Khi người lính trở về

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Cựu chiến binh Nguyễn Xuân Có ở thôn Xóm Bùng, xã Điện Hòa, thị xã Điện Bàn không chỉ giỏi làm kinh tế mà còn tâm huyết với công tác an sinh xã hội, đóng góp vào sự phát triển chung của địa phương.
Ông Nguyễn Xuân Có chăm sóc vườn mai cảnh sau tết.

Ông Nguyễn Xuân Có chăm sóc vườn mai cảnh sau tết.

Tuổi đôi mươi tình nguyện lên đường

Mùa đông năm 1976, theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, chàng trai Nguyễn Xuân Có vừa tròn 19 tuổi tình nguyện lên đường đi Tây Nguyên, biên chế thuộc Trung đoàn 723, Sư 333, thuộc Quân khu 5, Đoàn kinh tế quốc phòng lúc bấy giờ. Đơn vị đóng quân tại tỉnh Đắk Lắk, thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh ở địa bàn chiến lược.

Cuối năm 1976, khi đang làm nhiệm vụ, nhìn thấy xe tải chở thi thể đồng đội được gói trong lớp giấy dầu trắng về địa điểm làm lễ an táng, trong lòng ông dâng lên niềm thương tiếc vô hạn vì biết tiểu đội này đi làm kinh tế ở biên giới bị phiến quân Khmer Đỏ phục kích bắn chết không còn một người sống sót. Đơn vị ông được điều động đi đào mộ chôn cất đồng đội.

Ông nhớ như in, dưới lớp đất đỏ bazan lỏm chỏm đá sỏi, sức trai trẻ giơ cái cuốc thật cao bổ xuống sâu chỉ được mười phân. Thế nhưng, với tình yêu thương đồng đội, đơn vị ông đã hoàn tất việc đào mộ.

Ông Nguyễn Xuân Có thu hoạch yến tổ.

Ông Nguyễn Xuân Có thu hoạch yến tổ.

Với những nỗ lực trong phát triển kinh tế, tham gia các phong trào, ông Nguyễn Xuân Có được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba vì đã có thành tích xuất sắc trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc vào năm 2015; được tuyên dương cựu chiến binh làm kinh tế giỏi 5 năm liền của tỉnh Quảng Nam.

Nỗ lực phát triển kinh tế

Năm 1982, hoàn thành nghĩa vụ trở về, ông Có chuyển ngành ra quân làm kinh tế cho đến năm 2016 nghỉ hưu theo chế độ, về quê hương chú tâm phát triển kinh tế hộ gia đình. Cuộc sống của những năm sau chiến tranh trên vùng Điện Hòa còn nhiều thiếu thốn.

Là người lính trở về từ chiến trường, ông không cam chịu cuộc sống nghèo khổ. Ông suy nghĩ phải làm như thế nào để vực dậy cuộc sống gia đình đủ ăn để không còn cảnh lo bữa sáng chạy bữa trưa.

Ông xin đi làm bảo vệ ở Cục Dự trữ quốc gia chi nhánh Đà Nẵng có kho đặt tại Trảng Nhật (Điện Hòa), vừa làm vừa học bổ túc văn hóa, sau này học thêm trung cấp hành chính, sau đó được điều lên làm ở bộ phận văn phòng Cục Dự trữ quốc gia chi nhánh Đà Nẵng. Ông tiếp tục đi học chuyên ngành giao thông vận tải và chuyển qua công tác tại Công ty 545, thuộc Cienco 5.

Số lượng tổ yến thô mỗi lần thu hoạch từ 1,5 - 2kg.

Số lượng tổ yến thô mỗi lần thu hoạch từ 1,5 - 2kg.

Để có được vườn mai cảnh hơn 30 năm tuổi, ông lấy ngắn nuôi dài bằng cách trồng mai ngoài đất, uốn tỉa thành hình rồi đưa vô chậu, rất kỳ công và bền bỉ. Mỗi năm cứ đến dịp Tết Nguyên đán, ông cho thuê và bán mai cảnh thu về gần 200 triệu đồng.

Bên cạnh đó, ông mạnh dạn đầu tư xây dựng Trường Mầm non Chim Yến tọa lạc trên tuyến đường ĐH5 (đường 33). Trường được đưa vào hoạt động năm 2016 với tổng diện tích 750m2, chia làm 5 lớp học với hơn 100 học sinh, có 12 giáo viên và 3 tạp vụ. Nhà trường đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho tất cả giáo viên, tạp vụ, hỗ trợ tiền ăn trưa, trang bị đồng phục khi làm việc...

Dám nghĩ, dám làm, ông Có học hỏi từ bạn bè và những người nuôi chim yến chuyên nghiệp ở Đồng Nai, Bình Phước. Năm 2018, ông đầu tư xây nhà nuôi chim yến, bình quân mỗi năm thu về khoảng 200 triệu đồng.

Không dừng lại ở đó, ông tiếp tục thành lập công ty bảo dưỡng cây xanh, thường xuyên có từ 10 - 15 lao động thời vụ, giải quyết việc làm cho nhiều lao động nữ, thu nhập hằng tháng từ 7 - 8 triệu đồng.

