Người lính chống giặc thời bình: Mệnh lệnh từ trái tim người lính

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Trong đợt dịch Covid-19 lần thứ 4 bùng phát tại TP.HCM và các địa phương phía nam, các đơn vị quân đội đã về vùng tâm dịch, sát cánh cùng cấp ủy, chính quyền địa phương, hỗ trợ nhân dân phòng chống dịch...

Với quyết tâm hành động “An toàn tính mạng của nhân dân là mệnh lệnh từ trái tim người lính”, trong đợt dịch Covid-19 lần thứ 4 bùng phát tại TP.HCM và các địa phương phía nam, các đơn vị quân đội đã về vùng tâm dịch, sát cánh cùng cấp ủy, chính quyền địa phương, hỗ trợ nhân dân phòng chống dịch để không ai bị bỏ lại phía sau.

Sự có mặt chi viện kịp thời của lực lượng quân đội đã tạo nên nguồn lực đặc biệt quan trọng, giúp các địa phương từng bước kiểm soát dịch, trở về trạng thái bình thường mới và để lại tình cảm, dấu ấn đặc biệt trong lòng nhân dân.

Tiến về tâm dịch cho “trận đánh đặc biệt”

Thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao, Bộ Tổng tham mưu, Tổng cục Chính trị, Tổng cục Hậu cần, Tổng cục Kỹ thuật... luôn nắm chắc tình hình mọi mặt, tham mưu giúp Quân ủy T.Ư, Bộ Quốc phòng đưa ra các chủ trương, giải pháp lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện nhiệm vụ phòng chống dịch; điều động lực lượng, phương tiện vào điểm nóng làm nhiệm vụ.

Tháng 5.2021, khi trực tiếp kiểm tra tại tâm dịch Bắc Giang, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã biểu dương Bộ Quốc phòng về tinh thần chủ động, kịp thời hỗ trợ nhân lực, vật lực cho các địa phương phòng chống dịch Covid-19, với việc triển khai xét nghiệm trên diện rộng; nhanh chóng thiết lập bệnh viện dã chiến truyền nhiễm giúp Bắc Giang, Bắc Ninh sớm khống chế, kiểm soát dịch bệnh, khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội, ổn định đời sống nhân dân.

 

Lực lượng quân y chăm sóc, điều trị bệnh nhân Covid-19 tại Bệnh viện dã chiến truyền nhiễm 5D, tháng 8.2021 - Ảnh: Độc Lập
Lực lượng quân y chăm sóc, điều trị bệnh nhân Covid-19 tại Bệnh viện dã chiến truyền nhiễm 5D, tháng 8.2021 - Ảnh: Độc Lập


Kết quả đó có được là nhờ quyết tâm chính trị của Quân ủy T.Ư, thủ trưởng Bộ Quốc phòng với việc lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ, sâu sát, diễn tập thuần thục và ban hành mệnh lệnh kịp thời cho các lực lượng làm nhiệm vụ giúp nhân dân chống dịch.

Ngay khi đợt dịch Covid-19 bùng phát, cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang Quân khu 7, Bộ Tư lệnh TP.HCM, Bộ Chỉ huy quân sự các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai… đã phát huy vai trò nòng cốt, tích cực cùng cấp ủy, chính quyền địa phương trong triển khai các biện pháp chống dịch từ rất sớm.

Từ giữa tháng 8.2021 trở đi, dịch Covid-19 diễn biến rất phức tạp, các địa phương đồng loạt triển khai áp dụng Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ ở mức cao, thực hiện nguyên tắc “ai ở đâu, ở yên đó”. Công tác phòng chống dịch lúc này đòi hỏi nguồn nhân lực lớn trong triển khai các mặt hoạt động và bảo đảm an sinh xã hội. Được sự chấp thuận của cấp trên, các đơn vị quân đội đã xung trận chi viện cho TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương… để thực hiện “trận đánh đặc biệt chống giặc Covid-19”.

