

(GLO)- Thợ rang cà phê (roaster) được xem như nghệ sĩ có kỹ năng cảm quan và nắm giữ nghệ thuật “đánh thức” hương vị riêng có của thức uống được nhiều thực khách yêu thích này.
(GLO)- Từng tham gia quân lực Việt Nam Cộng hòa, suốt mấy mươi năm sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, ông Huỳnh Văn Sỹ (thôn 4, xã Thành An, thị xã An Khê) đã có nhiều đêm dài mất ngủ vì bí mật mà mình nắm giữ.
(GLO)- Phở Tàu Lý là một trong những món ngon từ lâu đã tạo dựng được thương hiệu trong lòng nhiều thực khách ở phố núi Pleiku.
(GLO)- Quen thuộc với chiếc mũ nồi đội lệch cùng nụ cười hào sảng, hình ảnh ông Đoàn Tiến Quyết (SN 1937) như gợi lại những ký ức xưa của miền đất An Phú-nơi in đậm dấu ấn làng người Việt đầu tiên trên cao nguyên Pleiku cách đây hơn 1 thế kỷ.
(GLO)- Từng có nhà nghiên cứu nhận xét rằng, người Bahnar là một trong những dân tộc nghệ sĩ nhất Tây Nguyên.
(GLO)- Báo Gia Lai thông báo thời gian nhận bài cuộc thi phóng sự, ký sự với chủ đề: “Gia Lai: 50 năm đổi mới và phát triển” đến hết ngày 15-4-2025.
(GLO)- Sau Tết Nguyên đán là mùa ning nơng-tháng nghỉ ngơi và vui chơi của đồng bào dân tộc bản địa, cũng là mùa pơ thi. Năm nào cũng vậy, khi nghe tiếng cồng chiêng từ xa vọng về là chúng tôi đến với làng.
(GLO)- Từ hàng chục năm trước, nhiều gia đình người Tày từ các tỉnh miền núi phía Bắc di cư vào vùng đất Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) với khát khao xây dựng cuộc sống mới. Cũng từ đó, món bánh cuốn hay còn được gọi là bánh cuốn canh được họ mang theo đã trở thành đặc sản của vùng đất này.
(GLO)- Việc trồng rừng đã tạo cơ hội việc làm cho nhiều người dân xã Song An, thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai. Giai đoạn nào, công việc ấy, người lao động rong ruổi trên những cánh rừng, nhọc nhằn mưu sinh, kiếm tiền trang trải cuộc sống.
(GLO)- Vượt qua bao khó khăn, vất vả, những hộ di dân từ nội thị ra điểm kinh tế mới 17-3 ngày trước (nay thuộc phường Yên Thế, TP. Pleiku) đã kiên trì bám trụ, biến vùng đất hoang vu trở thành khu dân cư trù phú.
(GLO)- Suốt mấy thập kỷ qua, nhiều nông dân ở Gia Lai vẫn kiên trì bám trụ với cây cà phê, dẫu cho thời tiết bất lợi hay giá cả bấp bênh. Với họ, cà phê không chỉ là sinh kế mà còn là niềm tự hào của vùng đất bazan đầy nắng và gió.
(GLO)- Đáp lại những việc làm mang nhiều ý nghĩa nhân văn của lực lượng Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Gia Lai, người dân luôn dành những sự trân trọng đối với người lính quân hàm xanh và góp sức bảo vệ bình yên biên giới.
(GLO)- Nhiều phong trào, chương trình, mô hình giúp dân xóa đói giảm nghèo đã được lực lượng Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Gia Lai triển khai phù hợp với đặc điểm tình hình của địa phương và mang lại hiệu quả thiết thực.
(GLO)- “Ý nghĩa của công việc không phải chỉ nằm ở chỗ tiền bạc mà còn ở nhu cầu về tinh thần, biểu hiện của giá trị, một vốn liếng để tự hào”. Câu nói này thật đúng đối với ông Đinh Plih (xã Tơ Tung, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai). Với ông, hạnh phúc đơn giản là bản thân được sống trọn với đam mê.
