Về Ayun Pa tìm hiểu văn hóa Chăm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Trong quá trình tìm hiểu về văn hóa-lịch sử của vùng đất Tây Nguyên, tôi nhận thấy, cùng với các dân tộc bản địa như: Jrai, Bahnar, Sê Đăng, Ê Đê… tồn tại lâu đời trên mảnh đất bazan hùng vĩ này, còn có bóng dáng của dân tộc Chăm. Trong Địa chí Gia Lai (1999) có chép, trong những thập niên đầu của thế kỷ XII có xảy ra chiến tranh giữa Chiêm Thành và Chân Lạp.

Sau đó, Chiêm Thành bị Chân Lạp chiếm đóng. Vùng Gia Lai cũng chịu chung số phận ấy: “Năm 1149, vua nước Champa là Harivarman đệ nhất nổi lên đánh đuổi người Chân Lạp ra khỏi nước, rồi tiến đánh các bộ lạc Thượng trên cao nguyên. Vùng Tây Nguyên lại rơi vào sự đô hộ của Chiêm Thành. Việc đô hộ này kéo dài suốt 300 năm”.

Từ những sự kiện lịch sử này, tôi cho rằng ảnh hưởng của văn hóa Chăm đến vùng Tây Nguyên là điều tất yếu. Và những di tích mà người Chăm để lại trên vùng đất cao nguyên này chắc chắn khá nhiều. Theo các nhà nghiên cứu, con đường mà người Chăm xâm nhập vào Tây Nguyên bấy giờ bắt đầu từ ngả Phú Yên (hiện nay) cả đường bộ và đường thủy qua hệ thống sông Ba.

Từ những hiểu biết sơ khởi này, trong những chuyến công tác tại các huyện phía Đông Nam của tỉnh, nhất là Ayun Pa (nay là thị xã Ayun Pa), từ những năm 1994-1995, ngoài làm nhiệm vụ chuyên môn, tôi tìm gặp Linh mục Nguyễn Hoàng Sơn đang ở nhà thờ Giáo xứ Phú Bổn (nay là số 186 Trần Hưng Đạo, thị xã Ayun Pa) để tìm hiểu những di tích văn hóa Champa còn lại ở miền đất này.

Bia đá Chăm tại thôn Tư Lương (xã Tân An, huyện Đak Pơ) là văn bia đầu tiên được phát hiện ở khu vực phía Đông tỉnh, có niên đại vào thế kỷ XV. Ảnh: Ngọc Minh

Bia đá Chăm tại thôn Tư Lương (xã Tân An, huyện Đak Pơ) là văn bia đầu tiên được phát hiện ở khu vực phía Đông tỉnh, có niên đại vào thế kỷ XV. Ảnh: Ngọc Minh

Linh mục Sơn nói về những điều ông tìm hiểu được qua một số tư liệu của những nhà nghiên cứu người Pháp, trong đó có Jacques Dournes, nhà nhân chủng học đã từng ở Cheo Reo hơn chục năm. Từ khi được điều về tiếp nhận Giáo xứ Phú Bổn sau năm 1975, Linh mục Nguyễn Hoàng Sơn đã để tâm tìm hiểu các phế tích Champa ở địa phận mình.

Khi biết Linh mục Sơn có hứng thú tìm kiếm các di vật của người Chăm, những giáo dân người Jrai ở địa phương đều ra sức giúp đỡ. Mỗi khi phát hiện được viên gạch hay mảnh vỡ nào nghi ngờ của người Chăm, họ đem đến cho Linh mục Sơn nghiên cứu, xác định.

Lúc chúng tôi gặp nhau, Linh mục Nguyễn Hoàng Sơn có giới thiệu một số mẫu vật như gạch, mảnh đá vỡ được cho là từ các phế tích của tháp Yang Mum, Drang Lai mà những cư dân địa phương nhặt được ở vùng gần sông Ba. Linh mục Sơn còn đưa tôi đi xem lại những khu đất, vị trí ngày xưa được cho là của tháp Yang Mum, Drang Lai từng tồn tại hàng mấy thế kỷ (nhiều tài liệu cho rằng, những tháp Chăm này được xây dựng từ thế kỷ XIV-XV). Bấy giờ, tháp Yang Mum nằm ở vị trí trên thửa đất thuộc xóm 4, thị trấn Ayun Pa; tháp Drang Lai ở thửa đất thuộc khu phố 1, thị trấn Ayun Pa.

