Người lính một thời chống FULRO trên mảnh đất Chư Prông

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- “Tuổi trẻ của tôi tự hào nhất là cùng với đồng đội đưa được hàng trăm người lầm lỡ trở về với chính nghĩa, với buôn làng, sống trong sự thương yêu của gia đình và cộng đồng”-Thượng tá Lê Ngọc Hưng-Phó Trưởng phòng Xuất nhập cảnh (Công an tỉnh Gia Lai) chia sẻ.

Những dòng tâm sự ấy như lần giở về quảng thời gian gần 20 năm Thượng tá Lê Ngọc Hưng gắn bó với mảnh đất Chư Prông.

Ấn tượng đầu tiên khi tôi gặp anh là người đàn ông có thân hình nhỏ bé với đôi mắt sáng, nụ cười thân thiện và cách nói chuyện thật giản dị, gần gũi. Và phía sau dáng người nhỏ bé đó là một hành trình dài với những câu chuyện khiến người ta cảm phục.

1logo.jpg

Nhiệt huyết tuổi trẻ

Sau khi tốt nghiệp Học viện An ninh năm 2004, anh Lê Ngọc Hưng được Bộ Công an điều động đến nhận công tác tại Công an huyện Chư Prông.

Thời gian này, huyện Chư Prông còn hoang sơ, heo hút, lại thêm bọn phản động FULRO do Ksor Kơk cầm đầu thường xuyên tạc lịch sử, bóp méo, phủ nhận đường lối, chính sách dân tộc, tôn giáo của Đảng và Nhà nước; truyền bá tư tưởng kỳ thị, chia rẽ khối đoàn kết Kinh-Thượng, lương-giáo, kích động tư tưởng ly khai, rêu rao cái gọi là “Nhà nước Đê ga độc lập” để lừa bịp một số người dân tộc thiểu số nhẹ dạ cả tin, nhằm chống phá chính quyền, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, phá hoại cuộc sống yên bình của Nhân dân.

Khi mới về nhận công tác tại Công an huyện Chư Prông, anh Hưng được phân công phụ trách địa bàn xã Ia Băng-nơi có người theo FULRO, “Tin lành Đê ga” nhiều nhất huyện. Địa bàn rộng, đoạn đường cả đi và về ngót nghét 50 km. Đường xấu, vắng vẻ, đi lại khó khăn, công việc bộn bề, nhưng không làm vơi đi nhiệt huyết của tuổi trẻ. Anh lăn xả vào nhận mọi nhiệm vụ, từ việc nắm tình hình, xác minh có đối tượng FULRO đang lẩn trốn, cho đến mai phục, truy bắt, lấy lời khai đối tượng, góp phần phục vụ tốt công tác đấu tranh phòng-chống FULRO trên địa bàn.

images2748519-dsc-9344.jpg
Anh Lê Ngọc Hưng (khi còn là Thiếu tá, Đội trưởng Đội An ninh Công an huyện Chư Prông) tiếp xúc tranh thủ già làng Rơ Mah Klua (làng Lâm So, xã Thăng Hưng) để vận động người dân chấp hành tốt các quy định của pháp luật. Ảnh: T.T.T

Thượng tá Hưng nhớ lại: “Năm 2006, lần đầu tiên tôi tham gia truy bắt đối tượng. Tổ công tác bắt đầu hành quân từ 9 giờ tối cho đến 4 giờ sáng hôm sau mới về. Trời Tây Nguyên mùa khô về đêm lạnh buốt, gió rít từng cơn như cứa vào từng lớp da, thớ thịt. Chúng tôi phải đi bộ tuần tra cả mấy chục cây số trên khắp các cánh rừng.

Những nơi này có rất nhiều muỗi, rết và côn trùng, nhiều gốc cây cà phê, hố và giếng sâu hun hút mà mỗi người chỉ có một chiếc đèn pin nên rất dễ vấp phải gốc cây bị ngã, rách toạc cả chân chảy máu. Khi tìm được dấu vết, anh em chia nhau ra các hướng để truy bắt. Đến 3 giờ sáng, chúng tôi mới bắt được đối tượng. Dù rất mệt nhưng ai cũng vui mừng”.

