Lãng du bên dòng thác đẹp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Trong truyện cổ Jrai có nói đến 2 dòng suối phát nguyên từ chân núi Chư Hdrung: Ia Drang và Ia Púch. Đây là 2 nguồn nước quý giá vừa nuôi sống các buôn làng Jrai ở dải đất Chư Prông, vừa có nhiều thác nước đẹp tô điểm cho núi rừng thêm xinh tươi, hùng vĩ.

1logo.jpg

Truyền thuyết về dòng suối vàng, suối bạc

Chuyện kể rằng, ngày xưa có 1 làng Jrai dưới chân núi Chư Hdrung làm nhà rông mới và tổ chức cúng Yàng. Người làng đốt lửa, ăn uống, đánh chiêng, nhảy múa cho đến khuya rồi mới chia tay. Riêng đám trai tráng trong làng kéo nhau vào nhà rông còn thơm mùi tre nứa để ngủ, trong đó có 2 anh em mồ côi Siu Đua và Siu Kim.

2-hung-hoa-lu.jpg
Thác Ia Boòng (còn gọi là thác Làng Gà, xã Ia Boòng, huyện Chư Prông). Ảnh: Hùng Hoa Lư

Sáng ra, mặt trời chưa ló rạng, đám thanh niên vội vàng thức dậy để về nhà đi nương rẫy. Trước khi rời nhà rông, ai cũng kể cho nhau nghe chuyện chiêm bao trong đêm ngủ nhà mới. Người thì nói mình thấy con rắn, người thấy con hoẵng, người thấy cây pơ lang trổ bông… Siu Đua kể mình nằm mơ thấy giọt nước bằng vàng, còn Siu Kim mơ thấy giọt nước bằng bạc chảy ra từ mạch nước trong vắt suốt ngày đêm. Ai nghe cũng đều ngạc nhiên, vì họ tin rằng nằm chiêm bao thấy giọt nước bằng vàng, bằng bạc là rất quý, sẽ có của cải đầy kho, gà heo đầy sân…

Chẳng mấy chốc cái tin Siu Đua, Siu Kim nằm mơ lan truyền khắp làng và mọi người đều kéo tới xin 2 anh em cho mình giấc mơ quý giá ấy. Càng ngày người làng kéo đến càng đông vây quanh 2 anh em để xin cho được giấc mơ. 2 anh em hoảng quá vì làm sao lấy giấc mơ đem cho mọi người được! Đêm đến, anh em Siu Đua bàn nhau trốn đi khỏi làng. Dắt nhau đi mãi đến khi đói lả nhưng không có gì bỏ bụng, bỗng thấy cái rẫy với nhiều cây ổi rừng chín mọng, 2 anh em lẻn vào hái ăn. Già Pôm từ chòi rẫy đi ra và phát hiện có người hái trộm trái cây. Anh em Siu Đua định bỏ trốn nhưng không còn kịp nữa, già Pôm đã đứng chặn trước mặt rồi. 2 anh em sợ quá van xin bà tha cho. Họ cũng kể thật về việc trốn dân làng ra đi, vì đói bụng quá nên lỡ trộm trái cây trong rẫy. Nghe vậy, già Pôm không những không bắt đền mà còn dắt 2 anh em về nhà mình cho ăn uống, rồi bảo Siu Đua và Siu Kim ở lại giúp bà làm nương rẫy. Mừng quá, anh em Siu Đua liền ở lại với già Pôm và siêng năng làm hết mọi việc, từ trồng lúa, bắp đến nuôi heo, gà.

Chỉ trong vài ba mùa rẫy, nhà bà Pôm có của ăn của để đầy kho, ai trong làng cũng tấm tắc khen. Không những thế, 2 anh em càng lớn càng đẹp và khỏe mạnh như con voi rừng, đi đến đâu mọi người đều nhìn theo. Một hôm, tiết trời ấm áp, 2 anh em xin phép già Pôm đi dạo chơi theo bờ suối Ia Drang vừa ngắm hoa rừng, vừa tìm nơi bắt cá. Đến chiều, Siu Đua và Siu Kim ngồi nghỉ bên dòng thác thì nghe tiếng cười của con gái. Anh em lén nhìn xuống dòng suối phía hạ lưu có những hòn đá chắn ngang, nước đang róc rách chảy thì phát hiện có 2 người con gái xinh đẹp. Đó là 2 người con gái của các tù trưởng có thế lực trong vùng. Sau cuộc gặp gỡ định mệnh này, 2 anh em được 2 cô gái trao vòng cầu hôn và được già Pôm đồng ý tác hợp. Chẳng bao lâu sau, họ làm đám cưới. Siu Đua theo vợ là H’Bia Drang về sống hạnh phúc ở ngôi làng đầu nguồn Ia Drang; còn người em Siu Kim cũng theo vợ là nàng H’Bia Deng về làng cuối nguồn, nơi suối Ia Drang và suối Ia Púch gặp nhau.

