Cuộc thi phóng sự, ký sự Gia Lai 50 năm đổi mới và phát triển

Infographic Hậu hiền đất An Phú

Trong căn nhà trệt kiểu Thái ở thôn 2 (xã An Phú, TP. Pleiku), chỉ qua một vài “chứng nhân” treo tường đã lược sử cuộc đời ông Đoàn Tiến Quyết (mọi người vẫn gọi bằng tên thân thương là ông Sáu Quyết) gắn với miền đất này. Đáng chú ý nhất là 2 bức ảnh, 1 bức đen trắng chụp vợ chồng ông cùng 2 người con trai là Đoàn Nguyên Lộc và Đoàn Nguyên Đức trước ngôi nhà tranh vách đất.

Khi ấy, ông Đức khoảng 3 tuổi được mẹ bế trên tay. Đối diện tấm ảnh gia đình thuở hàn vi ấy là bức ảnh cậu bé Đức trên tay mẹ ngày nào lúc này đã trở thành tỷ phú Đoàn Nguyên Đức-người “khai sinh” ra đội bóng đá Hoàng Anh Gia Lai, chụp cùng Đại tướng, nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh.

ong-doan-tien-quyet-va-vo-ba-nguyen-thi-thom.jpg
Ông Đoàn Tiến Quyết và vợ-bà Nguyễn Thị Thơm. Ảnh: Hoàng Ngọc

Ở tuổi gần 90, ông Quyết vẫn giữ nụ cười hào sảng cùng lối nói chuyện hóm hỉnh nhưng khúc chiết, rành mạch. Ông sinh ra trong gia đình cách mạng có 10 người con ở vùng đất Nhơn Mỹ, An Nhơn, Bình Định. Mẹ ông là Mẹ Việt Nam Anh hùng Nguyễn Thị Nhì. Ông còn có 1 anh trai và 1 em trai là liệt sĩ. Vợ chồng ông Quyết cũng có tới 10 người con, 5 trai và 5 gái; trong đó, 3 người sinh ở Bình Định và 7 người ra đời ở Gia Lai.

Năm 1965, ông Quyết đưa vợ và 3 người con từ Bình Định lên cao nguyên Pleiku. Nhưng gốc gác cách mạng khiến ông luôn phải “giấu mình” ở một thị xã bị lính Mỹ chiếm đóng. Mặc dù học ngành Y và có bằng y sĩ nhưng ông mang theo gia đình lên vùng đất mới với “3 không”: không nhà cửa, không tiền bạc, không giấy tờ. Để tránh sự chú ý, ông hòa mình vào đời sống nông thôn ở An Phú như một nông dân thực thụ.

Ông hồi tưởng: “Vùng này đa số là người gốc Bình Định nên cảm thấy thân thương như quê nhà, thế nhưng đời sống thì khó khổ không gì có thể nói hết. Để nuôi đàn con thơ, vợ chồng tôi làm thuê đủ nghề, không nề hà bất kể chuyện gì. Hồi đó, cánh đồng An Phú rộng lớn đầy cá nhưng chẳng mấy người bắt. Tới giờ nhớ lại tôi vẫn thương con vì ngày ấy thức ăn không có gì khác ngoài cá đồng”.

dji-0112.jpg
Vùng đất An Phú là một vùng quê an bình, và trù phú nằm ở cửa ngõ thành phố. Ảnh: Bi Ly

Những sự kiện dồn dập trong tháng 3-1975 lịch sử, nhất là cuộc tháo chạy trên đường 7 (nay là quốc lộ 25) khiến ông không còn ngoài cuộc với đại sự. “Hàng đoàn xe chở người bị thương trong cuộc tháo chạy trên đường 7 từ Phú Bổn ngược về Pleiku không ngừng tăng lên. Mỹ tháo chạy khỏi Pleiku đã để lại nhiều thuốc men nhưng đội ngũ y tế rất thiếu, có người không biết đọc nhãn thuốc vì toàn tiếng nước ngoài. Lúc đó, ông Trần Công Nhơn là cán bộ xã biết tôi học y, đã gọi tôi nhờ giúp đỡ”-ông Quyết kể.

