Chính sách đãi ngộ, thu hút bác sĩ: Động lực phát triển ngành Y tế - Kỳ cuối: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Gia Lai ban hành chính sách đãi ngộ, thu hút bác sĩ nhằm tăng số lượng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực y tế.

Gia Lai đang thiếu nhiều bác sĩ, nhất là bác sĩ trình độ cao. Việc ban hành chính sách đãi ngộ, thu hút và đào tạo nguồn nhân lực bác sĩ không chỉ thu hút nhân lực về tỉnh mà còn giúp đội ngũ đang công tác tại các cơ sở y tế công lập có thêm điều kiện học tập nâng cao trình độ chuyên môn, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Chính sách phù hợp với thực tiễn

Dân số ngày càng tăng, mô hình bệnh tật trở nên phức tạp và nhu cầu khám-chữa bệnh của người dân ngày càng lớn. Trong khi đó, số lượng bác sĩ có trình độ đại học và sau đại học vẫn chưa đáp ứng yêu cầu chuyên môn sâu tại các bệnh viện.

Mặt khác, Gia Lai mới chỉ đạt tỷ lệ 8,7 bác sĩ/vạn dân, thấp hơn so với định mức 12 bác sĩ/vạn dân theo Nghị quyết số 68/2022/QH15 ngày 10-11-2022 của Quốc hội. Để thực hiện mục tiêu đặt ra tại Đề án phát triển hệ thống y tế tỉnh Gia Lai đến năm 2030, tỉnh cần bổ sung 352 bác sĩ, trong đó, bác sĩ thuộc hệ thống y tế công lập là 245 người.

1nn-4756.jpg
Đối với Bệnh viện Lao và Bệnh phổi tỉnh, Bệnh viện Tâm thần kinh tỉnh, nhiều bác sĩ đề nghị cần có cơ chế riêng để thu hút và đào tạo nhân lực hiệu quả, chất lượng. Ảnh: N.N

Quan tâm, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho đội ngũ viên chức ngành Y tế, trước hết là đội ngũ bác sĩ, những người trực tiếp thực hiện nhiệm vụ khám-chữa bệnh cho người dân bằng các cơ chế chính sách cụ thể là việc làm cần thiết.

Các chính sách đãi ngộ, thu hút bác sĩ không chỉ giải quyết khó khăn trước mắt mà còn động viên, khuyến khích họ tiếp tục trau dồi, nâng cao trình độ chuyên môn, y đức để đáp ứng được yêu cầu khám-chữa bệnh ngày càng cao của người dân; đồng thời bổ sung nguồn nhân lực, giữ chân đội ngũ có trình độ cao, đáp ứng đầy đủ, toàn diện các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra cho giai đoạn tiếp theo.

Trao đổi với P.V, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Thanh Lịch nhấn mạnh: Gia Lai là tỉnh miền núi, biên giới, tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 46%, diện tích rộng, địa bàn chia cắt. So với các tỉnh khác thì Gia Lai còn nhiều khó khăn. Do vậy, trong thực hiện các nhiệm vụ an sinh xã hội, cùng với giáo dục, công tác chăm sóc sức khỏe người dân được xác định là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng.

“Tỉnh đã ban hành Đề án phát triển hệ thống y tế tỉnh Gia Lai đến năm 2030; xác định các nhiệm vụ, nguồn lực và lộ trình thực hiện. Việc ban hành Nghị quyết về chính sách đãi ngộ, thu hút và đào tạo nguồn nhân lực bác sĩ tại các cơ sở y tế công lập giai đoạn 2025-2030 là một nội dung của Đề án.

Chính sách này có ý nghĩa rất lớn, thể hiện sự quan tâm đặc biệt của tỉnh dành cho ngành Y tế, qua đó thu hút, động viên và tạo môi trường tốt, tạo động lực, khuyến khích hỗ trợ cho nhân viên y tế làm việc; giữ chân, thu hút, khắc phục tình trạng thiếu hụt bác sĩ, nhất là bác sĩ các ngành mũi nhọn, lĩnh vực khó.