Từ năm 2015 đến 2018, anh Lê Ngọc Hưng liên tục được tặng danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp cơ sở. Anh được Bộ Công an, Chủ tịch UBND tỉnh, Tổng cục An ninh Công an nhân dân, Giám đốc Công an tỉnh tặng nhiều bằng khen, giấy khen.

Rồi những ngày anh xuống tận các thôn, làng để tuyên truyền, vận động bà con yên tâm làm ăn, không nghe theo lời xúi giục của kẻ xấu, không tiếp tay cho kẻ địch. Để thêm gần gũi với bà con và bổ sung vốn kiến thức văn hóa, anh không chỉ nghiên cứu sách vở mà còn nhờ bà con dạy tiếng của họ. Bằng sự chân thành của mình, anh đã xây dựng được hàng chục cơ sở, quần chúng tốt, luôn hết lòng hỗ trợ lực lượng Công an.

Thượng tá Hưng chia sẻ: “Tuổi trẻ của tôi tự hào nhất là đã cùng với đồng đội đưa được hàng trăm người lầm lỡ trở về với chính nghĩa, với buôn làng, sống trong sự thương yêu của gia đình và cộng đồng”. Mỗi lần kể về những chiến công thời còn trẻ, anh luôn dùng từ “tôi và đồng đội” với ánh mắt đầy tự hào, chan chứa tình cảm của một thời tuổi trẻ nhiệt huyết, xông pha.

Ân nhân của những cuộc đời lầm lỡ

Mỗi lần Thượng tá Hưng cùng đồng đội xuống địa bàn, người dân luôn niềm nở đón tiếp các anh như người thân trong gia đình. Còn những người đã một thời lầm lỡ theo tổ chức phản động FULRO, “Tin lành Đê ga”, tham gia biểu tình thì coi anh Hưng như là ân nhân. Nhờ có sự cảm hóa, giáo dục của anh và các cơ quan, đoàn thể mà họ đã giác ngộ và bước qua được mặc cảm tội lỗi của quá khứ để yên tâm gắn bó với buôn làng, ổn định cuộc sống và hơn hết là trở thành người có ích cho cộng đồng.

Gần 20 năm gắn bó với mảnh đất Chư Prông, Thượng tá Hưng cùng đồng đội đã cảm hóa, vận động hàng trăm người tự nguyện từ bỏ FULRO, “Tin lành Đê ga”. Kể cả những đối tượng đã một thời chống phá quyết liệt ở xã Ia Băng như: Kpă Hly, Kpă Thin, Rah Lan Hlit… cũng được cảm hóa bởi trái tim đầy chân thành của anh. Giờ đây, khi được sống trong những ngôi nhà khang trang, con cái được học hành thì họ đều biết ơn vì ngày đó đã gặp được anh. Nhờ anh khuyên nhủ, giác ngộ mà họ hiểu rằng những hứa hẹn của bọn phản động chỉ là hão huyền, lừa bịp.

Năm 2000, ông Kpă Greng (53 tuổi, làng Phun Thanh, xã Ia Băng) từng nghe theo bọn phản động FULRO, “Tin lành Đê ga”. Khi hỏi về quá khứ, trên nét mặt người đàn ông đứng tuổi không giấu nổi sự ngượng ngùng, ân hận về những lầm lỡ của mình. Trong câu chuyện của ông, nhân vật chính ngoài ông ra còn có Thượng tá Hưng.

Ông Greng kể: “Mình dại quá. Ngày ấy, Hưng đã khuyên nhủ mình nhiều lắm mà mình không nghe, cứ nghe lời bọn xấu. Ngày mình chấp hành án, vợ mình khổ, con thì còn quá nhỏ nhưng Hưng không bỏ rơi mình. Năm 2010, Hưng đã xuống tận trại giam ở Phú Yên để thăm hỏi, động viên mình và còn giúp vợ con mình có cái ăn, cái mặc trong suốt chừng ấy thời gian.