Sau khi đất nước thống nhất, An Phú xây trạm y tế đầu tiên của xã. Ông Quyết được giới thiệu làm Trạm trưởng và công tác suốt 20 năm cho đến khi xin nghỉ (năm 1995). Nhắc lại chuyện khám-chữa bệnh cho người dân những năm đầu sau giải phóng, với sự thiếu thốn về vật tư y tế, thuốc men, ông bộc bạch rằng, đi qua những sự kiện, giai đoạn lịch sử như vậy mới thêm quý cuộc sống và những thành tựu y tế hôm nay. Sức khỏe người dân được chăm sóc toàn diện qua hệ thống bệnh viện công, bệnh viện tư được đầu tư hiện đại. Theo ông, đó là một trong những thành tựu lớn nhất của quê hương Gia Lai sau nửa thế kỷ thống nhất đất nước.

Trong ngày lễ Tế Xuân ở đình An Mỹ (xã An Phú), sự xuất hiện của ông Quyết mang đến không khí vui vẻ, náo nhiệt hẳn. Các bô lão dành cho ông sự yêu mến trọng vọng. Trên tấm bia đá lược sử về đình An Mỹ, phía dưới tên những “tiền hiền khai khẩn” nên vùng đất trù phú, xinh đẹp này là lớp “hậu hiền khai cơ” cũng được nhắc đến. Trong đó có tên ông Đoàn Tiến Quyết.

Các bô lão kể lại rằng: Sau khi thống nhất đất nước, đình không có người trông nom dần trở thành phế tích, chỉ còn lại duy nhất gốc bàng cổ thụ tỏa bóng mát che tấm bình phong, trụ biểu nằm trơ trọi giữa đống gạch đổ nát. Dẫu vậy, Xuân Thu nhị kỳ, các bô lão và người dân vẫn tổ chức lễ Tế Xuân và Tế Thu vào tháng 2 và tháng 8 âm lịch hàng năm.

Nhưng việc trải bạt hành lễ tưởng nhớ công đức tiền nhân làm giảm đi sự trang trọng. Thấy vậy, ông Quyết đã đứng ra vận động con cái, người thân hàng trăm triệu đồng, cùng với sự đóng góp của bà con trong xã để đầu tư xây dựng chánh điện và một số công trình phụ của đình làng. Từ đó, hàng năm, đình có nơi hành lễ trang nghiêm, tế thần và ghi ơn các bậc tiền hiền.

Ông Quyết còn đặt đôi câu đối trước cổng đình: “Tôn tạo đình xưa vạn kiếp ghi ơn người mở đất/Tân trang cổng cũ ngàn năm tạc nghĩa bậc xây nền”.

Vậy là qua bao dâu bể trong hơn 1 thế kỷ mở đất, lập làng, ngôi đình cổ đã được ông Quyết cùng các thế hệ người dân nơi này kiến tạo lại. Đi xa muôn nơi nhưng trở về nhìn thấy hình ảnh ngôi đình giản dị giữa đồng xanh An Phú, người dân nơi đây đều cảm thấy mát lòng.

Quê hương với sân đình, nguồn cội ở nghĩa trang-hai thực thể sống động này dung chứa lịch sử của một vùng đất và công lao của bao lớp người. Những nếp nhăn tuổi tác như giãn ra trên khuôn mặt khi ông Quyết dẫn tôi đi dưới những hàng cây xanh ngay hàng thẳng lối, thoảng mùi hương hoa sứ chớm nở đầu hè ở nghĩa trang An Mỹ. Trên gương mặt đầy chấm đồi mồi là niềm vui rất thuần khiết.

“Nghĩa trang An Mỹ có lịch sử hàng trăm năm. Nhưng trước đây chỉ là một bãi đất không rào giậu, trâu bò thả rông giẫm cả lên các phần mộ. Tôi đã làm đơn xin phép xã tôn tạo lại nghĩa trang, quy hoạch từng khu vực đâu ra đó”-ông Quyết kể.

Ngoài số tiền hàng tỷ đồng tu tạo nghĩa trang, xây cổng, hàng rào, ông còn cùng các bô lão trồng hoa, cây cảnh, cây bóng mát, tạo cảnh sắc đẹp như công viên, bốn mùa hoa đua nở. Ở cổng nghĩa trang, ông còn đặt đôi câu đối: “An giấc nghìn thu tôn tạo nghĩa trang tươi cảnh sắc/Mỹ tâm trăm họ hộ trì thôn xã sáng tương lai”. Ghép 2 chữ đầu lại thành tên của nghĩa trang là An Mỹ.

