Tinh nhuệ hải quân đánh bộ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Thuộc Quân chủng Hải quân, các đơn vị hải quân đánh bộ có nhiệm vụ huấn luyện sẵn sàng chiến đấu, cơ động chi viện cho các đảo và các hướng khác khi có lệnh.

Những năm qua, Bộ Quốc phòng và Quân chủng Hải quân đã tập trung xây dựng hải quân đánh bộ chính quy, tinh nhuệ, hiện đại.

Trong số các đơn vị hải quân đánh bộ của Quân đội nhân dân Việt Nam, phải kể đến Lữ đoàn Hải quân đánh bộ 101 (Vùng 4 Hải quân).

Nhân dân Campuchia vẫy chào tạm biệt chiến sĩ hải quân đánh bộ hoàn thành nghĩa vụ quốc tế, trở về nước
Nhân dân Campuchia vẫy chào tạm biệt chiến sĩ hải quân đánh bộ hoàn thành nghĩa vụ quốc tế, trở về nước

Tiền thân là Trung đoàn 101C (Sư đoàn bộ binh 325), được thành lập ngày 20.9.1965 tại Thanh Hóa, đơn vị đã tham gia chiến đấu trên khắp các chiến trường miền Nam (như Quảng Trị, Tây nguyên, miền Đông, miền Tây Nam bộ...), biên giới Tây Nam, làm nhiệm vụ quốc tế trên đất bạn Campuchia và 2 lần được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân trong kháng chiến thống nhất đất nước và thời kỳ đổi mới.

Bộ đội Lữ đoàn Hải quân đánh bộ 101 đổ bộ trong chiến dịch Tà Lơn
Bộ đội Lữ đoàn Hải quân đánh bộ 101 đổ bộ trong chiến dịch Tà Lơn

Đặc biệt, cuối tháng 12.1978, ta tổ chức phản công ở biên giới Tây Nam, nhằm đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của quân Pol Pot; đồng thời giúp nhân dân Campuchia thoát khỏi họa diệt chủng.

Lữ đoàn Hải quân đánh bộ 101 đã trực tiếp tham gia các trận đánh của chiến dịch đổ bộ Tà Lơn, góp phần cùng các lực lượng của Quân chủng Hải quân hoàn thành thắng lợi mục tiêu đánh chiếm bãi Tà Lơn, giải phóng cảng Công Pông Xom và cảng Ream, tạo điều kiện cho các lực lượng khác phát triển chiến đấu và giúp bạn phát triển lực lượng…

Phương tiện cơ giới của Hải quân đánh bộ Việt Nam tham gia chiến đấu đánh đuổi quân Khmer Đỏ, làm nghĩa vụ quốc tế giúp nhân dân Campuchia
Phương tiện cơ giới của Hải quân đánh bộ Việt Nam tham gia chiến đấu đánh đuổi quân Khmer Đỏ, làm nghĩa vụ quốc tế giúp nhân dân Campuchia

Ở miền Bắc, Lữ đoàn Hải quân đánh bộ 147 thuộc Vùng 1 Hải quân. Đơn vị được thành lập ngày 5.7.1978, với biên chế ban đầu là trung đoàn. Cuối năm 1979 nâng cấp thành lữ đoàn, đóng quân ở tỉnh Quảng Ninh, với các tiểu đoàn bộ binh và nhiều đại đội trực thuộc với các thành phần lực lượng khác nhau.

Hải quân đánh bộ hiệp đồng quân binh chủng trong diễn tập HN-84 (1984)
Hải quân đánh bộ hiệp đồng quân binh chủng trong diễn tập HN-84 (1984)
Phương tiện cơ giới chiến đấu của Lữ đoàn Hải quân đánh bộ 147, chuẩn bị lên đường làm nhiệm vụ, năm 1981
Phương tiện cơ giới chiến đấu của Lữ đoàn Hải quân đánh bộ 147, chuẩn bị lên đường làm nhiệm vụ, năm 1981

Nói đến Lữ đoàn Hải quân đánh bộ 147, phải nhắc đến một số dấu mốc như: Từ tháng 2.1979, phòng thủ bảo vệ đảo Vạn Hoa và tăng cường cho đảo Bạch Long Vĩ trong cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc.