Năm 2011, mình chấp hành xong án phạt, được trở về nhưng vẫn luôn tự ti, mặc cảm. Nhờ có Hưng động viên, giúp đỡ, giờ mình đã tự tin trở thành thành viên tổ hòa giải của làng rồi đấy”.

Không chỉ vậy, ông Greng còn là cầu nối, giúp đỡ lực lượng Công an trong công tác nắm tình hình, tuyên truyền, giáo dục, vận động bà con không nghe theo lời dụ dỗ của kẻ xấu; xây dựng nếp sống văn hóa mới, đẩy lùi và xóa bỏ hủ tục, mê tín dị đoan; tham gia giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp ở cơ sở.

Còn ông Rơ Châm Ly-người uy tín ở xã Ia Băng thì nhận xét: “Bà con mình, nhất là những người đã từng lầm lỗi có được cuộc sống ấm no, hạnh phúc như ngày hôm nay là công lao của cấp ủy, chính quyền địa phương và của Thượng tá Hưng. Cảm ơn chính quyền, cảm ơn Thượng tá Hưng đã chỉ ra con đường đi đúng đắn và luôn gần gũi, hỗ trợ để dân làng cùng đoàn kết xây dựng cuộc sống ấm no như ngày hôm nay”.

Sáng mãi hình ảnh người chiến sĩ Công an nhân dân

Hiện nay, huyện biên giới Chư Prông đang chuyển mình với một diện mạo mới, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Khi tôi hỏi động lực nào khiến anh kiên trì, bền bỉ và hết lòng với mảnh đất này đến như vậy, anh Hưng cười rồi bảo: “Trong những chuyến công tác dài ngày ở làng, tôi đã “cùng ăn, cùng ở, cùng làm” với người dân. Tận mắt chứng kiến bà con phải sống trong khó khăn, vất vả nhưng họ luôn chân chất, ấm áp tình người, chỉ vì bị bọn xấu lừa bịp mà đi vào con đường chưa đúng đắn nên tôi thương lắm.

Chính mong muốn phải sớm đem lại bình yên, hạnh phúc cho bà con đã thôi thúc tôi vượt qua tất cả. Và không chỉ riêng tôi mà bất kỳ người chiến sĩ Công an nhân dân nào cũng sẽ làm như vậy thôi”.

Khi còn là Đội trưởng Đội An ninh Công an huyện và Phó Trưởng Công an huyện Chư Prông, anh Hưng luôn xác định rõ vai trò, vị trí, nhiệm vụ của bản thân, luôn thể hiện tinh thần gương mẫu, đi đầu trong mọi công việc, đảm nhận những phần việc khó.

Cũng vì thế nên khi nhắc đến lãnh đạo cũ của mình, trong đôi mắt của Trung úy Nguyễn Minh Tân-Cán bộ Đội An ninh (Công an huyện Chư Prông) ánh lên sự ngưỡng mộ: “Lúc mới tốt nghiệp, tôi còn nhiều bỡ ngỡ khi tiếp cận công việc. Thủ trưởng Hưng luôn quan tâm, động viên tinh thần, chia sẻ và hướng dẫn tôi trong các công tác nghiệp vụ.

Anh tỉ mỉ chỉnh sửa, hướng dẫn tôi thực hiện từng câu từ, từng ý diễn đạt trong các văn bản, báo cáo sao cho phù hợp với thực tiễn và cả thái độ, tinh thần khi phục vụ Nhân dân. Nhờ có anh, tôi đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm quý và không ngừng trưởng thành. Anh là một tấm gương sáng để những cán bộ trẻ như chúng tôi noi theo”.

22logo-7722-2933-9071-1045-4546-1474-6395-7637-6043-3883-1898-1923.jpg

Có thể bạn quan tâm

Các dự án triển khai dang dở, kéo dài (trong ảnh là đoạn đường cụt giữa TP. Gia Nghĩa do vướng mặt bằng) làm lãng phí nguồn lực đầu tư công

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 4: Gia Lai ngày ấy, bây giờ...