Tìm đến những dòng thác bị lãng quên

Dòng Ia Drang xuất phát từ phía Tây cao nguyên Pleiku ở độ cao dưới 1.000 m nghiêng dần từ phía Đông Bắc đổ về hướng Tây Nam với sườn dốc thấp 300-400 m để hòa vào sông Sêrêpôk. Quốc lộ 14 chạy qua Chư Hdrung (Hàm Rồng) đi Đắk Lắk là nơi phân thủy cắt huyện Chư Prông nằm về phía Tây cao nguyên Pleiku với vùng trũng Ia Lâu, Ia Mơ. Dòng Ia Drang chảy qua xã Ia Phìn, thị trấn Chư Prông, xã Ia Drang, Ia Boòng, Ia Púch. Từ sườn phía Bắc Chư Hdrung (Bàu Cạn) có suối Ia Púch, chảy qua các địa danh: Bàu Cạn, Bình Giáo, Ia Drang, Ia O, rồi hội tụ về suối Ia Drang tại địa phận xã Ia Púch. Từ 2 dòng suối lớn phát tích ở chân núi Hàm Rồng này đổ về phía sườn thấp Tây Nam tạo ra nhiều dòng thác đẹp, trong đó có một số thác: Bàu Cạn, Ia Drang 2, Xung Khueng (còn gọi là thác Ia Drang 1), Ia Boòng (thác Làng Gà)… Ngày nay, trên hệ thống suối ở thung lũng Chư Prông, người ta đã ngăn dòng, xây dựng nhiều đập thủy điện như: Ia Drang 1, Ia Drang 2, Ia Drang 3, Ia Mơ, Ia Púch, Ia Hlốp.

lang-du-ben-dong-thac-dep-dd.jpg
Thác Ia Drang. Ảnh: Hùng Hoa Lư

Buổi chiều cuối mùa mưa, lác đác có vài cụm dã quỳ bên suối nở sớm tạo cho khung cảnh nơi dòng thác lớn ở Ia Drang nên thơ, lãng mạn. Mới qua một mùa mưa Tây Nguyên kéo dài, hoa lá, cây cỏ bên dòng suối phủ lên màu xanh tươi tắn; những cây rừng lâu năm còn sót lại từ thung lũng vút cao như những cây trụ chống đỡ, chở che cho dòng suối mát mẻ quanh năm. Vẻ hoang sơ vẫn còn bao trùm cả khung cảnh của dòng thác bạc mặc dù nó chỉ cách khu dân cư không xa lắm. Từ trung tâm thị trấn Chư Prông đến thác Xung Khueng chưa đến chục km. Mùa mưa lũ, tiếng thét gào của dòng thác vẫn vang vọng đến ngọn Chư Dju. Chúng tôi tìm đường xuống thác với độ cao ước chừng hơn 30 m, nhiều đoạn có bờ ta luy thẳng đứng, phía bên kia bờ phải, tuy um tùm lau lách nhưng cũng có đường đi xuống lòng thác. Có lẽ đó là lối mòn duy nhất mà trong mùa khô, du khách có thể tìm đến để check-in, tận hưởng thú vui bên dòng thác đang thả mình xuống thung sâu.

