Hậu phương người lính - điều chưa kể - Kỳ 2: Những cây phong ba trên đất liền

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Không thể đo đếm được những khó khăn, vất vả của những người vợ của lính đảo. Nhưng xuất phát từ tình yêu với chồng ngày đêm kiên cường bảo vệ từng tấc đất, vùng biển thiêng liêng của Tổ quốc, các chị nỗ lực gấp nhiều lần để chu toàn việc gia đình, cơ quan.

Hai trái tim chung nhịp đập

Với chị Trần Thị Hải Bắc, tất cả tình yêu dành cho chồng, người lính đảo Trường Sa - Trung tá Trần Công Dụng, Phó Đồn Trưởng Đồn Biên phòng Trường Sa, Bộ đội Biên phòng tỉnh Khánh Hòa, luôn đong đầy, hai trái tim dù cách xa nghìn dặm nhưng vẫn chung nhịp đập. Tình yêu dành cho người lính đã trở thành nguồn động lực để chị kiên cường vượt qua mọi khó khăn, thử thách, làm tròn vai người vợ, người cha, người mẹ nuôi dạy các con khôn lớn.

Hạnh phúc của hậu phương những người lính ra thăm Trường Sa.
Hạnh phúc của hậu phương những người lính ra thăm Trường Sa.

Chị Bắc bén duyên với anh Dụng trong lần Đoàn Thanh niên tổ chức hoạt động giao lưu văn nghệ. Là đồng hương Thái Bình, trong buổi giao lưu ấy anh chị dành nhiều thời gian tâm sự, sau đó là những cuộc điện thoại, tin nhắn thường xuyên, rồi anh chị yêu nhau lúc nào không biết. Tình yêu của anh chị chớm nở, đơm hoa, đến năm 2008 thì kết trái. Sau đám cưới ấm cúng là những ngày tháng anh đi công tác triền miên ở các đơn vị, đóng quân ở đảo Bình Ba, Bích Đầm của tỉnh Khánh Hòa.

Địa điểm đóng quân của anh ở tỉnh Khánh Hòa không phải xa xôi, nhưng thi thoảng anh mới được về thăm nhà, nên mọi việc nhà đều một tay chị Bắc quán xuyến. Rồi lần lượt 2 cô con gái bé bỏng kết tinh từ tình yêu ngọt ngào của anh chị chào đời. “Lúc “vượt cạn” không có chồng bên cạnh động viên tôi cũng tủi thân. Khi con đầy tháng tuổi anh mới có dịp nghỉ phép về thăm nhà. Nhưng mọi việc đều qua hết, bởi vợ của lính tôi cũng rắn rỏi hơn bình thường”, chị Bắc tâm sự.

Chồng đi công tác xa biền biệt, chỉ có 3 mẹ con ở nhà, những lúc con ốm đau hay dịp lễ, Tết là buồn nhất. Dù vậy, chị Bắc vẫn luôn tự nhắc mình phải cố gắng nhiều hơn nữa để làm tròn vai, vừa chăm lo gia đình, vừa hoàn thành công việc của cơ quan.

Phút gần gũi của chị Trần Thị Hải Bắc và Trung tá Trần Công Dụng ở ở Trường Sa lớn.
Phút gần gũi của chị Trần Thị Hải Bắc và Trung tá Trần Công Dụng ở ở Trường Sa lớn.

Nói về chồng, ánh mắt chị Bắc rạng ngời tự hào: “Chồng tôi là người bố rất quan tâm con, yêu thương vợ. Dù bố công tác xa nhà nhiều ngày, ít khi được chăm sóc con cái, nhưng mỗi lần được nghỉ phép, nghỉ tranh thủ, các con cũng rất quấn quýt, yêu bố. Trong sinh hoạt, tôi thường kể cho các con về công việc của bố, nên các con rất tự hào về bố và thấy có bố luôn ở bên. Điều mà tôi tự hào, trân trọng là anh luôn hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ và không bao giờ quên quan tâm đến vợ con, người thân trong gia đình”.

Gia đình anh chị có hai cháu, cháu lớn là Trần Minh Ánh Hằng đang học lớp 10, cháu thứ hai là Trần Minh Anh học lớp 9. Tháng 12/2023, Trung tá Trần Công Dụng viết đơn xung phong ra công tác tại đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa). Ngày anh lên đường nhận nhiệm vụ đúng vào thời điểm con gái lớn bước vào thời gian cao điểm ôn thi vào lớp 10, cháu nhỏ đang tuổi lớn, rất cần sự kèm cặp của người cha. Chị Bắc vừa phải đảm nhận vai làm mẹ, làm bố để gần gũi, dạy bảo, động viên con hoàn thành kỳ thi.

