Mùa xuân đầu tiên ở khu tái định cư Suối Cạn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Chuyển về sinh sống tại khu tái định cư Suối Cạn thuộc thôn Thắng Lợi 3 (xã Ia Sol, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai), 38 hộ dân người Jrai từng sinh sống trong những căn nhà tạm bợ ven suối đã bước sang trang mới.

1logo.jpg

Trong mùa xuân đầu tiên này, niềm vui hiện rõ trên khuôn mặt từng người, rạng ngời như nắng mai.

Năm 1991, vì chồng mất sớm nên bà Siu H’Két di dời từ thị trấn Phú Thiện vào khoảnh đất rẫy của gia đình nằm lọt thỏm giữa cánh đồng mía dưới dân núi H’Pông để dựng lều ở và sản xuất. Những năm sau đó, có 15 hộ dân khác cũng chuyển vào định cư ở khu vực này.

Thời gian trôi qua, những đứa trẻ trong cụm dân cư này lớn lên rồi lấy chồng, lấy vợ và sinh sống ở ven con suối Cạn. Đến cuối năm 2023, cụm dân cư Suối Cạn có 38 hộ dân với 27 ngôi nhà tạm bợ.

Tháng 4-2024, huyện Phú Thiện chọn địa điểm, khởi công xây dựng khu tái định cư Suối Cạn cho 38 hộ dân người Jrai với 145 khẩu ở thôn Thắng Lợi 3. Ngày 20-1 vừa qua, huyện đã tiến hành bàn giao nhà để 38 hộ dân chuyển vào kịp đón Tết Ất Tỵ 2025.

anh-phuong-dung.jpg
Phó Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Ngọc Lương (thứ 3 từ trái sang) tặng quà của Thường trực Tỉnh ủy cho 38 hộ dân tại khu tái định cư Suối Cạn. Ảnh: Anh Huy

Ký ức buồn

Vừa chạm chân đến khu tái định cư Suối Cạn, ký ức về ngày đầu tiếp cận cụm dân cư tự phát này lại hiện rõ mồn một trong tôi. Chuyện là cuối tháng 9-2018, lời chia sẻ của người bạn về cụm dân cư “5 không” đã thôi thúc tôi dành thời gian “mục sở thị” nơi này. Phải nhờ vào sự dẫn đường của 1 “thổ địa”, tôi mới tiếp cận được cụm dân cư trong ánh mắt nghi ngại của nhiều người dân nơi đây. Càng ngỡ ngàng hơn khi nghe các hộ dân chia sẻ về cuộc sống.

Chuyện ở thời điểm năm 2018 mà cứ ngỡ của mấy chục năm về trước. Phụ nữ tự sinh ở nhà. Trẻ em không được đến trường. Điện lưới không có. 30 nóc nhà tạm bợ dựng sát cạnh nhau ở trên khoảnh đất rộng chừng 1 sào. Đa phần là nhà thưng tôn. Mọi hoạt động trong cụm dân cư tự do này đều mang tính tự cung tự cấp…

Mùa mưa, nước từ thượng nguồn đổ về gây chia cắt cụm dân cư này với bên ngoài. Khi đó, người dân chỉ biết ngồi mong trời ngớt mưa để còn đi ra trung tâm xã Ia Sol làm thuê kiếm tiền mua gạo ăn qua ngày.

Tôi còn nhớ như in lời ông Siu Thúc, người được bà con trong cụm dân cư rất mực kính trọng chia sẻ trong lần gặp đầu tiên: Không có đất đai để ở, dân các làng ở ngoài thị trấn Phú Thiện tự chuyển vào đây sinh sống, kiếm cái ăn. Người đầu tiên vào là bà Siu H’Két.

Thương các hộ chuyển vào sau, bà H’Két cho mỗi nhà 1 khoảnh đất, dựng tạm ngôi nhà để ở. Có người được bà H’Két cho không. Có người đổi cho bà một ít rượu hay thức ăn tự kiếm trên rừng để có khoảnh đất dựng vừa 1 căn nhà. Đời sống của người dân cơ cực lắm, luôn trong tình trạng thiếu đói. Chỉ có gia đình ông Ksor Hoai điều kiện kinh tế khá hơn, xây được nhà ở kiên cố, có đất rẫy rộng.

ba-siu-hble-vui-ve-khoe-noi-com-dien-vua-duoc-tang-va-tet-nay-khong-phai-nau-com-bang-cui-nua-1.jpg
Bà Siu H'Ble vui vẻ khoe nồi cơm điện vừa được tặng và Tết này không phải nấu cơm bằng củi nữa. Ảnh: T.D

Cũng theo lời ông Thúc, suốt từng ấy năm sinh sống trong cụm dân cư tự phát, mấy chục con người chưa từng được thấy ánh sáng của điện lưới. Nguồn sáng chính là đèn dầu hoặc bình ắc quy nạp nhờ nhà dân ở nơi khác.

