Chuyện về người lính đi qua ba cuộc chiến

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Đã gần bước sang tuổi 90, song mỗi khi nhớ lại một thời cầm súng, người lính từng vào Nam ra Bắc, Thiếu tá Lữ Bá Vương (tổ dân phố 3, thị trấn Krông Kmar, huyện Krông Bông) như sống lại tuổi 20.

Ông Vương sinh ra trong một gia đình có truyền thống cách mạng ở huyện Núi Thành (tỉnh Quảng Nam). Tháng 7/1953, khi vừa tròn 20 tuổi, ông nhập ngũ vào C6 (Đại đội Độc lập) thuộc Tỉnh đội Quảng Nam. Sau khi Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết, tháng 3/1955, ông Vương được kết nạp vào Đảng và chuyển về Tiểu đoàn 70, E210, F305 tập kết ra Bắc. Tháng 10/1965, ông là trợ lý bảo vệ E812, F324 vào Nam, tham gia chiến đấu ở chiến trường Quảng Trị; tháng 12/1970 ông chuyển về Đoàn 875 Tổng cục Chính trị; tháng 3/1976 ông về công tác tại Phòng Chính trị Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Đắk Lắk cho đến ngày về hưu.

Cả cuộc đời trong quân ngũ xông pha trận mạc, ông Lữ Bá Vương đã có bao nhiêu trận đối đầu với kẻ thù. Trong các trận chiến ấy, ông và các đồng đội của mình đã mưu trí, dũng cảm lập nhiều chiến công lớn. Một trong những chiến công lớn đầu tiên ông cùng đồng đội lập được sau 6 tháng nhập ngũ. Đó là vào đầu năm 1954, nhận được tin báo có khoảng một đại đội quân đội Pháp tổ chức đi càn lên Gò Cà - Túy Loan (nay thuộc huyện Hòa Vang, TP. Đà Nẵng), đơn vị ông Vương nhận lệnh cấp trên tổ chức mai phục. Sau một buổi giao tranh ác liệt, ta đã tiêu diệt 62 tên.


 

 Thiếu tá Lữ Bá Vương.
Thiếu tá Lữ Bá Vương.


Tháng 10/1965, ông Vương được điều động đi B. Là cán bộ trợ lý Ban Bảo vệ của Trung đoàn 812 (F324), ngoài việc cùng đồng đội tham gia chiến đấu, ông thường xuyên phải về các địa phương để làm công tác tuyển quân. Tuy không phải là lính trinh sát hay đặc công nhưng để giữ yếu tố bí mật, tất cả người lính thuộc các binh chủng ngày ấy đều phải thực hiện nghiêm phương châm “đi không dấu, nấu không khói, nói không tiếng”. Địa bàn hoạt động khá rộng, những địa danh như: Cùa, đồi 74, Suối Tre cho đến vùng địch kiểm soát Cam Lộ, Gio Linh (Quảng Trị) không nơi nào thiếu dấu chân ông.

Luôn luôn nêu cao phẩm chất của người lính Cụ Hồ “đi dân nhớ, ở dân thương” nên trong 10 năm ở tuyến đầu khói lửa, ông Vương đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và được phong hàm Thượng úy, chức vụ Trại trưởng kiêm Chính trị viên Trại tù hàng binh Bắc Quảng Trị.

Một kỷ niệm khó quên là vào tháng 12/1974, ông Vương cùng hai đồng đội nhận nhiệm vụ đưa 300 tù hàng binh sau khi được giáo dục có tư tưởng tiến bộ từ Quảng Trị vào Đồng Xoài (tỉnh Bình Phước) để bàn giao cho Trung ương Cục Miền Nam bổ sung vào lực lượng vũ trang. Gần ba tháng vượt đèo, lội suối, băng qua rừng, khi đến địa bàn Buôn Ma Thuột thì khói thuốc súng của trận mở màn chiến dịch Xuân 1975 vẫn còn nghi ngút… Tuy chỉ có 3 người quản lý 300 người nhưng ông và đồng đội đã hoàn thành tốt nhiệm vụ.

 Trong cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc từ tháng 3/1976 đến tháng 2/1982, ông Lữ Bá Vương giữ các chức vụ Phó Ban Bảo vệ Phòng Chính trị Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh rồi Phó Phòng Bảo vệ Đảng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Đắk Lắk.

Tháng 2/1982, ông Vương nghỉ hưu về sinh sống tại xã Khuê Ngọc Điền (huyện Krông Bông). Song người lính ấy vẫn chưa ngơi nghỉ,  ông Vương lần lượt được bầu làm Phó Bí thư Đảng bộ xã Khuê Ngọc Điền, Chủ tịch UBND xã Khuê Ngọc Điền rồi Chủ tịch Hội Cựu chiến binh huyện Krông Bông. Dù làm bất cứ việc gì, người lính ấy vẫn luôn phát huy bản chất bộ đội Cụ Hồ, trong sáng, vô tư, hòa đồng gần gũi với nhân dân, cần mẫn trong công việc. Ông vinh dự được trao tặng Huy hiệu 65 năm tuổi Đảng, Huân chương Kháng chiến hạng Nhất, Huân chương Chiến sĩ vẻ vang hạng 1, 2, 3…

https://baodaklak.vn/an-ninh-quoc-phong/202112/chuyen-ve-nguoi-linh-di-qua-ba-cuoc-chien-b810d94/