Cuối tháng 8, khi trực tiếp vào tâm dịch TP.HCM kiểm tra, chỉ đạo công tác phòng chống dịch, đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đặc biệt lưu ý đến các lực lượng cần có quyết tâm mới, trách nhiệm mới để nhanh chóng triển khai và thực hiện tốt hơn nhiệm vụ chiến đấu trong thời bình.

Với tinh thần khẩn trương, tích cực, các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng, các quân khu, quân đoàn đã điều động lực lượng tăng cường bổ sung nguồn lực phòng chống dịch cho nhiều địa phương với tình cảm và quyết tâm sắt đá “không chiến thắng không về”. Cán bộ, chiến sĩ các đơn vị xác định rõ quyết tâm phòng chống dịch là nhiệm vụ chính trị đặc biệt, là nhiệm vụ chiến đấu của quân đội trong thời bình.

Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, các đơn vị quân đội phải luôn đi đầu trong phòng chống dịch, là điểm tựa tin cậy giúp các địa phương ổn định đời sống nhân dân, hạn chế đến mức thấp nhất tác động của đại dịch. Không những vậy, từng cơ quan, đơn vị phát động thi đua đoàn kết, hiệp đồng, xây dựng ý chí quyết tâm chống dịch cho bộ đội, tạo khí thế “chiến đấu” với “kẻ thù giấu mặt - vi rút SARS-CoV-2”.


 

Trung tướng Ngô Minh Tiến, Phó tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, trao quà hỗ trợ phòng chống dịch của Quân ủy T.Ư - Bộ Quốc phòng tại địa bàn TP.HCM - Ảnh: Bảo Thư
Trung tướng Ngô Minh Tiến, Phó tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, trao quà hỗ trợ phòng chống dịch của Quân ủy T.Ư - Bộ Quốc phòng tại địa bàn TP.HCM - Ảnh: Bảo Thư


Phát huy phẩm chất bộ đội Cụ Hồ

Chỉ huy bộ đội tham gia hỗ trợ chống dịch tại địa bàn Q.8 (TP.HCM), trung tá Lê Văn Hiệp, Phó chính ủy Trung đoàn 31, Sư đoàn 309, Quân đoàn 4, chia sẻ: “Đó là khoảng thời gian đặc biệt của chúng tôi khi về với nhân dân TP.HCM trong những ngày cao điểm tăng cường giãn cách để phòng chống dịch. Toàn đơn vị đã luôn an tâm tư tưởng, không quản ngại bất cứ khó khăn nào, không kể ngày hay đêm đều sẵn sàng tiếp nhận và thực hiện công việc với kết quả tốt nhất”.

Còn với thượng tá Nguyễn Văn Toản, Chính ủy Trung đoàn 2, Sư đoàn 9, Quân đoàn 4, quá trình tham gia chống dịch tại H.Bình Chánh và H.Hóc Môn (TP.HCM) là một nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, được thực hiện với mệnh lệnh trái tim người lính. Đó còn là chuyến công tác dân vận rất đặc biệt, hỗ trợ những điều tốt nhất đến nhân dân để người dân được bảo vệ sức khỏe, ổn định cuộc sống.

Cuộc hành quân lịch sử với lực lượng lớn về tâm dịch, thực hiện những nhiệm vụ vô cùng khó khăn, vất vả, nguy cơ lây nhiễm cao nhưng cán bộ, chiến sĩ quân đội luôn phát huy phẩm chất bộ đội Cụ Hồ với tinh thần vì nhân dân phục vụ. Từng người luôn quán triệt tốt ý thức trách nhiệm, giữ nghiêm kỷ luật quân đội, kỷ luật trong quan hệ với nhân dân.

Vượt qua những khó khăn về địa bàn, thời tiết nắng mưa thất thường của miền Nam, cường độ làm việc cao, cùng những gian nan và nguy hiểm, cán bộ, chiến sĩ các đơn vị quân đội đã tận tâm cùng với cấp ủy, chính quyền triển khai thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch và hỗ trợ người dân. Đó không chỉ là những nhiệm vụ trực tiếp tham gia điều trị, chuyển túi thuốc, phần quà lương thực, nhu yếu phẩm, mà còn là những cử chỉ chu đáo, lời động viên ân cần giúp người dân thêm ấm lòng, an tâm phòng chống dịch hiệu quả. Điều đó càng phản ánh sinh động bản chất, truyền thống quý báu của quân đội ta là quân đội của dân, do dân, vì dân.

