Người lính già và ký ức không ngủ yên

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ông Mai Quang Minh, cựu chiến binh 82 tuổi, kể lại những trận chiến oai hùng và ký ức chiến tranh không nguôi trong lòng ông.

Chiến tranh đã lùi xa nửa thế kỷ, nhưng trong ký ức của người thương binh Mai Quang Minh (nguyên Đại đội trưởng thuộc lực lượng vũ trang Điện Bàn) một thời bom đạn, hy sinh và quả cảm vẫn in sâu trong từng vết sẹo trên cơ thể. Nay ở tuổi 82, ông vẫn sống trọn với những ký ức của đời lính oanh liệt.

1nguoilinh.jpg
Tấm ảnh chụp trong chiến tranh của ông Minh với người đồng đội Nguyễn Quang Ảnh (cầm súng), trợ lý Quân báo Huyện đội Điện Bàn. Ảnh: Ông Minh cung cấp

Mưu trí giữa vòng vây

Ông Mai Quang Minh sinh năm 1943 tại làng Đức Ký (nay thuộc thôn Đông Đức, phường Điện Thọ, thị xã Điện Bàn, Quảng Nam). Trong kháng chiến chống Mỹ, ông là bộ đội địa phương, tham gia hàng trăm trận đánh lớn nhỏ, nhiều phen vào sinh ra tử.

Một trong những trận đáng nhớ với ông diễn ra vào mùa khô năm 1965. Ông được giao dẫn đường cho một cán bộ chỉ huy (người mang bí danh Nam) từ căn cứ Gò Nổi (Điện Quang) vượt sông Thu Bồn sang Điện Thọ. Không may, cả hai lọt vào vòng vây tiểu đoàn địch, giữa cánh đồng mía bị phóng hỏa.

Trước tình thế ngặt nghèo, ông Minh nhanh trí bóc bỏ toàn bộ lá mía khô quanh khu vực nhỏ, giấu mình vào giữa để tránh lửa bén vào. Kỳ diệu thay, địch không phát hiện. Chờ lửa tàn, cả hai thoát khỏi vòng vây, trở về căn cứ an toàn.

“Không có cậu, thì anh coi như đã chết chắc”, người thủ trưởng nghẹn ngào nói với ông. Sau này, chính vị cán bộ ấy đã nhiều lần ký tặng ông danh hiệu “Dũng sĩ diệt Mỹ”, “Dũng sĩ quyết thắng”.

2nguoilinh.jpg
Ông Minh và bộ sưu tập hàng chục giấy xác nhận “Dũng sĩ diệt Mỹ”, “Dũng sĩ quyết thắng”. Ảnh: N.BÌNH

Tên tuổi của ông Minh cũng gắn liền với trận đánh nổi tiếng vào đồn Ngũ Giáp ở xã Điện Thắng giữa tháng 7/1966. Đây là trận đánh táo bạo với lực lượng chủ lực chỉ gồm 18 cán bộ, chiến sĩ, du kích và đảng viên, cải trang thành dân thường chở ba xe bò “bón phân”.

Trong mỗi xe, 3 bộ đội ẩn mình dưới lớp phân chuồng bốc mùi để địch không kiểm tra. Khi xe đến sát đồn, đồng loạt bộ đội bật dậy, ném lựu đạn và xả súng tấn công. Kết quả, ta tiêu diệt và bắt sống 30 tên địch, giành thắng lợi vang dội.

Ông Minh là một trong những người trực tiếp tham chiến. Dù chiến thắng, ông và đồng đội không khỏi xót xa khi hai cán bộ xã là Trần Kỳ (xã đội trưởng) và Nguyễn Thị Tranh (xã đội phó) anh dũng hy sinh ngay tại trận địa.

Trải qua hàng trăm trận đánh, ông Minh nhiều lần bị thương nặng, song chưa từng nản chí. Có thời gian ra Bắc an dưỡng, nhưng hễ vết thương vừa lành, ông lại xin trở lại chiến trường.

