Một dải biên cương nặng nghĩa tình - Kỳ 1: Những người cha nơi phên giậu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Những năm qua, bên cạnh thực hiện nhiệm vụ chính trị trung tâm, lực lượng Bộ đội Biên phòng Gia Lai luôn tích cực tham gia các mô hình, phần việc thiết thực giúp người dân xóa đói giảm nghèo, ổn định cuộc sống, nâng cao dân trí, phát triển kinh tế-xã hội và đảm bảo an ninh biên giới.

Việc làm của những người lính quân hàm xanh đã thắt chặt thêm tình quân dân, xây dựng nên một dải biên cương nặng nghĩa nặng tình.

Đi đôi với thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia, BĐBP tỉnh còn triển khai mở các lớp xóa mù chữ, nhận nuôi trẻ có hoàn cảnh khó khăn. Những cống hiến thầm lặng của các anh đã góp sức nâng cao dân trí, động viên thế hệ trẻ vượt lên số phận để phấn đấu trở thành người có ích cho xã hội.

Thương con nuôi như con ruột

Năm 2024, Đồn Biên phòng Ia Pnôn (huyện Đức Cơ) nhận nuôi em Rơ Châm Trí Nguyễn (SN 2011), học lớp 7B, Trường Tiểu học và THCS Lương Thế Vinh (xã Ia Pnôn). Gia đình em Nguyễn có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ở làng Bua, xã Ia Pnôn.

1ps.jpg
Cán bộ Đồn Biên phòng Ia Nan (huyện Đức Cơ) hướng dẫn em Kpuih Trí học bài. Ảnh: T.D

Thiếu tá Nguyễn Thành Nhơn-Chính trị viên Đồn Biên phòng Ia Pnôn-cho hay: Với mong muốn chung tay, góp sức hỗ trợ cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ở địa bàn biên giới được ăn ở, học tập đầy đủ, phát triển toàn diện, sau này trở thành những công dân có ích cho gia đình, xã hội, đơn vị đã triển khai thực hiện chương trình “Nâng bước em đến trường-Con nuôi đồn Biên phòng”.

“Đây là em học sinh thứ 2 có hoàn cảnh khó khăn tại xã được Đồn Biên phòng Ia Pnôn nhận làm con nuôi. Qua thời gian hơn nửa năm ở với những người bố nuôi, Nguyễn có những tiến bộ về học tập và tự tin hơn trong giao tiếp”-Thiếu tá Nhơn chia sẻ.

Ở Đồn Biên phòng Ia Nan (huyện Đức Cơ), những người bố nuôi cũng cảm thấy ấm lòng trước thành tích học tập của em Kpuih Trí. Kết thúc 5 năm học tại Trường Tiểu học Kpă Klơng (xã Ia Nan), Trí luôn là học sinh khá và được nhận giấy khen của nhà trường vì hoàn thành xuất sắc các nội dung học tập, rèn luyện. Hiện nay, Trí đang học lớp 6 tại Trường THCS Phan Bội Châu (xã Ia Nan) và được thầy cô đánh giá cao bởi tinh thần học tập chăm chỉ.

Em nhỏ nhẹ kể chuyện: “Ngoài hướng dẫn em đọc và viết chữ, các bố còn chỉ bày cách làm toán. Hàng ngày, các bố thay phiên đưa đón em đi học. Khi em bị ốm, các bố rất lo lắng, chở đi khám bệnh, hướng dẫn uống thuốc. Em sẽ nỗ lực học tập, ngoan ngoãn để không phụ tình yêu thương mà các bố dành cho”.

Trung tá Lê Tuấn Anh-Đồn trưởng Đồn Biên phòng Ia Nan-thông tin: “Cháu còn nhỏ nên đơn vị luôn phân công người thay nhau dạy bảo trong từng việc. Ngoài thời gian học trên lớp, chúng tôi cũng xây dựng thời gian biểu cụ thể để cháu ôn tập bài. Đồng thời thường xuyên trao đổi với giáo viên chủ nhiệm về tình hình học tập của cháu để có hướng điều chỉnh phù hợp. Sự tiến bộ trên các mặt của các cháu chính là nguồn động viên lớn với cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị để tiếp tục thực hiện tốt hơn nhiệm vụ được giao”.