Năm 2015, từ sự giúp đỡ của các nhà hảo tâm, bà con mới được sử dụng nước giếng, còn trước đó là dùng nước giọt. Dân làng cũng không đến cơ sở y tế khám-chữa bệnh khi ốm đau mà chủ yếu là nhờ người cúng ma đuổi bệnh.

Nhớ về những tháng ngày khó khăn, gian khổ đã qua, chị Siu H’Phương bộc bạch: Ngày đó khổ lắm. Nhà thưng bằng tôn nhưng theo kiểu chắp vá nên mùa nắng thì nóng, mưa thì dột tứ phía và lạnh. Nhà dựng giữa cánh đồng mía, muỗi nhiều vô kể. Nhiều đêm, muỗi đốt không thể chợp mắt được.

“Hồi đó, hầu như nhà nào cũng sinh con nhiều, chẳng mấy ai áp dụng biện pháp kế hoạch hóa gia đình. Riêng gia đình mình sinh 10 đứa, hiện còn 9 đứa. Đông con nên cuộc sống khốn khó lắm. Mình đi làm thuê suốt nhưng chỉ đủ tiền mua gạo, thức ăn chủ yếu là rau hái ở dưới chân núi H’Pông.

Lâu lâu cũng có nhà hảo tâm vào tặng cho ít thức ăn. Đám trẻ con trong làng thất học cả. Không được học hành nên chúng cũng bắt chồng, lấy vợ từ khi tuổi đời còn rất trẻ”-chị H’Phương kể.

chi-hphuong-giu-binh-dien-ac-quy-nhu-mot-ky-vat-mot-thoi-sinh-song-o-cum-dan-cu-tu-phat-suoi-can.jpg
Chị H'Phương giữ bình điện ắc quy như một kỷ vật một thời sinh sống ở cụm dân cư tự phát suối Cạn. Ảnh: L.N

Ông Phan Văn Vinh-Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Phú Thiện-thông tin: Là cụm dân cư tự phát nên cuộc sống của các hộ dân gặp nhiều khó khăn. 37/38 hộ dân thuộc diện hộ nghèo. Ngoài việc bị cô lập vào mùa mưa do nước suối Cạn dâng cao thì nguy cơ các hộ dân bị các thế lực thù địch dụ dỗ lôi kéo rất cao.

“Trước tình hình đó, năm 2021, huyện đã xây dựng các phương án trình cấp trên phê duyệt về xây dựng khu tái định cư Suối Cạn. Cuối năm 2022, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Dự án xây dựng khu tái định cư ở suối Cạn với kinh phí 10 tỷ đồng. Đầu năm 2024, huyện triển khai chọn địa điểm, khởi công xây dựng khu tái định cư này.

Trước Tết Ất Tỵ 2025, huyện đã làm lễ bàn giao nhà cho các hộ dân. Ra ở tại khu tái định cư có hạ tầng, nhà cửa khang trang, bà con rất phấn khởi”-ông Vinh cho hay.

Niềm vui đong đầy

Khu tái định cư Suối Cạn đẹp như một bức tranh. Những ngôi nhà xây cùng một kiểu thiết kế, thẳng tăm tắp. Mái tôn đỏ làm sáng cả một vùng. Đường bê tông phẳng lì và có hệ thống điện chiếu sáng. Những cây xanh mới trồng đã bắt đầu ra lá mới.

Trong ngôi nhà xây khang trang còn thơm mùi vữa mới, bà Siu H’Blé (mẹ chị H’Phương) phấn khởi chia sẻ: “Ra đây ở, Nhà nước cấp cho 600 m2 đất và xây cho nhà ở, tôi mừng lắm. Ngủ trong ngôi nhà mới, tôi cứ nghĩ là mơ.

Tết Nguyên đán vừa rồi, cả khu hân hoan lắm, các nhà tổ chức đón năm mới rất vui. Về đây sinh sống, lần đầu tiên tôi được thấy bắn pháo hoa đón năm mới. Các đồng chí lãnh đạo huyện, tỉnh cũng xuống thăm, chúc Tết và tặng quà”.

Mời chúng tôi vào thăm ngôi nhà mới của gia đình, chị H’Phương tâm sự: Hay tin được ra đây ở, chị đi vận động các hộ khác chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước. Được cấp đất và xây nhà miễn phí mà, ra ở cho đỡ khổ chứ.