Suốt 15 năm binh nghiệp, ông nhận 11 danh hiệu dũng sĩ, 7 huân chương chiến công, kháng chiến và 5 huân chương giải phóng. Với đồng đội, ông là người gan góc, mưu lược; với địch, là cái tên luôn nằm trong “sổ đen” cần loại trừ.

Di chứng chiến tranh và khát vọng hòa bình

Rời quân ngũ năm 1981, ông Minh đưa gia đình lên vùng núi Trà My (nay là thị trấn Trà My, huyện Bắc Trà My) làm kinh tế mới.

Thoát khỏi khói lửa chiến tranh, ông đối mặt với những di chứng nặng nề. Là thương binh hạng 2 và nạn nhân chất độc da cam, ông mang trong mình hai mảnh đạn (một nằm ở vùng thần kinh hông, một găm trước đốt sống số 8) gây đau nhức dữ dội mỗi khi trái gió, trở trời.

3nguoilinh.jpg
Một trong số hàng chục chứng nhận "Dũng sĩ diệt Mỹ" của ông Minh do thủ trưởng (bí danh tên Nam) ký xác nhận năm 1967. Ảnh: N.Bình

Có lần, một mảnh đạn trong vết thương mũi bất ngờ trồi ra, rơi xuống miệng, khiến cả nhà hốt hoảng. Hiện ông còn bị tiểu đường nặng, một mắt hỏng hoàn toàn, mắt còn lại suy giảm hơn 50% thị lực. Vết thương cũ chi chít khắp người, nhiều đêm hành hạ ông trong những cơn đau quằn quại.

Thế nhưng, điều khiến ông trăn trở không phải là những cơn đau, mà là những mất mát trong chiến tranh. Hồi tưởng một thời trận mạc, ông chỉ mong đất nước mãi hòa bình.

“Tôi từng chứng kiến quá nhiều sinh mạng hy sinh. Không có gì đau đớn bằng chiến tranh. Mọi bất đồng nên giải quyết bằng đối thoại. Đừng để người dân vô tội phải gánh chịu” - ông nói, mắt rưng rưng.

4nguoilinh.jpg
Ông Phạm Ngọc Xê (phải) lên Trà My thăm, chụp ảnh lưu niệm với ông Minh hồi năm 2023. Ảnh: N.Bình

Ông Phạm Ngọc Xê - nguyên chiến sĩ Đại đội 1 (Huyện đội Điện Bàn) cho biết: “Anh Minh là người gan lỳ, không sợ hiểm nguy, rất quyết đoán trong chiến đấu. Đồng đội bị hại, anh thường có cách đáp trả buộc địch thiệt hại gấp nhiều lần”.

Người dân Trà My nay quen với hình ảnh người cựu binh có vóc dáng gầy gò nhưng tinh thần vững chãi, miệng thường nở nụ cười hiền hậu. Trong căn nhà đơn sơ ở tổ Đồng Trường, ông cất giữ cẩn thận nhiều tấm giấy chứng nhận, huân chương như một phần ký ức thiêng liêng. Đó không chỉ là minh chứng cho một đời chiến đấu oanh liệt, mà còn là ký ức hào hùng của cả một thế hệ “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”.

Theo NGUYỄN BÌNH (QNO)

Có thể bạn quan tâm

Nông sản Việt đang ở đâu?

Nông sản Việt đang ở đâu?

Thời điểm hiện tại, Việt Nam đang vào vụ thu hoạch các mặt hàng nông sản như: vải, nhãn, sầu riêng, thanh long,… Câu hỏi đặt ra giải pháp nào để xúc tiến xuất khẩu, nâng cao năng lực cạnh tranh cho nông sản mùa vụ Việt Nam tránh tình trạng ùn ứ, điệp khúc “được mùa mất giá”.

Lặng thầm nghề giám định pháp y

Lặng thầm nghề giám định pháp y

(GLO)- Trong hành trình phá án, đội ngũ bác sĩ và cán bộ giám định pháp y của Phòng Kỹ thuật hình sự (KTHS), Công an tỉnh Gia Lai đóng vai trò rất quan trọng. Tuy vất vả nhưng họ vẫn cần mẫn làm việc, góp phần đấu tranh phòng-chống tội phạm và giữ bình yên cuộc sống.