Chính sách còn có ý nghĩa tạo nguồn nhân lực bác sĩ tại các cơ sở y tế để đảm bảo và nâng cao công tác chăm sóc sức khỏe cho người dân, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn và vùng căn cứ cách mạng”-Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Thanh Lịch cho biết.

Hỗ trợ đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Bác sĩ Vũ Chí Hùng-Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Đak Đoa-chia sẻ: Từ khi HĐND tỉnh ban hành nghị quyết về chính sách đãi ngộ bác sĩ trong hệ thống y tế công lập, tập thể bác sĩ thuộc Trung tâm Y tế huyện rất phấn khởi, tinh thần làm việc phấn chấn. Có thể nói, chính sách đãi ngộ thu hút bác sĩ trong hệ thống y tế công lập thể hiện tính nhân văn, giúp đội ngũ bác sĩ an tâm công tác, ổn định cuộc sống.

2n.jpg
Các bác sĩ rất phấn khởi khi tỉnh Gia Lai ban hành chính sách đãi ngộ, thu hút bác sĩ, đào tạo nguồn nhân lực bác sĩ y tế công lập. Ảnh: Như Nguyện

“Trung tâm Y tế huyện Đak Đoa có 34 bác sĩ, trong đó có 9 bác sĩ chuyên khoa I. Từ khi nghị quyết có hiệu lực đã có 10 bác sĩ đăng ký học bác sĩ chuyên khoa I, bác sĩ chuyên khoa II và thạc sĩ từ năm 2025 đến năm 2030 theo chính sách mới.

Trung tâm cũng xây dựng đề án vị trí việc làm, tính toán biên chế theo quy trình, đăng ký tuyển dụng biên chế về Sở Y tế. Trong đó, chúng tôi chú trọng tuyển dụng biên chế có trình độ bác sĩ và bác sĩ sau đại học nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng cao của người dân trên địa bàn”-bác sĩ Hùng cho hay.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Thanh Lịch: Việc HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 103/2024/NQ-HĐND quy định chính sách đãi ngộ, thu hút và đào tạo nguồn nhân lực bác sĩ tại các cơ sở y tế công lập giai đoạn 2025-2030 là hết sức cần thiết, phù hợp với tình hình thực tiễn.

Bên cạnh đó, hiện nay, mức lương cũng như thu nhập của nhân viên y tế nói chung và ngành Y tế Gia Lai nói riêng được xã hội quan tâm. Ngành Y tế là ngành đặc biệt.

Thời gian qua, Đảng, Nhà nước, Chính phủ rất quan tâm xây dựng chính sách đặc thù cho ngành Y tế. Tôi cho rằng, việc quan tâm xây dựng các chính sách để nhân viên y tế được hưởng mức tương xứng với công sức và cống hiến mà họ đã đóng góp là việc làm cần thiết.

Đối với nghề y, học tập là nhiệm vụ thường xuyên liên tục, vì thành tựu, các kiến thức mới không ngừng được cập nhật. Đội ngũ y tế, nhất là các bác sĩ cần tiếp tục học tập, nâng cao trình độ chuyên môn liên tục. Tuy nhiên, trước áp lực tự chủ tài chính, nhiều bệnh viện y tế công lập không thể bố trí được nguồn kinh phí hoặc có thì mức hỗ trợ các bác sĩ đi đào tạo cũng chưa tương xứng. Với việc được hỗ trợ kinh phí, đội ngũ bác sĩ có điều kiện học tập và yên tâm công tác.

Về vấn đề này, bác sĩ Võ Thành Sơn (Khoa Lão, Bệnh viện Đa khoa tỉnh) bày tỏ: “Chính sách đãi ngộ, thu hút bác sĩ rất ý nghĩa. Với chính sách này, ngoài được tăng một khoản thu nhập hàng tháng, các bác sĩ còn được hỗ trợ học tập, đào tạo nâng cao chuyên môn”.