Hải quân đánh bộ - Lữ đoàn 101 hành quân xuống tàu, đi làm nhiệm vụ ở chiến trường Tây Nam, 1978
Hải quân đánh bộ - Lữ đoàn 101 hành quân xuống tàu, đi làm nhiệm vụ ở chiến trường Tây Nam, 1978

Năm 1988, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tăng cường cán bộ, chiến sĩ, vũ khí trang bị cho phòng thủ bảo vệ quần đảo Trường Sa và thềm lục địa phía nam.

Các lực lượng của lữ đoàn đã phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ với đơn vị bạn, triển khai thế trận phòng thủ vững chắc trên các đảo và kịp thời chốt giữ các bãi cạn, góp phần làm thất bại âm mưu xâm phạm, mở rộng chiếm đóng trái phép của nước ngoài, giữ vững chủ quyền và tạo thế đứng vững chắc trên vùng biển đảo tiền tiêu, chiến lược của Tổ quốc…

Xe thiết giáp của Lữ đoàn Hải quân đánh bộ 147 đổ bộ từ tàu vận tải lên đảo, năm 1982
Xe thiết giáp của Lữ đoàn Hải quân đánh bộ 147 đổ bộ từ tàu vận tải lên đảo, năm 1982

Lữ đoàn Hải quân đánh bộ 147 được quan tâm đầu tư xây dựng theo hướng "Cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại".

Trước yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc trong tình hình mới, lữ đoàn đã tổ chức huấn luyện bám sát phương châm "Cơ bản, thiết thực, vững chắc", coi trọng huấn luyện đồng bộ, chuyên sâu, lấy thực hành là chính. Huấn luyện sát chức năng, nhiệm vụ, đối tượng, chiến trường và điều kiện chiến tranh công nghệ cao…

Một số hình ảnh về bộ đội hải quân đánh bộ

Trung đội hải quân đánh bộ lên tàu đổ bộ
Trung đội hải quân đánh bộ lên tàu đổ bộ
Xe thiết giáp BTR-60PB của Lữ doàn Hải quân đánh bộ 147 cơ động từ tàu đổ bộ lên thực hành đánh chiếm mục tiêu
Xe thiết giáp BTR-60PB của Lữ doàn Hải quân đánh bộ 147 cơ động từ tàu đổ bộ lên thực hành đánh chiếm mục tiêu
Xe tăng của Lữ đoàn Hải quân đánh bộ 147 thực hành bắn pháo 76mm
Xe tăng của Lữ đoàn Hải quân đánh bộ 147 thực hành bắn pháo 76mm
Chiến sĩ hải quân đánh bộ luyện tập
Chiến sĩ hải quân đánh bộ luyện tập
Đổ bộ đánh chiếm mục tiêu
Đổ bộ đánh chiếm mục tiêu
Diễn tập của Lữ đoàn Hải quân đánh bộ 147 (Vùng 1 Hải quân) và Lữ đoàn tàu vận tải 125 (Vùng 2 Hải quân)
Diễn tập của Lữ đoàn Hải quân đánh bộ 147 (Vùng 1 Hải quân) và Lữ đoàn tàu vận tải 125 (Vùng 2 Hải quân)
Chiến sĩ hải quân đánh bộ thực hành đánh chiếm đảo
Chiến sĩ hải quân đánh bộ thực hành đánh chiếm đảo
Mũi tiến công cơ giới của hải quân đánh bộ
Mũi tiến công cơ giới của hải quân đánh bộ
Huấn luyện đánh chiếm đảo
Huấn luyện đánh chiếm đảo
Chiến sĩ hải quân đánh bộ sử dụng vũ khí mới trang bị STV-022
Chiến sĩ hải quân đánh bộ sử dụng vũ khí mới trang bị STV-022
Chiến sĩ Lữ đoàn Hải quân đánh bộ 147 hành quân
Chiến sĩ Lữ đoàn Hải quân đánh bộ 147 hành quân
Tư lệnh hải quân Trần Thanh Nghiêm kiểm tra công tác huấn luyện tại Lữ đoàn Hải quân đánh bộ 101 (Vùng 4 Hải quân), năm 2022
Tư lệnh hải quân Trần Thanh Nghiêm kiểm tra công tác huấn luyện tại Lữ đoàn Hải quân đánh bộ 101 (Vùng 4 Hải quân), năm 2022

Theo TNO

Có thể bạn quan tâm

Nhân chứng đường số 7

Nhân chứng đường số 7

Đã 50 năm sau cuộc truy kích trên đường số 7 (nay là quốc lộ 25), nhưng những cựu binh vẫn hào hùng kể về câu chuyện một thời kiên cường, sẵn sàng đem cả tính mạng dâng cho Tổ quốc.

Xanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ cuối

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ cuối: Vươn mình trong kỷ nguyên mới

(GLO)- 50 năm sau ngày giải phóng, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước cùng nỗ lực vươn lên của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, vùng đất “nóc nhà” của Đông Dương chuyển mình mạnh mẽ. Bước vào giai đoạn mới, vùng Tây Nguyên đang đứng trước vận hội mới, phát huy lợi thế vươn lên cùng đất nước.

Xanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 3

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 3: Đường 7 hồi sinh…

(GLO)- Đường 7 (nay là quốc lộ 25) từng chứng kiến cuộc rút chạy hỗn loạn của quân ngụy vào tháng 3-1975. Nửa thế kỷ trôi qua, vùng đất ấy không còn dáng dấp hoang tàn của chiến tranh mà đã khoác lên mình diện mạo mới, trù phú, màu mỡ và yên bình.

Lối về nẻo thiện

Lối về nẻo thiện

Nơi ấy, những con người lầm lỗi bắt đầu với từng con chữ dưới sự dìu dắt của những người thầy mang sắc phục công an. Lớp học đặc biệt còn nhen nhóm ý chí hoàn lương, mở thêm một cánh cửa ra thế giới bên ngoài.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 7: Ngày giải phóng qua lời kể của những người tham gia chiến đấu

Vào những ngày tháng Tư lịch sử, không khí tại TP Hồ Chí Minh náo nhiệt hơn, nhất là khi những tiêm kích Su và trực thăng của Quân chủng Phòng không - Không quân Việt Nam bay tập luyện trên bầu trời thành phố, chuẩn bị cho chương trình kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam (30/4/1975 - 30/4/2025).

Xanh lại chiến trường Tây nguyên Kỳ 2

E-magazineXanh lại chiến trường Tây nguyên Kỳ 2: Buôn Ma Thuột từ hoang phế vươn lên thủ phủ Tây Nguyên

(GLO)- Nếu chiến thắng Đak Tô-Tân Cảnh ( năm 1972) xoay chuyển cục diện chiến trường Tây Nguyên thì chiến thắng Buôn Ma Thuột đánh sập “tử huyệt” của địch, mở ra Chiến dịch Hồ Chí Minh để Bắc-Nam sum họp một nhà. Từ một thị xã hoang phế, Buôn Ma Thuột ngày nay xứng đáng là thủ phủ Tây Nguyên

Gặp 'pháp sư' cuối cùng nặn hình nhân thế mạng trên đảo Lý Sơn

Gặp 'pháp sư' cuối cùng nặn hình nhân thế mạng trên đảo Lý Sơn

Từ bao đời nay, với người dân trên đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi), mỗi khi có người thân gặp nạn ngoài biển mà không tìm thấy xác, gia đình họ sẽ tìm đến “pháp sư” nhờ nặn một “hình nhân thế mạng” bằng đất sét, thực hiện nghi lễ chiêu hồn, nhập cốt rồi mang đi chôn như người quá cố.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 5: Chuyện về người chiến sĩ nhiều lần cảm tử, góp công giải phóng miền Nam

Phải hẹn rất nhiều lần, tôi mới gặp được người cựu chiến binh, Đại uý Nguyễn Đức Trọng (SN 1956, quê quán xã Long Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An, người góp công cùng đồng đội tham gia giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 1: Chiến thắng Đức Lập trong ký ức của một cựu binh

30/4 năm nay đánh dấu mốc chặng đường 50 năm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, Bắc Nam sum họp một nhà. Để có được niềm hạnh phúc cho ngày thống nhất ấy, không biết bao nhiêu công sức, máu xương của các thế hệ cha anh đã hy sinh vì Tổ quốc.