“Chúng tôi cũng xúm vào giúp nhau làm nhà để sớm được ở trong nhà mới. Từ lúc chuyển về nơi ở mới, nhà nào cũng phấn khởi. Dịp Tết, chúng tôi đi chúc nhau năm mới, mời ăn uống.

Thời gian này, ban ngày nơi đây vắng người lắm vì bà con lên huyện Chư Sê hái hồ tiêu thuê. Bà con nói với nhau là Nhà nước cho tiền làm nhà, cấp đất rồi nên phải đi làm kiếm tiền để nâng cao đời sống. Nhiều nhà cũng đã trồng rau xanh quanh vườn để có rau ăn, không phải đi mua nữa”-chị H’Phương chia sẻ.

38-ho-dan-duoc-bo-tri-on-dinh-dan-cu-vung-thien-tai-suoi-can-thon-thang-loi-3-xa-ia-sol-huyen-phu-thien.jpg
38 hộ dân được bố trí, ổn định dân cư vùng thiên tại Suối cạn thôn Thắng lợi 3, xã Ia Sol, huyện Phú Thiện. Ảnh: T.D

Với gia đình chị Siu H’Cốt, niềm vui không dừng lại ở việc được ở tại khu tái định cư khang trang mà con cái được đi học thuận tiện. “Trước ở trong đó xa trường, lũ nhỏ không muốn đi học, ở nhà phụ giúp cha mẹ. Ra đây ở, trường học cách nhà 500 m, các con đi học rất chăm chỉ. Thấy 2 đứa con thích đi học, vợ chồng tôi vui lắm. Chúng tôi sẽ chăm chỉ làm ăn để nuôi con cái ăn học đàng hoàng, không để khổ như bố mẹ”-chị H’Cốt nói.

Trao đổi với chúng tôi, ông Vũ Hồng Duy-Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Phú Thiện-cho biết: Khi giải quyết xong mặt bằng khu tái định cư Suối Cạn, huyện gặp khó về nguồn kinh phí xây dựng nhà cho bà con. Mà để lâu thì thấy có lỗi với dân nên Ban Thường vụ Huyện ủy họp và thống nhất ứng cho Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện kinh phí để mua vật liệu xây dựng nhà với số tiền 40 triệu đồng/căn.

Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện cũng kêu gọi các tổ chức, cá nhân, cơ quan, doanh nghiệp trên địa bàn hỗ trợ số tiền trên 1,2 tỷ đồng để xây dựng nhà ở, nhà vệ sinh cho 38 hộ. Các đồng chí trong Ban Thường vụ Huyện ủy cũng nhận hỗ trợ kinh phí xây dựng 1-2 căn nhà. Đơn cử như đồng chí Bí thư Huyện ủy đã hỗ trợ kinh phí xây dựng nhà cho 2 hộ dân.

“Trong dịp Tết Ất Tỵ 2025, chúng tôi đã đến thăm hỏi, động viên, bà con rất phấn khởi. Huyện đang tính phương án hỗ trợ sinh kế cho người dân để nâng cao thu nhập. Hiện các đơn vị được giao đang hướng dẫn bà con trồng rau, cải tạo cảnh quan, làm hàng rào.

Trong quá trình làm nhà ở khu tái định cư, nhiều người học được nghề xây và đang đi làm cho các doanh nghiệp xây dựng trong huyện. Chúng tôi cũng đang tính toán sẽ hỗ trợ kinh phí để cho người dân đi xuất khẩu lao động”-ông Duy cho biết thêm.

22logo-7722-2933-9071-1045-4546-1474-6395-7637-6043-3883-1898-1923.jpg

Có thể bạn quan tâm

Cán bộ an ninh gặp gỡ, tuyên truyền người dân không nghe kẻ xấu lôi kéo vượt biên. Ảnh: T.T

Buôn làng rộng lòng bao dung - Kỳ cuối: Thức tỉnh những người lầm lỡ

(GLO)-Giữa tháng 3-2024, Thiếu tướng Rah Lan Lâm-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công an tỉnh cùng đoàn công tác của Bộ Công an có chuyến sang Thái Lan để gặp gỡ những người dân tộc thiểu số Việt Nam đang cư trú bất hợp pháp ở 2 địa điểm thuộc huyện Bang Yai, tỉnh Nonthaburi.

Thượng tá Đậu Văn Huy chỉ huy thực tập phương án chữa cháy tại trụ sở liên cơ quan tỉnh. Ảnh: H.S

Thượng tá Đậu Văn Huy: Cứu người bằng cái tâm

(GLO)- Với hơn 24 năm công tác, Thượng tá Đậu Văn Huy-Phó Trưởng phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (Công an tỉnh Gia Lai) đã tham gia, chỉ đạo thực hiện thành công hàng chục cuộc chữa cháy, cứu nạn và thực tập phương án phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC và CNCH).