Tại những nơi tâm dịch, với tinh thần “chống dịch như chống giặc”, cán bộ, chiến sĩ các đơn vị quân đội đã xung kích trong nhiều công việc, nhiệm vụ chưa từng có tiền lệ. Hình ảnh bộ đội đi chợ hộ trong siêu thị, làm “shipper”, mang gạo hay thực phẩm len lỏi vào từng con hẻm nhỏ, khu dân cư, xóm nhà trọ… để đưa tận tay người dân thật sự là những hình ảnh cảm động. Đây có lẽ là những phần việc không có trong chương trình huấn luyện, nhưng bằng trách nhiệm, tình cảm “quân với dân như cá với nước”, những việc mà bộ đội Cụ Hồ tận tụy làm đã giúp mọi người, mọi nhà thêm an tâm phòng dịch, vượt qua Covid-19.

 


Trong đợt dịch Covid-19 lần thứ 4, Bộ Quốc phòng đã kịp thời điều động, tăng cường lực lượng, trang thiết bị, phương tiện cao nhất, tốt nhất, hiện đại nhất hỗ trợ các địa phương. Lúc cao điểm, trên toàn quốc đã huy động hơn 230.000 bộ đội thường trực và dân quân tự vệ; sử dụng hơn 6.100 chuyến ô tô, 56 toa tàu hỏa, 156 chuyến máy bay và nhiều chuyến tàu thủy, vận chuyển gần 25.500 tấn hàng hóa phục vụ phòng chống dịch, trong đó có hơn 4.000 tấn vật chất hậu cần, hàng nhu yếu phẩm, nông sản, lương thực thực phẩm... để hỗ trợ nhân dân các địa phương.

Cùng với đó, hàng chục ngàn chiến sĩ, quân y được tăng cường từ Bộ Quốc phòng tham gia các trạm y tế lưu động (chăm sóc F0 tại nhà), lấy mẫu xét nghiệm diện rộng, tuần tra kiểm soát...

Bộ Quốc phòng tổ chức thu dung, điều trị bệnh nhân Covid-19 trên địa bàn TP.HCM tại 6 cơ sở của Bệnh viện Quân y 175, Bệnh viện Quân y Miền Đông, bệnh viện dã chiến truyền nhiễm số 5A, 5C, 5D và 5G...


Theo BẢO THƯ (TNO)
 

Có thể bạn quan tâm

Tìm lại dấu vết văn hóa Champa ở Tây Nguyên - Kỳ cuối:Phát lộ di chỉ đặc biệt ở Gia Lai

Tìm lại dấu vết văn hóa Champa ở Tây Nguyên - Kỳ cuối: Phát lộ di chỉ đặc biệt ở Gia Lai

(GLO)- Trong cuộc nói chuyện về văn hóa Champa với Tiến sĩ Lưu Hồng Sơn (Bảo tàng tỉnh Gia Lai), người tham gia cùng với các nhà khảo cổ khai quật di chỉ tháp Chăm An Phú, anh đã đưa ra ý tưởng nên thành lập nhà trưng bày văn hóa Champa vùng Tây Nguyên ở vị trí An Phú, TP. Pleiku hiện nay.

Anh hùng không đợi tuổi

Anh hùng không đợi tuổi

Những ngày đầu xuân năm mới, tôi gặp anh hùng LLVTND Ngô Tùng Chinh trong ngôi nhà vườn rợp bóng cây xanh của ông tại phường Long Phước (TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh). Ông đang sống một cuộc đời hiền hòa, giản dị bên cạnh không gian trưng bày hiện vật chiến tranh của riêng mình.