Có thể nói, cả 2 câu đối trên cổng đình và nghĩa trang chính là tâm niệm một đời của ông với vùng đất xinh đẹp nơi cửa ngõ thành phố này.

Ông Quyết khảng khái: “Con người khi chết đi cũng không mang theo gì nữa nhưng những thứ để lại có thể làm đẹp, giúp ích cho đời. Vậy thì cứ vô tư và hào phóng cho đi, đừng nghĩ ngợi nhiều”.

Có người nói vì ông có con trai là tỷ phú Đoàn Nguyên Đức nên mới có thể hào phóng như vậy. Thế nhưng, sự hào phóng không đến từ việc có tiền nhiều hay ít, mà nằm ở phẩm cách con người. Nhiều câu chuyện về sự hào sảng của ông từ thuở còn cơ hàn vẫn được người dân An Phú kể lại. Tinh thần giúp đời và lối sống trượng nghĩa là ấn tượng sâu đậm nhất khi người ta nói đến ông.

Là người cao tuổi ở đất An Phú, ông Đoàn Thế Nghè (SN 1945, trú tại thôn 2) nói đầy cảm kích: “Ông Quyết là người sống hào sảng hiếm thấy. Nói sao cho đủ về những đóng góp của ông với vùng đất An Phú này. Không chỉ đóng góp trong việc xây đình, dựng lại nghĩa trang An Mỹ, mà chuyện làng, chuyện xã, công tác nhân đạo từ thiện, ở đâu cũng có dấu ấn của ông ấy. Từ khi còn làm y sĩ và đời sống còn nghèo như các gia đình khác, hễ gặp ca bệnh nặng, lại trong cảnh nghèo, ông Quyết cho tiền người ta đi xe lên phố tìm thầy giỏi để chữa bệnh. Ngay cả những người ghen ghét, đố kỵ, nói xấu ông, khi gặp hoạn nạn thì ông vẫn xắn tay áo lên giúp hết lòng. Tinh thần trượng nghĩa giúp người, giúp đời của ông trong mọi hoàn cảnh chứ không phải bởi có con là tỷ phú”.

Anh Đoàn Vĩnh Toàn (cháu gọi ông Quyết bằng bác ruột) kể thêm rằng: “Bác có nhiều đóng góp cho công tác khuyến học của vùng đất An Phú. Trong gia đình, bác lập Quỹ khuyến học Đoàn Đào-là tên ông nội tôi, tức cha của bác. Hàng năm, vào ngày giỗ ông nội, con cháu có thành tích cao trong học tập đều được khen thưởng kịp thời. Con cháu dòng họ Đoàn có tinh thần hiếu học một phần vì vậy. Có người còn lấy được bằng thạc sĩ, tiến sĩ ở Mỹ”.

dscf2173.jpg
Ông Đoàn Tiến Quyết là người đã có công lao tôn tạo lai nghĩa trang An Mỹ, xã An Phú. Ảnh: Hoàng Ngọc

Với những đóng góp đó, ông Quyết được Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam tặng nhiều bằng khen, kỷ niệm chương vì có thành tích xuất sắc trong phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập. Dòng họ Đoàn cũng được vinh danh là dòng họ hiếu học. Ông Quyết còn được Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tặng Huy chương vì sự nghiệp Đại đoàn kết dân tộc, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam tặng bằng khen vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác chữ thập đỏ.

…Báo chí từng dẫn câu nói của tỷ phú Đoàn Nguyên Đức: “Với tôi, đích đến cuối cùng không phải là tiền mà là danh dự, uy tín và những gì tôi làm được cho đời này”. Biết thêm về đấng sinh thành của tỷ phú, người ta càng tin vào truyền thống và giá trị của con người có tổ có tông. Con người không thể trường sinh nhưng đau đáu tinh thần “làm gì cho đời” và nỗ lực thực hiện điều ấy thì luôn trường tồn.