Bác sĩ Đồng Vĩnh Thanh-Phó Giám đốc Bệnh viện Tâm thần kinh tỉnh-thông tin: Bệnh viện hiện có 9 bác sĩ, trong đó, 2 bác sĩ làm công tác lãnh đạo. Nhiều năm qua, đơn vị gặp không ít khó khăn trong tuyển dụng nhân lực do đây là lĩnh vực đặc thù, khó thu hút bác sĩ.

“Hy vọng khi chính sách thu hút, đãi ngộ bác sĩ cơ sở y tế công lập đi vào cuộc sống, đơn vị sẽ không còn tình trạng thiếu nhân lực. Trước đây, ai cũng mong muốn học tập nâng cao trình độ nhưng kinh phí tự lo. Vì vậy, nhiều người không có điều kiện tiếp tục học tập.

Tôi đánh giá cao việc hỗ trợ đào tạo bác sĩ của chính sách này. Tuy nhiên, do thiếu nhân lực nên chúng tôi chỉ giải quyết các bác sĩ luân phiên đi đào tạo có thời hạn trong giai đoạn 2025-2030. Thực tế sẽ có người chưa kịp hưởng chính sách. Tôi mong muốn tỉnh nghiên cứu và có chế độ đặc thù đối với lĩnh vực tâm thần kinh”-bác sĩ Thanh kiến nghị.

Tương tự, bác sĩ Mai Minh Hiền-Giám đốc Bệnh viện Lao và Bệnh phổi tỉnh-cho hay: “Với việc được hỗ trợ đào tạo, các bác sĩ trong đơn vị đều vui mừng. Bệnh viện cũng đã lập danh sách cử các bác sĩ luân phiên đi đào tạo. Về vấn đề thu hút bác sĩ, tôi nghĩ với lĩnh vực đặc thù như Bệnh viện Lao và Bệnh phổi thì cần có cơ chế riêng”.

Theo Nghị quyết số 103/2024/NQ-HĐND của HĐND tỉnh, bác sĩ về công tác tại Trung tâm Y tế các huyện: Kông Chro, Ia Pa, Đức Cơ, Krông Pa, Ia Grai, Chư Pưh, Chư Prông thì ngoài quy định chung còn được hỗ trợ thêm 50 triệu đồng/người.

Theo bác sĩ Rơ Mah Huân-Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Chư Pưh: Trung tâm có 26 bác sĩ trong diện được hỗ trợ theo chính sách mới. Trước mắt, đơn vị đăng ký cho 1 bác sĩ đi học nâng cao chuyên môn lĩnh vực răng-hàm-mặt.

“Chính sách đãi ngộ, thu hút và đào tạo nguồn nhân lực bác sĩ sẽ góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, hỗ trợ đào tạo, nhất là các bác sĩ lâu năm nhưng chưa có điều kiện đào tạo nâng cao chuyên môn”-bác sĩ Huân nhấn mạnh.

2logo-duoi.jpg

Có thể bạn quan tâm

Già Rơ Lan Hlếk (làng Klăh, xã Ia Mơ, huyện Chư Prông) trò chuyện cùng cán bộ Đồn Biên phòng Ia Mơ. Ảnh: T.D

Một dải biên cương nặng nghĩa tình - Kỳ cuối: Gắn bó với người dân, vun đắp tình đồng đội

(GLO)- Đáp lại những việc làm mang nhiều ý nghĩa nhân văn của lực lượng Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Gia Lai, người dân luôn dành những sự trân trọng đối với người lính quân hàm xanh và góp sức bảo vệ bình yên biên giới.

Ông Đinh Plih sắp xếp bộ cồng chiêng và các vật dụng sẵn sàng đem theo khi đi trình diễn, quảng bá văn hóa dân tộc Bahnar. Ảnh: N.M

Đinh Plih: Tự hào “vốn liếng” văn hóa Bahnar

(GLO)- “Ý nghĩa của công việc không phải chỉ nằm ở chỗ tiền bạc mà còn ở nhu cầu về tinh thần, biểu hiện của giá trị, một vốn liếng để tự hào”. Câu nói này thật đúng đối với ông Đinh Plih (xã Tơ Tung, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai). Với ông, hạnh phúc đơn giản là bản thân được sống trọn với đam mê.