Theo Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh, từ năm 2019 đến nay, 8 đồn Biên phòng đã nhận nuôi 12 trẻ em có hoàn cảnh khó khăn thuộc chương trình “Con nuôi đồn Biên phòng”. Đại tá Nguyễn Văn Nghị-Phó Chính ủy Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh-thông tin: Ngoài nhiệm vụ chính là quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia, cán bộ, chiến sĩ Biên phòng tỉnh sẵn sàng nhận thêm nhiệm vụ nuôi dạy các cháu mồ côi, có hoàn cảnh khó khăn theo chương trình “Nâng bước em đến trường-Con nuôi đồn Biên phòng”.

“Được nuôi dưỡng, chăm sóc bằng tình yêu thương, được sống trong môi trường quân ngũ, những ước mơ xanh đang được dưỡng mầm chờ ngày đâm chồi. Trở thành những người lính Biên phòng để giữ vững sự bình yên cho biên cương là mơ ước của không ít cô, cậu bé đang là con nuôi của BĐBP. Bây giờ các em đang cố gắng để cụ thể hóa ước mơ ấy, còn chúng tôi cũng sẽ luôn ở bên để động viên, dẫn dắt các em.

Chúng tôi cũng cảm thấy ấm lòng khi nhiều em là đối tượng thụ hưởng trong chương trình “Nâng bước em đến trường-Con nuôi đồn Biên phòng” có nhiều nỗ lực đạt kết quả tốt trong học tập và có đạo đức tốt”-Đại tá Nguyễn Văn Nghị khẳng định.

Tấm lòng thầy giáo xóa mù chữ

Dân làng Khôn (xã Ia Mơ, huyện Chư Prông) vẫn chưa quên hình ảnh 2 thầy giáo quân hàm xanh là Đại úy Nguyễn Văn Luân và Trung tá Vũ Văn Hoằng (Đội Vận động quần chúng Đồn Biên phòng Ia Lốp) đứng trên bục giảng mỗi đêm dạy chữ cho mình. Qua 3 lớp xóa mù, 45 người dân trong làng bị mù chữ và tái mù chữ đã đọc thông, viết thạo tiếng Việt.

Khắc sâu công lao dạy chữ của những thầy giáo quân hàm xanh, chị Rơ Lan Cúc tâm sự: Trước đây, do điều kiện nên chị chỉ học hết lớp 2 rồi nghỉ, theo bố mẹ lên nương rẫy. Khi lớn lên và đã lấy chồng sinh con, vì không biết chữ nên chị gặp khó khăn trong cuộc sống. Được cán bộ Đồn Biên phòng Ia Lốp vận động, chị Cúc đã đăng ký tham gia học lớp xóa mù chữ.

“Cán bộ, chiến sĩ công tác tại Đồn Biên phòng Ia Lốp thay nhau xuống làng vận động bà con đi học chữ. Cảm động nhất là việc thầy Luân và thầy Hoằng ngược xuôi mỗi tối, kể cả đêm mưa gió vẫn đến vận động chúng tôi đi học con chữ. Do vậy, tôi và nhiều bà con dân làng quyết định đi học. Bây giờ đã biết đọc, biết viết và tính toán những phép tính đơn giản, tôi phấn khởi lắm. Hiện tôi cũng mua thêm sách về tự học thêm”-chị Cúc thổ lộ.

2bienphong.jpg
Em Kpuih Trí được bố nuôi ở Đồn Biên phòng Ia Nan về sau giờ học. Ảnh: Thiên Di

Nhắc chuyện cũ, Đại úy Nguyễn Văn Luân-Đội trưởng Đội Vận động quần chúng-kể: Đóng chân ở khu vực biên giới, cán bộ và chiến sĩ của đơn vị thấu hiểu những khó khăn mà người dân gặp phải. Đặc biệt là việc người dân gặp khó trong giao tiếp, xử lý công việc liên quan đến bản thân bởi bị mù chữ. Do đó, đầu năm 2023, lãnh đạo đơn vị quyết định mở lớp xóa mù chữ cho người dân.