Dìu dặt Kon Chênh

Dìu dặt Kon Chênh

Dìu dặt mấy mươi năm giữ lấy vốn liếng Mơ Nâm trên chốn chênh vênh này, lão nghệ nhân đã có thể yên tâm khi văn hóa của làng mình được mọi người biết đến, nhớ đến, và đổi thay cuộc sống nhờ những điều nho nhỏ.

Pháo đài Đồng Đăng - kỳ 5: Sức sống thị trấn miền biên viễn

Pháo đài Đồng Đăng - kỳ 5: Sức sống thị trấn miền biên viễn

Tự hào là mảnh đất “phên dậu” của đất nước, nơi có các di tích lịch sử oai hùng như: Pháo đài Đồng Đăng, cửa khẩu Hữu Nghị cùng các danh lam thắng cảnh nổi tiếng, thị trấn Đồng Đăng (huyện Cao Lộc, Lạng Sơn) trỗi mình sau cuộc chiến biên giới 1979, trở thành điểm đến của du khách muôn phương.

Những người mẹ đặc biệt

Những người mẹ đặc biệt

Lặng lẽ tồn tại suốt gần 60 năm qua, cô nhi viện Phú Hòa (xã Tịnh Ấn Tây, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) được nhiều người gọi với cái tên “ngôi nhà đặc biệt”, bởi nơi đây có những phụ nữ hy sinh cả đời để trở thành mẹ của hàng trăm đứa trẻ mồ côi, khuyết tật, bị bỏ rơi...

Pháo đài Đồng Đăng được công nhận Di tích Lịch sử Quốc gia - Kỳ 4: Ba ngày đêm máu lửa

Pháo đài Đồng Đăng được công nhận Di tích Lịch sử Quốc gia - Kỳ 4: Ba ngày đêm máu lửa

Cùng với mục tiêu đánh chiếm pháo đài Đồng Đăng, quân địch dồn lực lượng để bao vây, đánh chiếm cứ điểm hang Đền Mẫu án ngữ con đường dẫn đến thị trấn Đồng Đăng. Tại đây, quân và dân địa phương đã kiên cường bám trụ 3 ngày đêm chống lại quân xâm lược.

Nhân sự kiện pháo đài Đồng Đăng được công nhận di tích lịch sử quốc gia - Kỳ 3: Chứng tích bi hùng

Nhân sự kiện pháo đài Đồng Đăng được công nhận di tích lịch sử quốc gia - Kỳ 3: Chứng tích bi hùng

Đối với cư dân sống ở thị trấn miền biên viễn Đồng Đăng, những ngày tháng đối đầu với quân xâm lược tháng 2/1979 giống như những thước phim quay chậm bi thương mà hào hùng. Họ đã sống, chiến đấu cùng bộ đội hiên ngang như thành đồng lũy thép ngay tuyến đầu Tổ quốc.

Người 'dò đường' cho lính 'mũ nồi xanh'

Người 'dò đường' cho lính 'mũ nồi xanh'

…Từ Nam Sudan, đất nước vẫn còn non trẻ và đầy rẫy bất ổn này, chúng tôi thấy những gam màu ảm đạm: màu vàng của sa mạc, màu nâu của bùn đất, màu đen của những khẩu súng và đặc biệt là hình ảnh vô cùng đáng thương của những đứa trẻ chăn bò.

Cán bộ Công an phường Phù Đổng (TP. Pleiku) hướng dẫn nhân viên Khách sạn Khánh Linh đăng ký lưu trú qua phần mềm dịch vụ công trực tuyến. Ảnh: T.T

Đề án 06: Động lực xây dựng Gia Lai hiện đại, văn minh - Kỳ 1: Khi hệ thống chính trị cùng vào cuộc

(GLO)- Ngày 6-1-2022, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định số 06/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030” (Đề án 06).

Rừng dừa Kinh Giang

Rừng dừa Kinh Giang

Rừng dừa nước bên bờ dòng Kinh Giang, xã Tịnh Khê (TP.Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) gắn liền với lịch sử kháng chiến thống nhất đất nước. Hiện đây là nơi mưu sinh của người dân và là điểm du lịch hấp dẫn.