Sau đợt tìm hiểu sơ khởi của tôi, sau đó gần 2 năm, Tiến sĩ Nguyễn Thị Kim Vân đã có chuyến điền dã, nghiên cứu sâu hơn về tháp Chăm ở Ayun Pa. Lúc Tiến sĩ Nguyễn Thị Kim Vân trở lại nghiên cứu thực địa có Giáo sư Momoki Shiro dẫn đoàn thực tập sinh của Trường Đại học Osaka (Nhật Bản) đến nghiên cứu văn hóa Chăm nơi này. Bên cạnh 2 tháp Chăm nói trên, họ còn đề cập đến phế tích Kuai King mà Jacques Dournes cho rằng đó là vị trí cơ quan hành chính của chính quyền Champa thời đó.

Về cụm phế tích này, Giáo sư Momoki Shiro cho rằng: “Nhận xét bước đầu của tôi là trước đây đã có một cấp chính quyền của người Chăm trên vùng đất này” (trích trong bài viết của Tiến sĩ Nguyễn Thị Kim Vân).

Từ vùng đất Cheo Reo xưa, tôi đã có những nhận thức ban đầu về văn hóa Champa trên vùng Bắc Tây Nguyên. Sau thời gian ấy, các nhà nghiên cứu, sưu tầm ở Gia Lai cũng như cả nước đã phát hiện nhiều di vật, di tích của văn hóa Chăm từng tồn tại trên Tây Nguyên nói chung và Gia Lai nói riêng, như: phế tích tháp Bang Keng ở xã Krông Năng, huyện Krông Pa; bia Chăm Tư Lương ở xã Tân An, huyện Đak Pơ; pho tượng Chăm được thờ trong Hải Sơn miếu ở khuôn viên chùa Bửu Minh (xã Nghĩa Hưng, huyện Chư Păh); phế tích tháp Rong Yang ở xã An Phú, TP. Pleiku.

Ngoài ra, ở Đak Lak còn có tháp Chăm Yang Prong (huyện Ea Sup) hiện còn khá nguyên vẹn và ở Kon Tum có phế tích Chăm Hapal Bia.

Tuy nhiên, nhiều năm qua, chúng ta vẫn chưa có công trình nghiên cứu văn hóa Champa chuyên sâu trên vùng Tây Nguyên nói chung hay ở Gia Lai một cách có hệ thống. Nhiều vấn đề về người Chăm ở Tây Nguyên trong thời kỳ lịch sử ấy còn đang bỏ ngỏ. Tôi tin rằng, rồi đây, các thế hệ sau sẽ quan tâm đến lĩnh vực văn hóa-lịch sử đặc thù này để có những công trình nghiên cứu đầy đủ, xác thực hơn.

Có thể bạn quan tâm

Tôn giáo luôn đồng hành cùng dân tộc

Tôn giáo luôn đồng hành cùng dân tộc

Việc Việt Nam tổ chức thành công Đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc - Vesak 2025 một lần nữa khẳng định vai trò ngày càng lớn của Phật giáo Việt Nam trong đời sống tôn giáo quốc tế.

Ksor Mang nặng lòng với văn hóa Jrai

Ksor Mang nặng lòng với văn hóa Jrai

(GLO)- Nhiều năm qua, anh Ksor Mang (SN 1986, buôn Phu Ma Nher, xã Ia Rtô, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) có nhiều đóng góp trong việc gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Jrai, nhất là việc truyền dạy cồng chiêng cho thế hệ trẻ.

Xác lập 5 kỷ lục Phật giáo Việt Nam

Xác lập 5 kỷ lục Phật giáo Việt Nam

Trong khuôn khổ lễ bế mạc Đại lễ Phật đản Liên Hiệp Quốc - Vesak 2025 diễn ra ngày 8/5, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam ghi nhận cùng lúc 5 kỷ lục về Phật giáo. Các kỷ lục được trao tặng cho Ban Văn hóa Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Xa dần tiếng trống hơ gơr

Xa dần tiếng trống hơ gơr

(GLO)- Đối với đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, trống là vật thiêng, có Yàng trống bảo hộ, có giá trị cao nên cất giữ nơi trang trọng và được đem ra dùng trong những dịp lễ hội lớn của buôn làng hoặc gia đình. Ngày nay, các buôn làng ở Tây Nguyên dường như xa dần tiếng trống hơ gơr.