Người Thái Bình bên dòng sông Ba

Người Thái Bình bên dòng sông Ba

(GLO)- Mỗi chiều, nhìn đàn cò trắng bay về ngang dòng sông Ba mênh mang sóng nước, ông Nguyễn Văn Để (86 tuổi) lại bâng khuâng nhớ về quê nhà. Tròn 40 năm rời quê hương Thái Bình vào vùng đất Krông Pa định cư, nỗi nhớ nguồn cội vẫn dâng đầy trong ông khi bắt gặp hình ảnh thân thuộc như vậy.

“Thời hoa lửa” của đôi vợ chồng chiến sĩ Trường Sơn

“Thời hoa lửa” của đôi vợ chồng chiến sĩ Trường Sơn

(GLO)- Trong ngôi nhà nhỏ ở làng Ia Tum (xã Ia Nan, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai) có 1 cặp vợ chồng đều trải qua “thời hoa lửa” Trường Sơn huyền thoại. Đó là ông Lê Đức Chinh (SN 1952) và bà Lê Thị Chỉnh (SN 1951). Ông Chinh hiện là Trưởng ban liên lạc Hội Truyền thống Trường Sơn huyện Đức Cơ.

Người dân làng Kon Ktonh chuẩn bị vật lễ trước khi thực hiện các phần nghi lễ Tết ăn con dúi của cộng đồng làng. Ảnh: M.N

Tết ăn con dúi ở Kon Pne

(GLO)- Khi những ruộng lúa bắt đầu trổ đòng, rẫy mì lên xanh mởn thì cũng là lúc đồng bào Bahnar ở xã Kon Pne (huyện Kbang) tất bật chuẩn bị Tết ăn con dúi để cầu Yàng phù hộ cây lúa tốt tươi, mùa màng bội thu, nhà nhà no ấm.

Dự án LRAMP song hành cùng người dân vùng khó - Kỳ 1: Đổi thay cùng LRAMP

Dự án LRAMP song hành cùng người dân vùng khó - Kỳ 1: Đổi thay cùng LRAMP

(GLO)- Từ năm 2018 đến nay, 87 chiếc cầu, cống thuộc Dự án xây dựng cầu dân sinh và quản lý tài sản đường địa phương (LRAMP) do Tổng cục Đường bộ Việt Nam làm chủ đầu tư đã đem đến sự đổi thay to lớn ở các buôn làng vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh Gia Lai.
Xung quanh chiến công của du kích Puih Glớ và đồng đội - Kỳ 2: Đi tìm xác chiếc máy bay bị du kích Jrai bắn rơi

Xung quanh chiến công của du kích Puih Glớ và đồng đội - Kỳ 2: Đi tìm xác chiếc máy bay bị du kích Jrai bắn rơi

(GLO)- Ngày 12-5-1970, du kích người Jrai Puih Glớ (làng Maih, xã B6, huyện 4; nay là xã Ia Hrung, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) cùng đồng đội bắn rơi chiếc máy bay trực thăng khiến hàng chục binh sĩ cấp cao của quân đội Mỹ thiệt mạng. Vậy, xác chiếc trực thăng ấy bây giờ ở đâu?
Xung quanh chiến công của du kích Puih Glớ và đồng đội - Kỳ 1: Chuyện du kích Jrai hạ trực thăng Mỹ

Xung quanh chiến công của du kích Puih Glớ và đồng đội - Kỳ 1: Du kích Jrai hạ trực thăng chở 2 tướng Mỹ

(GLO)- Hơn nửa thế kỷ trôi qua nhưng câu chuyện về du kích Puih Glớ (làng Maih, xã B6, huyện 4; nay là xã Ia Hrung, huyện Ia Grai) cùng đồng đội bắn rơi máy bay quân sự Mỹ ngay tại quê hương mình vẫn được nhiều người cao tuổi trong vùng nhắc nhớ và được nhiều tài liệu lịch sử chính thống ghi nhận.

Lặng thầm cống hiến nơi phên giậu Tổ quốc

Lặng thầm cống hiến nơi phên giậu Tổ quốc

(GLO)- Dẫu có những quãng ngắt do sóng chập chờn nhưng cuộc điện thoại với người thân trong gia đình mỗi buổi tối là “liều thuốc tinh thần” để cán bộ, chiến sĩ tại các chốt của Đồn Biên phòng Ia Lốp (huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) vượt qua khó khăn, lặng thầm cống hiến nơi phên giậu Tổ quốc.