“Tôi và Trung tá Vũ Văn Hoằng được giao nhiệm vụ dạy chữ và dạy toán. Nhưng trước đó, chúng tôi phải thay phiên nhau đến làng Khôn vận động bà con đi học chữ. Nói thì dễ nhưng thực hiện khó lắm khi nhiều người có tâm lý e ngại tuổi đã lớn mà còn học chữ.

Chúng tôi phải dành nhiều thời gian cho việc tuyên truyền, vận động này. Đầu tiên phải đến gặp già làng, người có uy tín trò chuyện và đề nghị họ chung tay góp sức. Trong các cuộc họp hay có hiếu hỉ, ma chay, chúng tôi cũng kết hợp vận động bà con đi học. Có người bảo mấy chục năm không học chữ có sao đâu nhưng sau khi nghe phân tích về lợi ích của việc biết chữ thì liền đăng ký đi học ngay.

Đối với giáo án, chúng tôi dành thời gian soạn thảo sao cho phù hợp, sát thực với đối tượng học viên. Rất mừng là bà con tiếp thu bài tốt, học hành tiến bộ”-Đại úy Luân cho hay.

Theo Trung tá Nguyễn Tất Việt-Đồn trưởng Đồn Biên phòng Ia Lốp: Từ tháng 4-2023 đến tháng 7-2024, đơn vị đã mở 3 lớp xóa mù chữ do 2 đồng chí Luân và Hoằng đảm nhận việc giảng dạy môn Toán và Tiếng Việt. Trong các tiết học, 2 cán bộ của Đồn cũng lồng ghép tuyên truyền kiến thức pháp luật, quy chế biên giới để nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho người dân và tạo thêm hứng thú đối với người học. Mỗi buổi học thường kéo dài 2 tiếng. Qua 144 buổi học, 45 học viên tham gia 3 lớp xóa mù chữ đã biết đọc, viết thạo và thực hiện được những phép tính cơ bản.

“Nhận sự phân công của Đảng ủy, Ban Chỉ huy Đồn về việc dạy xóa mù chữ cho dân làng Khôn, 2 đồng chí Luân và Hoằng đã thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Cả 2 đồng chí đã sắp xếp hợp lý, khoa học công việc chuyên môn ở đơn vị để đứng lớp dạy chữ giúp dân. Điều này đã góp công không nhỏ trong việc nâng cao trình độ dân trí ở địa phương, lan tỏa hình ảnh đẹp về người chiến sĩ Biên phòng và thắt chặt tình quân dân”-Trung tá Việt nhấn mạnh.

Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Tuấn Anh-Chủ tịch UBND xã Ia Mơ-cho hay: Ngoài 3 lớp xóa mù chữ tại làng Khôn do Đồn Biên phòng Ia Lốp mở thì trên địa bàn xã còn 1 lớp khác do Đồn Biên phòng Ia Mơ mới mở. Lớp học mới này có 20 học viên là công nhân, con em công nhân của Nông trường Cao su An Biên (Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông) theo học. Các lớp xóa mù chữ do 2 Đồn Biên phòng Ia Lốp và Ia Mơ mở có ý nghĩa rất lớn với địa phương trong việc góp phần nâng cao trình độ dân trí cho người dân.

Đồng thời, động viên các hộ dân nỗ lực học hỏi, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao thu nhập. Qua những việc làm thiết thực như vậy, người dân ở địa phương thêm tin yêu lực lượng BĐBP và góp sức bảo vệ vững chắc biên cương của Tổ quốc.

2logo-duoi.jpg

Có thể bạn quan tâm

Già Rơ Lan Hlếk (làng Klăh, xã Ia Mơ, huyện Chư Prông) trò chuyện cùng cán bộ Đồn Biên phòng Ia Mơ. Ảnh: T.D

Một dải biên cương nặng nghĩa tình - Kỳ cuối: Gắn bó với người dân, vun đắp tình đồng đội

(GLO)- Đáp lại những việc làm mang nhiều ý nghĩa nhân văn của lực lượng Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Gia Lai, người dân luôn dành những sự trân trọng đối với người lính quân hàm xanh và góp sức bảo vệ bình yên biên giới.