Hôm sau, chúng tôi “hành quân” sớm, theo tỉnh lộ 663 về xã Ia Boòng, cách trung tâm huyện khoảng 40 km. Đến Nhà quản lý vận hành thủy điện Ia Mơ 3, rồi rẽ vào con đường mòn dân sinh khá lầy lội. Chúng tôi để xe máy lại bên đường, đi bộ băng qua nương rẫy của đồng bào để tiếp cận với thác Ia Boòng. Lòng suối Ia Drang nơi đây trải rộng nổi lên dãy đá bàn trơ trọi, nước róc rách men theo khe đá đổ xuống dòng thác, xung quanh là những khu đồi hoang vắng. Chúng tôi men theo bờ suối đến với thác Ia Boòng. Nằm ở khu vực khá hẻo lánh, xa khu dân cư nên rất ít người tiếp cận với dòng thác đẹp nhưng “cô độc” này. Anh Puih Er (làng Gà) đang thả bò bên cạnh dòng suối thấy chúng tôi lỉnh kỉnh máy móc lặn lội đến nơi hoang dã này tò mò hỏi: “Các anh đi tham quan thác à? Lâu lắm rồi mới thấy người đến với thác làng tôi đấy!”. Chúng tôi liền đáp lại: “Làng anh có thác đẹp lắm! Chúng tôi đến thưởng ngoạn, rồi về giới thiệu với bạn bè đến đây tham quan”.

Bên cạnh dòng thác bạc, chúng tôi men theo những sườn đồi với thảm cỏ hồng mịn như tơ lại nở rộ loài hoa dại màu tím li ti trông dễ thương và lãng mạn. Dường như chỉ ở vùng thác Làng Gà mới có loài cỏ hoa này chăng? “Nếu nhóm bạn nào tổ chức chuyến du lịch trekking, cắm trại qua đêm ở đây vào mùa này để chiêm ngưỡng nét hoang sơ và tĩnh lặng bên dòng thác đẹp thì quả là tuyệt vời”-bạn đồng hành với tôi nhận xét.

Trước đây, hàng năm, huyện Chư Prông đều tổ chức lễ hội hoa muồng vàng, được du khách khắp nơi hưởng ứng. Nhưng vài năm trở lại đây, mọi người thấy vắng bóng lễ hội đầy sắc xuân này mà đem lòng luyến tiếc. Mảnh đất Chư Prông được thiên nhiên ưu đãi với nhiều di sản giá trị, hấp dẫn. Nếu chính quyền có giải pháp để khai thác nguồn tài nguyên này, nhất là những dòng thác đẹp như Xung Khueng, Ia Boòng, Bàu Cạn… chắc chắn sẽ đem lại cho địa phương nguồn lợi đáng kể từ du lịch.

2logo-7722-2933-9071-1045-4546-1474-6395-7637-6043-3883-1898.jpg

Có thể bạn quan tâm

Thượng tá Đậu Văn Huy chỉ huy thực tập phương án chữa cháy tại trụ sở liên cơ quan tỉnh. Ảnh: H.S

Thượng tá Đậu Văn Huy: Cứu người bằng cái tâm

(GLO)- Với hơn 24 năm công tác, Thượng tá Đậu Văn Huy-Phó Trưởng phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (Công an tỉnh Gia Lai) đã tham gia, chỉ đạo thực hiện thành công hàng chục cuộc chữa cháy, cứu nạn và thực tập phương án phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC và CNCH).

Người Thái Bình bên dòng sông Ba

Người Thái Bình bên dòng sông Ba

(GLO)- Mỗi chiều, nhìn đàn cò trắng bay về ngang dòng sông Ba mênh mang sóng nước, ông Nguyễn Văn Để (86 tuổi) lại bâng khuâng nhớ về quê nhà. Tròn 40 năm rời quê hương Thái Bình vào vùng đất Krông Pa định cư, nỗi nhớ nguồn cội vẫn dâng đầy trong ông khi bắt gặp hình ảnh thân thuộc như vậy.

“Thời hoa lửa” của đôi vợ chồng chiến sĩ Trường Sơn

“Thời hoa lửa” của đôi vợ chồng chiến sĩ Trường Sơn

(GLO)- Trong ngôi nhà nhỏ ở làng Ia Tum (xã Ia Nan, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai) có 1 cặp vợ chồng đều trải qua “thời hoa lửa” Trường Sơn huyền thoại. Đó là ông Lê Đức Chinh (SN 1952) và bà Lê Thị Chỉnh (SN 1951). Ông Chinh hiện là Trưởng ban liên lạc Hội Truyền thống Trường Sơn huyện Đức Cơ.