Cái tình của ông Sáu Quyết với vùng đất An Phú rất lớn. Ông có nhiều đóng góp cho địa phương trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là gầy dựng, đưa An Phú trở thành điểm sáng về khuyến học, khuyến tài. Tinh thần hiếu học của dòng họ Đoàn cũng góp phần dày thêm truyền thống hiếu học cho vùng đất giàu trầm tích văn hóa này”-Ông Nguyễn Tất Thắng-Phó chủ tịch UBND xã An Phú (TP. Pleiku)

1logo-btoom.jpg

Có thể bạn quan tâm

Già Rơ Lan Hlếk (làng Klăh, xã Ia Mơ, huyện Chư Prông) trò chuyện cùng cán bộ Đồn Biên phòng Ia Mơ. Ảnh: T.D

Một dải biên cương nặng nghĩa tình - Kỳ cuối: Gắn bó với người dân, vun đắp tình đồng đội

(GLO)- Đáp lại những việc làm mang nhiều ý nghĩa nhân văn của lực lượng Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Gia Lai, người dân luôn dành những sự trân trọng đối với người lính quân hàm xanh và góp sức bảo vệ bình yên biên giới.

Ông Đinh Plih sắp xếp bộ cồng chiêng và các vật dụng sẵn sàng đem theo khi đi trình diễn, quảng bá văn hóa dân tộc Bahnar. Ảnh: N.M

Đinh Plih: Tự hào “vốn liếng” văn hóa Bahnar

(GLO)- “Ý nghĩa của công việc không phải chỉ nằm ở chỗ tiền bạc mà còn ở nhu cầu về tinh thần, biểu hiện của giá trị, một vốn liếng để tự hào”. Câu nói này thật đúng đối với ông Đinh Plih (xã Tơ Tung, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai). Với ông, hạnh phúc đơn giản là bản thân được sống trọn với đam mê.

Một dải biên cương nặng nghĩa tình - Kỳ 1: Những người cha nơi phên giậu

Một dải biên cương nặng nghĩa tình - Kỳ 1: Những người cha nơi phên giậu

(GLO)- Những năm qua, bên cạnh thực hiện nhiệm vụ chính trị trung tâm, lực lượng Bộ đội Biên phòng Gia Lai luôn tích cực tham gia các mô hình, phần việc thiết thực giúp người dân xóa đói giảm nghèo, ổn định cuộc sống, nâng cao dân trí, phát triển kinh tế-xã hội và đảm bảo an ninh biên giới.

Cán bộ Công an phường Phù Đổng (TP. Pleiku) hướng dẫn nhân viên Khách sạn Khánh Linh đăng ký lưu trú qua phần mềm dịch vụ công trực tuyến. Ảnh: T.T

Đề án 06: Động lực xây dựng Gia Lai hiện đại, văn minh - Kỳ 1: Khi hệ thống chính trị cùng vào cuộc

(GLO)- Ngày 6-1-2022, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định số 06/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030” (Đề án 06).

Chị Nguyễn Thị Mỹ Lợi (thứ 2 từ phải sang)-Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Tân Điệp 1 (xã Ia Ake, huyện Phú Thiện) trao đổi với người dân về kinh nghiệm phát triển kinh tế gia đình. Ảnh: N.M

Những đảng viên “miệng nói, tay làm”

(GLO)- Dù đảm nhận vị trí công việc khác nhau song điểm chung ở những đảng viên tiêu biểu chính là sự tận tụy, hết lòng với công việc được giao. “Miệng nói, tay làm”, họ trực tiếp vun bồi niềm tin của người dân với Đảng, chung sức xây dựng địa phương ngày một phát triển.

Thầy Nguyễn Quang Tưởng và cô RCom H’Ni (thứ 3 từ phải sang) tâm huyết với mô hình “Làng văn hóa dân tộc”. Ảnh: T.D

Người thầy làm “sống dậy” văn hóa dân tộc thiểu số trong trường học

(GLO)- Mong muốn xây dựng môi trường giáo dục đặc thù mang đậm bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số, năm 2023, thầy Nguyễn Quang Tưởng-Hiệu trưởng Trường THCS Dân tộc nội trú huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã phục dựng thành công “Làng văn hóa dân tộc” trong khuôn viên trường học.

Cán bộ an ninh gặp gỡ, tuyên truyền người dân không nghe kẻ xấu lôi kéo vượt biên. Ảnh: T.T

Buôn làng rộng lòng bao dung - Kỳ cuối: Thức tỉnh những người lầm lỡ

(GLO)-Giữa tháng 3-2024, Thiếu tướng Rah Lan Lâm-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công an tỉnh cùng đoàn công tác của Bộ Công an có chuyến sang Thái Lan để gặp gỡ những người dân tộc thiểu số Việt Nam đang cư trú bất hợp pháp ở 2 địa điểm thuộc huyện Bang Yai, tỉnh Nonthaburi.