Ông Đinh Plih sắp xếp bộ cồng chiêng và các vật dụng sẵn sàng đem theo khi đi trình diễn, quảng bá văn hóa dân tộc Bahnar. Ảnh: N.M

Đinh Plih: Tự hào “vốn liếng” văn hóa Bahnar

(GLO)- “Ý nghĩa của công việc không phải chỉ nằm ở chỗ tiền bạc mà còn ở nhu cầu về tinh thần, biểu hiện của giá trị, một vốn liếng để tự hào”. Câu nói này thật đúng đối với ông Đinh Plih (xã Tơ Tung, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai). Với ông, hạnh phúc đơn giản là bản thân được sống trọn với đam mê.

Tìm lại dấu vết văn hóa Champa ở Tây Nguyên - Kỳ cuối:Phát lộ di chỉ đặc biệt ở Gia Lai

Tìm lại dấu vết văn hóa Champa ở Tây Nguyên - Kỳ cuối: Phát lộ di chỉ đặc biệt ở Gia Lai

(GLO)- Trong cuộc nói chuyện về văn hóa Champa với Tiến sĩ Lưu Hồng Sơn (Bảo tàng tỉnh Gia Lai), người tham gia cùng với các nhà khảo cổ khai quật di chỉ tháp Chăm An Phú, anh đã đưa ra ý tưởng nên thành lập nhà trưng bày văn hóa Champa vùng Tây Nguyên ở vị trí An Phú, TP. Pleiku hiện nay.

Cán bộ Công an phường Phù Đổng (TP. Pleiku) hướng dẫn nhân viên Khách sạn Khánh Linh đăng ký lưu trú qua phần mềm dịch vụ công trực tuyến. Ảnh: T.T

Đề án 06: Động lực xây dựng Gia Lai hiện đại, văn minh - Kỳ 1: Khi hệ thống chính trị cùng vào cuộc

(GLO)- Ngày 6-1-2022, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định số 06/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030” (Đề án 06).

Chị Nguyễn Thị Mỹ Lợi (thứ 2 từ phải sang)-Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Tân Điệp 1 (xã Ia Ake, huyện Phú Thiện) trao đổi với người dân về kinh nghiệm phát triển kinh tế gia đình. Ảnh: N.M

Những đảng viên “miệng nói, tay làm”

(GLO)- Dù đảm nhận vị trí công việc khác nhau song điểm chung ở những đảng viên tiêu biểu chính là sự tận tụy, hết lòng với công việc được giao. “Miệng nói, tay làm”, họ trực tiếp vun bồi niềm tin của người dân với Đảng, chung sức xây dựng địa phương ngày một phát triển.

Thầy Nguyễn Quang Tưởng và cô RCom H’Ni (thứ 3 từ phải sang) tâm huyết với mô hình “Làng văn hóa dân tộc”. Ảnh: T.D

Người thầy làm “sống dậy” văn hóa dân tộc thiểu số trong trường học

(GLO)- Mong muốn xây dựng môi trường giáo dục đặc thù mang đậm bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số, năm 2023, thầy Nguyễn Quang Tưởng-Hiệu trưởng Trường THCS Dân tộc nội trú huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã phục dựng thành công “Làng văn hóa dân tộc” trong khuôn viên trường học.

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

(GLO)- Hơn 30 năm cầm cương, ông Phan Xuân Định (SN 1966, thôn Đồng Bằng, xã Biển Hồ, TP. Pleiku) vẫn luôn nhớ về những ngày tháng rong ruổi cùng tiếng vó ngựa trên cao nguyên. Lão xà ích ấy vẫn âm thầm nuôi dưỡng đàn ngựa để thỏa chí tang bồng và giữ cho phố núi Pleiku nét riêng độc đáo.

Cán bộ an ninh gặp gỡ, tuyên truyền người dân không nghe kẻ xấu lôi kéo vượt biên. Ảnh: T.T

Buôn làng rộng lòng bao dung - Kỳ cuối: Thức tỉnh những người lầm lỡ

(GLO)-Giữa tháng 3-2024, Thiếu tướng Rah Lan Lâm-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công an tỉnh cùng đoàn công tác của Bộ Công an có chuyến sang Thái Lan để gặp gỡ những người dân tộc thiểu số Việt Nam đang cư trú bất hợp pháp ở 2 địa điểm thuộc huyện Bang Yai, tỉnh Nonthaburi.