Là sỹ quan điều khiển tên lửa trong kháng chiến chống Mỹ, sau ngày 30/4, đất nước thống nhất, tháng 9/1975, tôi xuất ngũ, về làm phóng viên báo Tiền Phong.
(GLO)- Giữa lòng đại ngàn Tây Nguyên, những trang sử vẻ vang một lần nữa được mở ra qua ký ức của Thiếu tướng Đinh Dương. Cùng lắng nghe để thấy sự hy sinh và tinh thần bất khuất của người lính cụ Hồ!
Không thể đo đếm được những khó khăn, vất vả của những người vợ của lính đảo. Nhưng xuất phát từ tình yêu với chồng ngày đêm kiên cường bảo vệ từng tấc đất, vùng biển thiêng liêng của Tổ quốc, các chị nỗ lực gấp nhiều lần để chu toàn việc gia đình, cơ quan.
LTS: Chấp nhận dấn thân và hy sinh để bảo vệ đất nước, những người lính Quân đội nhân dân Việt Nam luôn nêu cao ý chí quyết tâm gìn giữ, tỏa sáng hình ảnh anh “Bộ đội Cụ Hồ” nơi tuyến đầu gian khó. Song ít ai biết rằng, phía sau họ là hy sinh thầm lặng, những nỗi niềm canh cánh của người hậu phương.
(GLO)- Trưởng thành từ người lính, dấu chân của Trung tướng Khuất Duy Tiến-nguyên Tư lệnh Quân đoàn 3 đã in đậm trên mảnh đất Tây Nguyên. Mỗi lần vào thăm lại chiến trường xưa, vị tướng của chiến trường năm nào vẫn luôn trăn trở về sự phát triển ở vùng đất có vị trí chiến lược này.
Trên mọi miền xứ Quảng, nơi nào gian khó, nơi đó có dấu chân của người lính. Bộ đội Cụ Hồ đã gieo niềm tin, tình quân dân thắm đượm, đồng lòng vượt qua trở ngại, xây dựng cuộc sống ấm no.
(GLO)- Biết bao người mẹ, người vợ ở hậu phương đã thầm lặng gánh vác việc gia đình để trở thành điểm tựa tinh thần giúp người lính hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Trong những cơn lũ dữ hay những thời khắc đặc biệt của thiên tai, những người lính biên phòng ở các bản làng heo hút nơi biên viễn lại gánh vác trách nhiệm và xứ mệnh không chỉ của một người lính, mà còn là của đồng bào nước Việt dành cho nhau.
Sau những năm tháng chiến đấu ác liệt khi làm nghĩa vụ quốc tế cao cả tại chiến trường Campuchia, ông Nguyễn Hồng Châu mang theo những mảnh đạn găm trong mình trở về quê hương. Bằng ý chí kiên cường, người thương binh này nỗ lực vươn lên và luôn nhớ về đồng đội.
Mùa này, cứ sau ngày hoa ban nở trắng rừng Tây Bắc là tiếng ve ngân inh ỏi trong các tán lá. Ve kêu là nắng nóng oi bức khiến người và trâu bò chỉ muốn náu trong bụi cây mà thở. Ấy thế mà bà Hon vẫn lên đây từ sáng sớm.
Những người lính đã biến nỗi nhớ nhà, nhớ quê thành động lực, lòng tự hào được cống hiến thanh xuân và tuổi trẻ của mình để bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc, bình yên cho mọi nhà.
Bây giờ, mỗi khi gặp nhau, nhắc lại buổi tiệc mừng xuân Nhâm Tuất năm ấy trên đất Campuchia, chúng tôi bồi hồi xúc động nhớ những kỷ niệm không thể nào quên của một thời làm quân tình nguyện trên đất bạn.
Trên chuyến tàu tới Long Châu (Cát Bà, Hải Phòng), tình cờ tôi gặp hai người lính: Đại úy Cao Văn Quyết (Đài quan sát Long Châu)-nhận nhiệm vụ ở Long Châu từ cuối 2015 và Trung tá Hoàng Thanh Hải (Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng TP Hải Phòng)-đã từng nhận công tác ở Long Châu cách đây gần 20 năm, từ 2002 tới 2004. Anh Quyết trở lại đảo tiếp tục nhiệm vụ sau một tuần hội thao trong đất liền, còn anh Hải tìm lại mảnh đất gắn bó cũ. Họ như tìm thấy một chủ đề chung, khi nói về hòn đảo mà cả hai gắn bó.
Đã gần bước sang tuổi 90, song mỗi khi nhớ lại một thời cầm súng, người lính từng vào Nam ra Bắc, Thiếu tá Lữ Bá Vương (tổ dân phố 3, thị trấn Krông Kmar, huyện Krông Bông) như sống lại tuổi 20.
Trong đợt dịch Covid-19 lần thứ 4 bùng phát tại TP.HCM và các địa phương phía nam, các đơn vị quân đội đã về vùng tâm dịch, sát cánh cùng cấp ủy, chính quyền địa phương, hỗ trợ nhân dân phòng chống dịch...
GLO)- Những người lính Trung đoàn 95 năm xưa nay đã già yếu nhưng tình đồng đội vẫn còn vẹn nguyên. Rời nhà ông Lâm Huế, các cựu chiến binh vẫn giữ thói quen “chào thủ trưởng“ và hẹn gặp nhau trong một ngày gần nhất.
Ông là người đã từng chiến đấu ở mặt trận Vị Xuyên, Hà Giang trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc; là thương binh hạng 4/4. Song, với ý chí của Bộ đội Cụ Hồ, ông đã vượt qua tất cả khó khăn vì những vết thương để rời đất Bắc Ninh vào Lạc Dương, Lâm Đồng lập nghiệp. Hiện nay, ông Trần Xuân Lộc (sinh năm 1961) là Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh thị trấn Lạc Dương. Ký ức của ông về những ngày vào chiến trường vẫn mãi không phai.
(GLO)- Gác lại niềm vui đón Tết bên gia đình và người thân, những người lính của Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh (huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai) vẫn ngày đêm canh gác, bảo vệ yên bình cho Tổ quốc.
Ngay sau khi bộ binh Trung Quốc tràn qua khu vực bản Sín Chải, xã Sì Lở Lầu, H.Phong Thổ, tỉnh Lai Châu trong những ngày đầu Chiến tranh biên giới phía Bắc thì ông Nguyễn Quang Phổ vẫn bám dân và sống trong lòng địch.
(GLO)- Những ngày qua, nhiều tấm hình mang dòng chữ “Nhà có chồng bộ đội vui lòng không hỏi Tết này chồng có về không?“ xuất hiện trên mạng xã hội Zalo, Facebook. Chẳng phải ngẫu nhiên mà cộng đồng mạng lại chia sẻ điều đó, bởi đơn giản, khi Tết Nguyên đán cận kề thì dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, những người lính đang phải căng mình thực hiện “nhiệm vụ kép“.
Nhân kỷ niệm 76 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, nhiều đơn vị xuất bản trong nước đã có các ấn phẩm về người lính cả trong chiến tranh lẫn thời bình. Đây được xem là nguồn tư liệu quý giá để độc giả hiểu hơn về những năm tháng hào hùng mà người lính đã sống và chiến đấu, cũng như về những tâm tư của người lính hôm nay.