(GLO)- Sau ngày giải phóng năm 1975, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Gia Lai đã cùng chung sức, kiến thiết lại quê hương từ đống hoang tàn của chiến tranh. Đến nay Gia Lai đã vươn mình phát triển mạnh mẽ, từ đô thị đến nông thôn khoác lên mình màu áo khang trang. 

Chuyện đời mẹ liệt sĩ 115 tuổi

Chuyện đời mẹ liệt sĩ 115 tuổi

Năm nay, cụ Nguyễn Thị Tý ở xã Quang Tiến, huyện Sóc Sơn, Hà Nội đã sống hơn trăm năm có lẻ, mà phần “lẻ” ấy lại không hề nhỏ tẹo nào. Ở tuổi 115, cụ hiện vẫn khỏe mạnh bên các con và 23 cháu, 43 chắt và 14 chút nội, ngoại…

Xanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 3

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 3: Đường 7 hồi sinh…

(GLO)- Đường 7 (nay là quốc lộ 25) từng chứng kiến cuộc rút chạy hỗn loạn của quân ngụy vào tháng 3-1975. Nửa thế kỷ trôi qua, vùng đất ấy không còn dáng dấp hoang tàn của chiến tranh mà đã khoác lên mình diện mạo mới, trù phú, màu mỡ và yên bình.

Lối về nẻo thiện

Lối về nẻo thiện

Nơi ấy, những con người lầm lỗi bắt đầu với từng con chữ dưới sự dìu dắt của những người thầy mang sắc phục công an. Lớp học đặc biệt còn nhen nhóm ý chí hoàn lương, mở thêm một cánh cửa ra thế giới bên ngoài.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 7: Ngày giải phóng qua lời kể của những người tham gia chiến đấu

Vào những ngày tháng Tư lịch sử, không khí tại TP Hồ Chí Minh náo nhiệt hơn, nhất là khi những tiêm kích Su và trực thăng của Quân chủng Phòng không - Không quân Việt Nam bay tập luyện trên bầu trời thành phố, chuẩn bị cho chương trình kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam (30/4/1975 - 30/4/2025).

Xanh lại chiến trường Tây nguyên Kỳ 2

E-magazineXanh lại chiến trường Tây nguyên Kỳ 2: Buôn Ma Thuột từ hoang phế vươn lên thủ phủ Tây Nguyên

(GLO)- Nếu chiến thắng Đak Tô-Tân Cảnh ( năm 1972) xoay chuyển cục diện chiến trường Tây Nguyên thì chiến thắng Buôn Ma Thuột đánh sập “tử huyệt” của địch, mở ra Chiến dịch Hồ Chí Minh để Bắc-Nam sum họp một nhà. Từ một thị xã hoang phế, Buôn Ma Thuột ngày nay xứng đáng là thủ phủ Tây Nguyên

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 5: Chuyện về người chiến sĩ nhiều lần cảm tử, góp công giải phóng miền Nam

Phải hẹn rất nhiều lần, tôi mới gặp được người cựu chiến binh, Đại uý Nguyễn Đức Trọng (SN 1956, quê quán xã Long Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An, người góp công cùng đồng đội tham gia giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 4: 'Địch đánh núi Dinh thành vôi, các đồng chí sẽ thành tượng đá'

Khi ấy, có lúc nguy nan, đồng chí Phó Chính ủy Trung đoàn 812, Đại tá Nguyễn Văn Tý động viên chúng tôi: Bọn địch đánh núi Dinh thành vôi, các đồng chí sẽ thành tượng đá. Dù sống hay chết, chúng ta đều là những anh hùng của dân tộc này!.., ông Nguyễn Công Binh nhớ lại.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 1: Chiến thắng Đức Lập trong ký ức của một cựu binh

30/4 năm nay đánh dấu mốc chặng đường 50 năm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, Bắc Nam sum họp một nhà. Để có được niềm hạnh phúc cho ngày thống nhất ấy, không biết bao nhiêu công sức, máu xương của các thế hệ cha anh đã hy sinh vì Tổ quốc.