“Tôi may mắn được ra thăm Trường Sa, được sống với những người lính kiên cường như cây phong ba luôn vững vàng trong giông gió, bảo vệ biển đảo của Tổ quốc. Năm ngày sống trên đảo, được ở bên anh, bên đồng đội của anh, tôi thấu hiểu những khó khăn vất vả của người lính đảo. Nhưng trong câu chuyện, người lính đảo không nói về vất vả của mình, mà họ dành hết tình cảm cho hậu phương với tình yêu son sắt, thủy chung. Bởi họ luôn thấu hiểu những người phụ nữ phải nỗ lực rất nhiều để vừa làm con, làm dâu, vừa làm mẹ và làm vai trò trụ cột của người bố trong gia đình”, chị Bắc chia sẻ.

Ở đảo xa, bão táp phong ba có những người lính đảo đứng chắn, giữ bình yên cho đất liền. Và mưa bão ở đất liền, có người vợ lính đảo che chắn, giữ lửa cho tổ ấm, trở thành hậu phương vững chắc, tạo niềm tin, sức mạnh cho những người con đất Việt kiên trung ngày đêm canh giữ “Tổ quốc nơi đầu sóng”.

Rắn rỏi

Chúng tôi đến thăm nhà chị Nguyễn Thị Mỹ Huệ, điều dưỡng Bệnh viện đa khoa Bắc Khánh Hòa - “một nửa” yêu thương của Thiếu tá Huỳnh Dũng, nhân viên kiểm soát, Đồn Biên phòng Trường Sa. Với chất giọng nhỏ nhẹ của một điều dưỡng có thâm niên, chị Huệ kể câu chuyện của gia đình đầy tự hào. “Gia đình tôi có hai cháu, cháu lớn học lớp 11, cháu nhỏ học lớp 7. Các cháu luôn tự hào về bố, cố gắng học giỏi để động viên bố, làm cho bố vui ở nơi biển đảo xa xôi”, chị tâm sự.

Chị Huệ cũng như bao vợ người lính khác, mọi công việc trong gia đình chị đều lo toan, quán xuyến. Ở nhà, chị là người mẹ đảm đang, người con hiếu thảo; ở cơ quan chị là một cán bộ mẫu mực chăm lo cho bệnh nhân. Chị Huệ chia sẻ: “Khi yêu anh ấy, tôi đã được nghe và thấm nhuần câu khẩu hiệu “Đồn là nhà, biển đảo là quê hương…”, nên trong tâm tưởng chị luôn xác định, mình không được gần gũi chồng như bao người vợ khác. Để anh yên tâm công tác, tôi phải vững vàng, rắn rỏi giúp anh lo chu toàn việc nhà, nuôi dạy các con nên người, thay chồng chăm sóc, phụng dưỡng mẹ già”.

Phút chia tay của hậu phương với những người lính đảo.
Phút chia tay của hậu phương với những người lính đảo.

Đầu năm 2021, gia đình gặp biến cố khiến chị cảm giác như ngã gục khó gượng dậy. Thời điểm đó mẹ ốm nặng, dù chị hết lòng chăm sóc, nhưng vì tuổi già, sức yếu, bà ra đi mãi mãi. Khi mẹ ra đi anh Dũng đang được tăng cường vào biên giới Tây Nam, phòng chống dịch COVID - 19.

“Lúc mẹ mất, cũng là thời gian cao điểm của dịch, đang giãn cách xã hội nên anh Dũng không về được; anh em họ hàng cũng hạn chế không được tiếp xúc. Một mình tôi lo cho mẹ về nơi an nghỉ cuối cùng. Thực sự trong thời gian này, có lúc tôi muốn ngã quỵ, nhưng là vợ của người lính được rèn luyện qua từng năm tháng, nên tôi đã vượt qua”, chị Huệ chia sẻ.

“Trong hoàn cảnh như vậy, anh Dũng là người đau khổ nhất!”, chị Huệ chia sẻ. Biết chồng mình đang ở tột cùng nỗi đau, dù rơi vào hoàn cảnh ngặt nghèo, chị vững vàng lo hậu sự cho mẹ và động viên chồng yên tâm, ở nhà đã có em lo cho mẹ chu đáo. “Tôi thầm cảm ơn vợ rất nhiều! Những lúc khó khăn nhất cần người đàn ông “đứng mũi chịu sào” thì chồng không có mặt ở nhà, để mặc một mình cô ấy gánh vác việc đại sự. Khi mình hoàn thành nhiệm vụ trở về, việc gia đình đã trong ấm ngoài êm. Mỗi lúc có thời gian tôi dành hết thời gian cho gia đình, cho vợ con!”, anh Dũng chia sẻ. (Còn nữa)

Thượng tá Nguyễn Văn Khang, Chính trị viên Đồn Biên phòng Trường Sa cho biết: “Hậu phương của những người lính đảo luôn bình dị nhưng lại có sức “chiến đấu” rất mãnh liệt giúp cho những người lính Biên phòng ở Trường Sa yên tâm công tác. Phía sau những người lính kiên cường không sợ hiểm nguy là những người vợ thầm lặng, tần tảo gánh vác việc gia đình, gác lại những nỗi lòng riêng, trở thành điểm tựa tinh thần, nguồn động viên to lớn để cán bộ, chiến sĩ Biên phòng xả thân, hết mình vì biên cương Tổ quốc”.