Cán bộ Đoàn, ĐVTN cùng lực lượng quân đội đóng góp ngày công để đẩy nhanh tiến độ thi công nhà ở cho người dân. Ảnh: P.L

Xóa nhà tạm-Kiến tạo tương lai - Kỳ 2: Góp gạch hồng dựng xây mái ấm

(GLO)-Phong trào chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát đang lan tỏa trên địa bàn tỉnh Gia Lai bằng những việc làm cụ thể, thiết thực. Mỗi tấm lòng, mỗi hành động đều hiện thực hóa mục tiêu “không ai bị bỏ lại phía sau” trên hành trình góp gạch hồng dựng xây mái ấm, giúp người dân an cư, lạc nghiệp.

Vào 'lò' gia công mỹ phẩm

Vào 'lò' gia công mỹ phẩm

Thị trường mỹ phẩm “nóng rực” khi hàng loạt sản phẩm vô chủ vứt bừa bãi, doanh nghiệp ồ ạt xin thu hồi công bố. Phóng viên đã thâm nhập thị trường mỹ phẩm để tận thấy cách thức hô biến đồ rẻ tiền thành cao cấp, chiêu trò của các ông trùm vươn vòi bạch tuộc, bủa vây người người tiêu dùng.

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt

Với đường bờ biển dài, điều kiện tự nhiên thuận lợi, nguồn lợi thủy sản phong phú, Việt Nam sở hữu lợi thế lớn về nghề nuôi biển. Thời gian qua, Chính phủ đã ban hành các chính sách nhằm tháo gỡ những nút thắt, phát huy tiềm năng, hướng tới mục tiêu phát triển nghề nuôi biển hiện đại, bền vững.

Bắt chồng giữa đại ngàn

Bắt chồng giữa đại ngàn

Nằm nép mình dưới chân núi Voi hùng vĩ, thôn Đarahoa hiện có hơn 340 hộ dân sinh sống, trong đó 80% là đồng bào dân tộc K’Ho. Không chỉ nổi bật bởi khung cảnh đại ngàn thơ mộng, Đarahoa còn gìn giữ một trong những phong tục đặc sắc bậc nhất của người K’Ho, tục "bắt chồng".

Những bưu tá mang báo Đảng tới vùng biên

Những bưu tá mang báo Đảng tới vùng biên

(GLO)- Trong thời đại mà mỗi người đều có smartphone, mạng xã hội nhảy số từng giây, vẫn có những người đều đặn chờ báo giấy để đọc từng mục, gạch từng dòng. Vì lẽ đó, ở xã vùng sâu, xã biên giới, bưu tá vẫn lặng lẽ mang báo Đảng đến tay các cán bộ cơ sở, đảng viên, người có uy tín...

Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân tặng giấy khen cho các nhà báo, phóng viên hoàn thành chuyến thăm, chúc Tết cán bộ, chiến sĩ Nhà giàn DK1. Ảnh: N.Q

Tác nghiệp trên Nhà giàn DK1

(GLO)- Vượt qua hàng trăm hải lý để đến với Nhà giàn DK1 là một trải nghiệm không thể nào quên đối với người làm báo. Càng đặc biệt hơn đối với tôi khi đây là lần đầu tiên được đặt chân lên Nhà giàn DK1 tác nghiệp, để thấm thía thế nào là gian khó, thế nào là tự hào.

Nhớ thời làm báo trong kháng chiến

Nhớ thời làm báo trong kháng chiến

(GLO)- Trong kháng chiến, bên cạnh những người lính cầm súng chiến đấu còn có nhiều phóng viên chiến trường với “vũ khí” là chiếc máy ảnh, cuốn sổ tay, cây bút để ghi lại từng khoảnh khắc của lịch sử. Ông Nguyễn Đức Thanh và ông Lý Vĩnh Hoa là những nhà báo như vậy.

null