Bên cạnh nỗ lực phát triển kinh tế, ông Có còn chú trọng công tác từ thiện, xã hội. Năm 2019, qua giới thiệu của một người bạn, ông Có lặn lội lên tận xã Kà Dăng, huyện Đông Giang, hỗ trợ giường nằm, máy lọc nước, các vật tư thiết yếu... cho một trường mẫu giáo.

Ông Lê Văn Chiến - Trưởng thôn Xóm Bùng cho biết: “Hằng năm, ông Có hỗ trợ các hoàn cảnh khó khăn trong thôn mỗi suất quà trị giá 500 nghìn đồng, hỗ trợ kinh phí cho các chi hội đoàn thể hoạt động, xây dựng các thiết chế văn hóa của thôn...” .

Chủ tịch Hội Cựu chiến binh thị xã Điện Bàn - Nguyễn Phước Sáu tự hào khi nhắc tên người đồng đội: “Cựu chiến binh Nguyễn Xuân Có luôn gương mẫu đi đầu trong các phong trào của địa phương.

Ngoài việc thực hiện tốt nghĩa vụ công dân, ông luôn sẵn sàng hướng dẫn, giúp đỡ anh chị em hội viên có nhu cầu làm kinh tế vườn, xây nhà nuôi chim yến, tích cực tham gia công tác an sinh xã hội, đặc biệt các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, xây dựng nông thôn mới”.

Có thể bạn quan tâm

Dìu dặt Kon Chênh

Dìu dặt Kon Chênh

Dìu dặt mấy mươi năm giữ lấy vốn liếng Mơ Nâm trên chốn chênh vênh này, lão nghệ nhân đã có thể yên tâm khi văn hóa của làng mình được mọi người biết đến, nhớ đến, và đổi thay cuộc sống nhờ những điều nho nhỏ.

Những người mẹ đặc biệt

Những người mẹ đặc biệt

Lặng lẽ tồn tại suốt gần 60 năm qua, cô nhi viện Phú Hòa (xã Tịnh Ấn Tây, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) được nhiều người gọi với cái tên “ngôi nhà đặc biệt”, bởi nơi đây có những phụ nữ hy sinh cả đời để trở thành mẹ của hàng trăm đứa trẻ mồ côi, khuyết tật, bị bỏ rơi...

Pháo đài Đồng Đăng được công nhận Di tích Lịch sử Quốc gia - Kỳ 4: Ba ngày đêm máu lửa

Pháo đài Đồng Đăng được công nhận Di tích Lịch sử Quốc gia - Kỳ 4: Ba ngày đêm máu lửa

Cùng với mục tiêu đánh chiếm pháo đài Đồng Đăng, quân địch dồn lực lượng để bao vây, đánh chiếm cứ điểm hang Đền Mẫu án ngữ con đường dẫn đến thị trấn Đồng Đăng. Tại đây, quân và dân địa phương đã kiên cường bám trụ 3 ngày đêm chống lại quân xâm lược.

Nhân sự kiện pháo đài Đồng Đăng được công nhận di tích lịch sử quốc gia - Kỳ 3: Chứng tích bi hùng

Nhân sự kiện pháo đài Đồng Đăng được công nhận di tích lịch sử quốc gia - Kỳ 3: Chứng tích bi hùng

Đối với cư dân sống ở thị trấn miền biên viễn Đồng Đăng, những ngày tháng đối đầu với quân xâm lược tháng 2/1979 giống như những thước phim quay chậm bi thương mà hào hùng. Họ đã sống, chiến đấu cùng bộ đội hiên ngang như thành đồng lũy thép ngay tuyến đầu Tổ quốc.

Tình yêu từ chiến hào: Bất tử Pò Hèn

Tình yêu từ chiến hào: Bất tử Pò Hèn

Trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, rất nhiều người lính đã không chỉ cống hiến xương máu, bảo vệ từng tấc đất biên cương, mà còn coi nơi mình chiến đấu là quê hương thứ 2 để ươm mầm tình yêu, cho hạnh phúc hôm nay.

Cán bộ Công an phường Phù Đổng (TP. Pleiku) hướng dẫn nhân viên Khách sạn Khánh Linh đăng ký lưu trú qua phần mềm dịch vụ công trực tuyến. Ảnh: T.T

Đề án 06: Động lực xây dựng Gia Lai hiện đại, văn minh - Kỳ 1: Khi hệ thống chính trị cùng vào cuộc

(GLO)- Ngày 6-1-2022, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định số 06/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030” (Đề án 06).

Rừng dừa Kinh Giang

Rừng dừa Kinh Giang

Rừng dừa nước bên bờ dòng Kinh Giang, xã Tịnh Khê (TP.Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) gắn liền với lịch sử kháng chiến thống nhất đất nước. Hiện đây là nơi mưu sinh của người dân và là điểm du lịch hấp dẫn.

"Đã có thầy ở đây..."

"Đã có thầy ở đây..."

Có thầy ở đây, trái tim trẻ thơ được sưởi ấm giữa những giông gió cuộc đời. Có cô ở đây, trẻ thơ vững bước trên hành trình gom nhặt kiến thức. Có thầy, cô ở đây, các em không chỉ học cách viết những con chữ mà còn học cách sống, cách yêu thương, cách đứng dậy sau vấp ngã…