Theo Mai Viết Tăng (baodaklak)

Có thể bạn quan tâm

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ-Bài 16: Kỳ tích điện hóa toàn bộ Điện Biên Đông

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ-Bài 16: Kỳ tích điện hóa toàn bộ Điện Biên Đông

Có lẽ, ít ở đâu trên nước ta, quyết tâm đưa điện về bản lại cao như ở huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên. Địa bàn nghèo nên không thể cấp cho dân “cá”, muốn cấp “cần câu” cũng khó nên chính quyền chọn cách đưa cho dân “mồi câu”. “Mồi câu” ở đây chính là điện lưới quốc gia.
Tôi đi chiến dịch Điện Biên

Tôi đi chiến dịch Điện Biên

(GLO)- "Tôi có cảm tưởng như cả đất nước, tất cả các dân tộc đang hành quân đi giành lấy độc lập tự do. Làm sao mà có thể đè bẹp ý chí của cả một dân tộc yêu nước. Tôi vô cùng tự hào là người chiến sĩ Ê Đê thuộc Tây Nguyên miền Nam duy nhất cũng có mặt trong đoàn quân ấy".

Giải cứu thú rừng

Giải cứu thú rừng

Những đôi chân mải miết trên từng ngóc ngách, đôi tay rớm máu gỡ lấy những chiếc bẫy thú. Trọng trách của họ là bảo vệ, giải cứu thú rừng mắc bẫy trong những cánh rừng già trên dãy Trường Sơn ở Quảng Nam.
70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - bài 14: Đại thủy nông Nậm Rốm - biểu tượng của thanh niên

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - bài 14: Đại thủy nông Nậm Rốm - biểu tượng của thanh niên

Cánh đồng Mường Thanh được dòng sông Nậm Rốm tưới tắm bồi đắp hàng nghìn năm. Nhưng cánh đồng Mường Thanh thực sự gieo trồng có hiệu quả tăng đột biến là nhờ vào Đại công trình thủy nông Nậm Rốm. Đó là công trình hình thành từ bàn tay, khối óc của lớp thanh niên xung phong (TNXP) hơn 60 năm trước.
70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 13: Mường Thanh - Kho lúa giữa trời

70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 13: Mường Thanh - Kho lúa giữa trời

Đứng ở Tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ trên Đồi D1, phóng tầm mắt về phía tây là một màu xanh trải dài bất tận của cánh đồng Mường Thanh. Từ trận địa đầy bom đạn, hầm hào, Mường Thanh trở thành vựa lúa lớn nhất Điện Biên, tạo ra những hạt gạo vang danh cả nước…
Phong vị Sài Gòn

Phong vị Sài Gòn

Có những người xa Sài Gòn hàng chục năm, hỏi rằng Sài Gòn những nét xưa có còn? Sài Gòn thế kỷ 21 có gì hay? Trong khi ấy, có những người xa Sài Gòn chỉ ít năm thôi cũng đã hỏi thành phố có gì mới?
Gặp nhân chứng sống đẩy lùi 'bóng ma' Fulro

Gặp nhân chứng sống đẩy lùi 'bóng ma' Fulro

Những ngày đầu đất nước thống nhất, Tây Nguyên vẫn chưa được yên ổn bởi sự quấy phá của tổ chức phản động Fulro. Bộ Công an đã tăng cường một tiểu đoàn tinh nhuệ gồm 310 quân vào Tây Nguyên. Một nhân chứng sống trực tiếp chiến đấu đã chia sẻ cùng Tiền Phong cuộc chiến đẩy lùi “bóng ma” Fulro.
Những “lá thư” khắc khoải đôi bờ

Những “lá thư” khắc khoải đôi bờ

(GLO)- Trong những bưu thiếp đơn sơ và bị kiểm duyệt gắt gao từ phía chính quyền bờ Nam chứa đựng biết bao điều mà niềm nhớ nhung khắc khoải của người xa xứ đã lầm lỡ nghe theo lời dụ dỗ và ép buộc của kẻ thù mà rời xa quê hương.

Ký ức 30/4

Ký ức 30/4

Đã 49 năm trôi qua, kể từ Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), nhưng với những người lính “Bộ đội Cụ Hồ” ký ức ngày 30/4/1975 không thể nào quên.
Gia Lai căng mình ngăn lửa, giữ rừng

Gia Lai căng mình ngăn lửa, giữ rừng

(GLO)- Giữa tiết trời nóng nực hơn 40℃, trên những ngọn núi, triền đồi, lực lượng bảo vệ rừng Gia Lai vẫn kiên nhẫn sải bước tuần tra. Khó khăn của thực tại là động lực để họ vượt lên nhằm ngăn ngừa "bà hỏa", giữ màu xanh của rừng cho mai sau.

Khát vọng phồn vinh

Khát vọng phồn vinh

Đất nước ta đã bước qua cánh cửa đói nghèo nhưng sự thịnh vượng của dân tộc vẫn còn ở phía trước, rất cần sự chung tay góp sức của mọi con dân nước Việt, nhất là thế hệ trẻ.