(GLO)- Thung lũng Ayun Pa và vùng lân cận là nơi phát hiện nhiều nhất di vật thuộc văn hóa Champa trên địa bàn tỉnh Gia Lai đến thời điểm hiện tại. Các di vật này được lưu giữ ở nhiều nơi trong nước và trên thế giới, trong đó tại TP. Hồ Chí Minh có 2 di vật là tượng voi và tượng thần Shiva.
(GLO)- Từ hơn ngàn năm trước, Tây Nguyên-vùng đất mà nhà dân tộc học người Pháp Jacques Dournes gọi là Champa-Thượng (Le Haut Champa) từng tồn tại, chịu ảnh hưởng của văn hóa Champa và để lại nhiều dấu ấn, trong đó nổi bật là di tích An Phú thuộc thôn 4, xã An Phú, TP. Pleiku.
(GLO)- Chúng tôi vừa hoàn thành cuộc khai quật lần thứ hai tại phế tích An Phú (TP. Pleiku). Nhiều bí ẩn dần được hé mở, đặc biệt là những hiện vật được tìm thấy trong hố thiêng mà trên đó có khắc các ký tự cổ.
(GLO)- Bảo tàng tỉnh Gia Lai đang lưu giữ 2 hiện vật và nhóm hiện vật được công nhận là bảo vật quốc gia gồm: bức phù điêu Phật Champa bằng sa thạch có nguồn gốc từ huyện Krông Pa và bộ công cụ đá thuộc sơ kỳ Đá cũ từ thị xã An Khê.
Ẩn sau những bảo vật của nền văn hóa Champa là những câu chuyện ly kỳ, thậm chí đậm tính huyền bí. Trong loạt bài này, Thanh Niên giới thiệu đến độc giả những quốc bảo đang được Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng lưu giữ với lai lịch thú vị.
(GLO)- Trong quá trình tìm hiểu về văn hóa-lịch sử của vùng đất Tây Nguyên, tôi nhận thấy, cùng với các dân tộc bản địa như: Jrai, Bahnar, Sê Đăng, Ê Đê… tồn tại lâu đời trên mảnh đất bazan hùng vĩ này, còn có bóng dáng của dân tộc Chăm. Trong Địa chí Gia Lai (1999) có chép, trong những thập niên đầu của thế kỷ XII có xảy ra chiến tranh giữa Chiêm Thành và Chân Lạp.
(GLO)- Việc phát hiện và nghiên cứu những di tích văn hóa Champa là điểm nhấn quan trọng trong quá trình nhận diện lịch sử và văn hóa của cộng đồng các dân tộc đang sinh sống trên địa bàn tỉnh Gia Lai nói riêng và khu vực Tây Nguyên nói chung.
(GLO)- Bây giờ thì nội dung văn bia Chăm (thôn Tư Lương, xã Tân An, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) đã được nhiều người biết đến. Hình ảnh, thông tin của nó đã được xử lý, lưu trữ ở một cơ quan nổi tiếng thế giới về nghiên cứu văn hóa Champa. Không có vàng bạc chôn kèm và niên đại bia là thế kỷ XV (năm 1438, tức 1360 lịch Chăm). Nhưng để giải mã được những thông tin có trên văn bia này là cả câu chuyện ly kỳ.