Theo Viết Hà (TPO)

Có thể bạn quan tâm

Miền lửa đạn hồi sinh

Miền lửa đạn hồi sinh

Thung lũng Ia Drăng từng là vùng chiến địa nổi danh trên thế giới với đầy rẫy đạn bom. Hơn 50 năm sau, vùng thung lũng chết ấy đã hồi sinh với màu xanh của cây công nghiệp như tiêu, cà phê, cao su; mang lại việc làm và đời sống ấm no cho đồng bào địa phương cũng như dòng người đi kinh tế mới.

Sắc màu huyền bí

Sắc màu huyền bí

Văn hóa dân tộc M’nông luôn tạo cảm giác tò mò bởi sự huyền bí. Ở bất cứ lễ hội nào, đồng bào dân tộc M’nông cũng thể hiện những nét đặc trưng độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa của dân tộc họ. Bản sắc văn hóa đó cứ mãi lan tỏa, rất riêng, không nơi nào có được.

Bánh cuốn của người Tày trên vùng đất lúa

Bánh cuốn của người Tày trên vùng đất lúa

(GLO)- Từ hàng chục năm trước, nhiều gia đình người Tày từ các tỉnh miền núi phía Bắc di cư vào vùng đất Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) với khát khao xây dựng cuộc sống mới. Cũng từ đó, món bánh cuốn hay còn được gọi là bánh cuốn canh được họ mang theo đã trở thành đặc sản của vùng đất này.

Dưới bóng nêu làng

Dưới bóng nêu làng

Nghệ nhân nhân dân Hồ Ngọc An (70 tuổi, ở làng Trà Dòn, thôn 2, xã Trà Thủy, H.Trà Bồng, Quảng Ngãi) ngày đêm "truyền lửa", đào tạo lớp trẻ thực hành nghệ thuật trang trí cây nêu làng để gìn giữ tinh túy văn hóa dân tộc Kor.

Nghề lái tàu metro: 'Trái tim' của đoàn tàu

Nghề lái tàu metro: 'Trái tim' của đoàn tàu

Không trực tiếp lái tàu hay đón khách, đội ngũ nhân viên tại Phòng điều độ ở depot Long Bình (TP.Thủ Đức, TP.HCM) là những người làm việc thầm lặng, nhưng quyết định sự vận hành trơn tru của toàn hệ thống metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên).

Mưu sinh trên những cánh rừng

Mưu sinh trên những cánh rừng

(GLO)- Việc trồng rừng đã tạo cơ hội việc làm cho nhiều người dân xã Song An, thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai. Giai đoạn nào, công việc ấy, người lao động rong ruổi trên những cánh rừng, nhọc nhằn mưu sinh, kiếm tiền trang trải cuộc sống.

Nữ anh hùng ở ngôi làng anh hùng

Nữ anh hùng ở ngôi làng anh hùng

Ngôi làng ấy trải qua những năm tháng đau thương và hào hùng của chiến tranh, ngôi làng ấy cũng sinh ra người nữ anh hùng đặc biệt. Mấy mươi năm ngày đất nước thống nhất, làng anh hùng đã thay da đổi thịt, và người nữ anh hùng cũng đã bạc trắng mái đầu.

Đổi thay trên quê hương Anh hùng A Sanh

Đổi thay trên quê hương Anh hùng A Sanh

(GLO)- Phát huy truyền thống quê hương Anh hùng A Sanh, những năm qua, người dân làng Nú (xã Ia Khai, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) luôn nêu cao tinh thần đoàn kết, tích cực, chủ động trong lao động sản xuất, trở thành điểm sáng trong xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư.

Ký ức tháng ba

Ký ức tháng ba

(GLO)- Một ngày mùa khô cuối tháng 3-1975, ông Ksor Doen lần đầu tiên trở về làng Tung (xã Ia Nan, huyện Đức Cơ) sau hơn 2 năm xa nhà. Quê nhà hiện ra sau cây hoa pơ lang còn sót lại vài bông cuối mùa khiến người lính đang ngây ngất trong niềm vui chiến thắng càng bồn chồn bước chân.