù Cang Chải

Dưới những tán rừng xanh ngát tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải ( Yên Bái), những năm trở lại đây, người dân xã Chế Tạo chủ động xã hội hóa từ nguồn dịch vụ môi trường rừng thành lập các tổ đội trực tiếp tuần tra, kiểm tra hàng tuần để bảo vệ những “lá phổi xanh” này.

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Ẩn sâu dưới những tán rừng xanh thẳm của Vườn quốc gia Vũ Quang là thế giới đầy sống động của vô số loài động vật quý hiếm. Để sở hữu cánh rừng già cổ thụ với hàng nghìn loài động vật, có những “chiến binh” đang ngày đêm thầm lặng bảo vệ kho báu khổng lồ giữa đại ngàn Trường Sơn.

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Bên đống bát đĩa vỡ toang, mọi người hì hụi chọn ra những cái tan nát nhất để thực hành một kỹ thuật thú vị trong nghệ thuật sơn ta, đó là thếp vàng - bạc, mục đích hàn gắn lại sản phẩm, che đi vết vỡ bằng kỹ thuật sơn thếp, dưới sự hướng dẫn của họa sĩ Nguyễn Xuân Lục.

Cán bộ an ninh gặp gỡ, tuyên truyền người dân không nghe kẻ xấu lôi kéo vượt biên. Ảnh: T.T

Buôn làng rộng lòng bao dung - Kỳ cuối: Thức tỉnh những người lầm lỡ

(GLO)-Giữa tháng 3-2024, Thiếu tướng Rah Lan Lâm-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công an tỉnh cùng đoàn công tác của Bộ Công an có chuyến sang Thái Lan để gặp gỡ những người dân tộc thiểu số Việt Nam đang cư trú bất hợp pháp ở 2 địa điểm thuộc huyện Bang Yai, tỉnh Nonthaburi.

Hậu phương người lính - điều chưa kể

Hậu phương người lính - điều chưa kể

LTS: Chấp nhận dấn thân và hy sinh để bảo vệ đất nước, những người lính Quân đội nhân dân Việt Nam luôn nêu cao ý chí quyết tâm gìn giữ, tỏa sáng hình ảnh anh “Bộ đội Cụ Hồ” nơi tuyến đầu gian khó. Song ít ai biết rằng, phía sau họ là hy sinh thầm lặng, những nỗi niềm canh cánh của người hậu phương.

'Bảo mẫu' đàn chim trời

'Bảo mẫu' đàn chim trời

Dựng trang trại trồng tre, nuôi vịt nhưng thấy đàn chim trời hàng nghìn con về trú ngụ, làm tổ, ông Nguyễn Mạnh Cường (Hà Tĩnh) đã dừng việc chăn nuôi, nhường vườn cây xanh tốt cho đàn chim trú ngụ, làm tổ.