(GLO)- Những năm qua, bên cạnh thực hiện nhiệm vụ chính trị trung tâm, lực lượng Bộ đội Biên phòng Gia Lai luôn tích cực tham gia các mô hình, phần việc thiết thực giúp người dân xóa đói giảm nghèo, ổn định cuộc sống, nâng cao dân trí, phát triển kinh tế-xã hội và đảm bảo an ninh biên giới.
(GLO)- Thiếu tá Lê Đình Hải-Trưởng Công an xã Ia Mrơn (huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) đã bỏ tiền túi xây nhà cho người nghèo. Anh đã chứng minh được rằng hành động thiết thực có giá trị hơn mọi lời nói.
(GLO)- Với sự sáng tạo cùng niềm đam mê nghiên cứu khoa học, nhiều học sinh ở Gia Lai đã trở thành “nhà sáng chế” khi tạo ra các sản phẩm có ích cho đời sống.
(GLO)- “Tuổi trẻ của tôi tự hào nhất là cùng với đồng đội đưa được hàng trăm người lầm lỡ trở về với chính nghĩa, với buôn làng, sống trong sự thương yêu của gia đình và cộng đồng”-Thượng tá Lê Ngọc Hưng-Phó Trưởng phòng Xuất nhập cảnh (Công an tỉnh Gia Lai) chia sẻ.
(GLO)- Trong cuộc nói chuyện về văn hóa Champa với Tiến sĩ Lưu Hồng Sơn (Bảo tàng tỉnh Gia Lai), người tham gia cùng với các nhà khảo cổ khai quật di chỉ tháp Chăm An Phú, anh đã đưa ra ý tưởng nên thành lập nhà trưng bày văn hóa Champa vùng Tây Nguyên ở vị trí An Phú, TP. Pleiku hiện nay.
(GLO)- Năm 1149, sau khi củng cố kinh đô Vijaya (Đồ Bàn), quốc vương Champa đã tiến hành chinh phục vùng Tây Nguyên và đặt đơn vị hành chính là châu Thượng Nguyên.
(GLO)- Ngày 6-1-2022, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định số 06/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030” (Đề án 06).
(GLO)- Chuyển về sinh sống tại khu tái định cư Suối Cạn thuộc thôn Thắng Lợi 3 (xã Ia Sol, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai), 38 hộ dân người Jrai từng sinh sống trong những căn nhà tạm bợ ven suối đã bước sang trang mới.
(GLO)- Dù đảm nhận vị trí công việc khác nhau song điểm chung ở những đảng viên tiêu biểu chính là sự tận tụy, hết lòng với công việc được giao. “Miệng nói, tay làm”, họ trực tiếp vun bồi niềm tin của người dân với Đảng, chung sức xây dựng địa phương ngày một phát triển.
(GLO)- Hơn 30 năm công tác tại Trường Tiểu học Phan Chu Trinh (xã Ia Blứ, huyện Chư Pưh), cô giáo Hồ Thị Thùy Trang không chỉ làm tốt công tác chuyên môn mà luôn dành sự yêu thương cho các thế hệ học trò và người dân vùng khó.
(GLO)- Mong muốn xây dựng môi trường giáo dục đặc thù mang đậm bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số, năm 2023, thầy Nguyễn Quang Tưởng-Hiệu trưởng Trường THCS Dân tộc nội trú huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã phục dựng thành công “Làng văn hóa dân tộc” trong khuôn viên trường học.
(GLO)- Mustafa Kernal Ataturk-Tổng thống đầu tiên nước Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ có một câu rất ý nghĩa nói về nghề giáo: “Một người thầy giỏi giống như ngọn nến, nó đốt cháy chính mình để soi sáng đường cho những người khác”.