Một dải biên cương nặng nghĩa tình - Kỳ 1: Những người cha nơi phên giậu

Một dải biên cương nặng nghĩa tình - Kỳ 1: Những người cha nơi phên giậu

(GLO)- Những năm qua, bên cạnh thực hiện nhiệm vụ chính trị trung tâm, lực lượng Bộ đội Biên phòng Gia Lai luôn tích cực tham gia các mô hình, phần việc thiết thực giúp người dân xóa đói giảm nghèo, ổn định cuộc sống, nâng cao dân trí, phát triển kinh tế-xã hội và đảm bảo an ninh biên giới.

Đề án 06: Động lực xây dựng tỉnh nhà hiện đại, văn minh - Kỳ cuối: Tháo gỡ điểm nghẽn để về đích đúng tiến độ

Đề án 06: Động lực xây dựng Gia Lai hiện đại, văn minh - Kỳ cuối: Tháo gỡ điểm nghẽn để về đích đúng tiến độ

(GLO)- Triển khai Đề án 06 về phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030, các cơ quan, ban, ngành, đơn vị phối hợp chặt chẽ để tháo gỡ những điểm nghẽn, khó khăn, bất cập nhằm thực hiện đúng tiến độ.

Cán bộ Công an phường Phù Đổng (TP. Pleiku) hướng dẫn nhân viên Khách sạn Khánh Linh đăng ký lưu trú qua phần mềm dịch vụ công trực tuyến. Ảnh: T.T

Đề án 06: Động lực xây dựng Gia Lai hiện đại, văn minh - Kỳ 1: Khi hệ thống chính trị cùng vào cuộc

(GLO)- Ngày 6-1-2022, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định số 06/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030” (Đề án 06).

Chị Nguyễn Thị Mỹ Lợi (thứ 2 từ phải sang)-Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Tân Điệp 1 (xã Ia Ake, huyện Phú Thiện) trao đổi với người dân về kinh nghiệm phát triển kinh tế gia đình. Ảnh: N.M

Những đảng viên “miệng nói, tay làm”

(GLO)- Dù đảm nhận vị trí công việc khác nhau song điểm chung ở những đảng viên tiêu biểu chính là sự tận tụy, hết lòng với công việc được giao. “Miệng nói, tay làm”, họ trực tiếp vun bồi niềm tin của người dân với Đảng, chung sức xây dựng địa phương ngày một phát triển.

Thầy Nguyễn Quang Tưởng và cô RCom H’Ni (thứ 3 từ phải sang) tâm huyết với mô hình “Làng văn hóa dân tộc”. Ảnh: T.D

Người thầy làm “sống dậy” văn hóa dân tộc thiểu số trong trường học

(GLO)- Mong muốn xây dựng môi trường giáo dục đặc thù mang đậm bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số, năm 2023, thầy Nguyễn Quang Tưởng-Hiệu trưởng Trường THCS Dân tộc nội trú huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã phục dựng thành công “Làng văn hóa dân tộc” trong khuôn viên trường học.

Cán bộ an ninh gặp gỡ, tuyên truyền người dân không nghe kẻ xấu lôi kéo vượt biên. Ảnh: T.T

Buôn làng rộng lòng bao dung - Kỳ cuối: Thức tỉnh những người lầm lỡ

(GLO)-Giữa tháng 3-2024, Thiếu tướng Rah Lan Lâm-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công an tỉnh cùng đoàn công tác của Bộ Công an có chuyến sang Thái Lan để gặp gỡ những người dân tộc thiểu số Việt Nam đang cư trú bất hợp pháp ở 2 địa điểm thuộc huyện Bang Yai, tỉnh Nonthaburi.