Lan tỏa tình yêu thổ cẩm

Lan tỏa tình yêu thổ cẩm

(GLO)- Diễn ra trong gần 1 tháng, cuộc thi “Nét đẹp trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số qua ảnh” do Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức đã nhận được 33 tác phẩm dự thi. Mỗi bức ảnh là một thông điệp ý nghĩa mà những người mẫu không chuyên muốn truyền tải đến mọi người.

Tương lai viết nên từ bản lĩnh văn hóa

Tương lai viết nên từ bản lĩnh văn hóa

Di sản nếu không được số hóa, không được kể lại theo cách của thời đại sẽ dần bị đứt gãy trong trí nhớ cộng đồng. Một thế hệ lớn lên không thấy được những giá trị đã tạo nên cội nguồn sẽ khó tìm thấy niềm tự hào, khó kiến tạo tương lai có chiều sâu văn hóa.

Di sản người Anh hùng trên đất Tây Nguyên

Di sản người Anh hùng trên đất Tây Nguyên

(GLO)- Giữa cái nắng oi ả của tháng 4, chúng tôi từ TP. Pleiku vượt hơn 70 km về thăm làng Stơr (xã Tơ Tung, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai), quê hương của Anh hùng Núp. Nơi đây có nhà lưu niệm mang dấu ấn lịch sử-văn hóa độc đáo, thu hút đông đảo du khách đến tham quan, tìm hiểu.

Di sản Hán Nôm: Khai mở lịch sử văn hóa Gia Lai

Di sản Hán Nôm khai mở lịch sử văn hóa Gia Lai

(GLO)- Có những trầm tích văn hóa nằm im lìm trong những đạo sắc phong cũ kỹ, tờ khế ước ruộng đất phủ bụi thời gian hay văn tế cổ xưa xướng lên nơi đình làng. Tại Gia Lai, kho báu di sản Hán Nôm ấy đang dần được đánh thức, góp phần khai mở lịch sử văn hóa của vùng đất cao nguyên.

Làng Mông trên cao nguyên

Làng người Mông trên cao nguyên

(GLO)- Tính đến thời điểm này, những hộ gia đình người Mông đã sinh sống được 42 năm trên cao nguyên Gia Lai. Vùng đất mà họ chọn là xã Ya Hội, huyện Đak Pơ. Theo thời gian, dấu ấn người Mông ngày càng in đậm trên mảnh đất này.

Tái hiện không gian sinh hoạt cộng đồng của cư dân lúa nước vùng hạ lưu sông Ba

Tái hiện không gian sinh hoạt cộng đồng của cư dân lúa nước vùng hạ lưu sông Ba

(GLO)- Thoát khỏi không gian gò bó trên sân khấu, Ngày hội văn hóa-thể thao các dân tộc thiểu số huyện Krông Pa lần thứ III-2025 được tổ chức dưới những bóng cây cổ thụ trong Công viên Phú Túc đã tái hiện một cách chân thực không gian sinh hoạt cộng đồng của cư dân lúa nước vùng hạ lưu sông Ba.

Phụ nữ làng Groi phát huy nghề dệt thổ cẩm

Phụ nữ làng Groi phát huy nghề dệt thổ cẩm

(GLO)- Gần 2 năm đi vào hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Dệt thổ cẩm làng Groi (xã Ya Hội, huyện Đak Pơ) đã trở thành mái nhà chung cho những phụ nữ yêu thích nghề dệt. Thông qua các buổi sinh hoạt, chị em có cơ hội giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm và chung tay gìn giữ, phát huy nghề dệt truyền thống.

Lễ cúng bến nước. Ảnh: M.H

Bến nước buôn Pông

(GLO)- Bến nước, dòng sông cũng như tập tục của bà con Jrai đã trở nên quen thuộc với tôi trong thời gian dài công tác tại ngôi trường bên bờ sông Ba.

Sáp nhập đơn vị hành chính gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa

Sáp nhập đơn vị hành chính gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa

(GLO)- Thực hiện cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị là yêu cầu mang tính sống còn của đất nước trước vận hội phát triển mới. Trong đó, sắp xếp các đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã để xây dựng mô hình chính quyền 2 cấp đang được dư luận hết sức quan tâm.