Khởi sắc vùng căn cứ cách mạng

Khởi sắc vùng căn cứ cách mạng

(GLO)- Sau ngày giải phóng, tỉnh Gia Lai nói chung và các vùng căn cứ cách mạng nói riêng gặp không ít khó khăn, thách thức. Tuy nhiên, với truyền thống anh hùng cùng sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, đời sống kinh tế, bộ mặt nông thôn các xã vùng căn cứ cách mạng đã có bước khởi sắc đáng ghi nhận.

Dự án LRAMP song hành cùng người dân vùng khó - Kỳ cuối: Cần xây dựng thêm 44 cây cầu

Dự án LRAMP song hành cùng người dân vùng khó - Kỳ cuối: Cần xây dựng thêm 44 cây cầu

(GLO)- Sự hiện hữu của những cây cầu, cống thuộc Dự án LRAMP đã giúp các địa phương trong tỉnh giải quyết một phần “bài toán” về giao thông. Tuy nhiên, Gia Lai vẫn còn nhiều điểm ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số đang rất cần được tiếp sức từ những “nhịp cầu lòng dân”.

Dự án LRAMP song hành cùng người dân vùng khó - Kỳ 1: Đổi thay cùng LRAMP

Dự án LRAMP song hành cùng người dân vùng khó - Kỳ 1: Đổi thay cùng LRAMP

(GLO)- Từ năm 2018 đến nay, 87 chiếc cầu, cống thuộc Dự án xây dựng cầu dân sinh và quản lý tài sản đường địa phương (LRAMP) do Tổng cục Đường bộ Việt Nam làm chủ đầu tư đã đem đến sự đổi thay to lớn ở các buôn làng vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh Gia Lai.
Xung quanh chiến công của du kích Puih Glớ và đồng đội - Kỳ 2: Đi tìm xác chiếc máy bay bị du kích Jrai bắn rơi

Xung quanh chiến công của du kích Puih Glớ và đồng đội - Kỳ 2: Đi tìm xác chiếc máy bay bị du kích Jrai bắn rơi

(GLO)- Ngày 12-5-1970, du kích người Jrai Puih Glớ (làng Maih, xã B6, huyện 4; nay là xã Ia Hrung, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) cùng đồng đội bắn rơi chiếc máy bay trực thăng khiến hàng chục binh sĩ cấp cao của quân đội Mỹ thiệt mạng. Vậy, xác chiếc trực thăng ấy bây giờ ở đâu?
Xung quanh chiến công của du kích Puih Glớ và đồng đội - Kỳ 1: Chuyện du kích Jrai hạ trực thăng Mỹ

Xung quanh chiến công của du kích Puih Glớ và đồng đội - Kỳ 1: Du kích Jrai hạ trực thăng chở 2 tướng Mỹ

(GLO)- Hơn nửa thế kỷ trôi qua nhưng câu chuyện về du kích Puih Glớ (làng Maih, xã B6, huyện 4; nay là xã Ia Hrung, huyện Ia Grai) cùng đồng đội bắn rơi máy bay quân sự Mỹ ngay tại quê hương mình vẫn được nhiều người cao tuổi trong vùng nhắc nhớ và được nhiều tài liệu lịch sử chính thống ghi nhận.

Dành tình thương cho học trò vùng khó - Kỳ cuối: Trở về nối nhịp yêu thương

Mang chữ đến vùng khó Gia Lai - Kỳ cuối: Trở về nối nhịp yêu thương

(GLO)- Hành trình thắp sáng ước mơ tri thức cho học sinh dân tộc thiểu số (DTTS) có sự tham gia của không ít thầy-cô giáo từng lớn lên từ làng. Ý thức mạnh mẽ về giá trị của việc học, họ quyết tâm quay trở về nơi mình bắt đầu để chung tay dìu dắt và lan tỏa tình yêu con chữ.
Dành tình thương cho học trò vùng khó - Kỳ 2: Người cha đặc biệt của trò nghèo

Mang chữ đến vùng khó Gia Lai- Kỳ 2: Những người cha đặc biệt của trò nghèo

(GLO)- Không chỉ mang tri thức đến với học sinh, nhiều giáo viên còn chăm lo các em từ bữa ăn sáng, suất học bổng đến hỗ trợ sinh kế, xây dựng nhà ở. Mỗi thầy giáo như một người cha đặc biệt, trở thành điểm tựa yêu thương để trò nghèo kiên trì bám lớp, bám trường.