Ma trận lừa đảo: Giả danh công an để lừa chạy án

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Trong một số vụ lừa đảo gần đây, các đối tượng sử dụng phương thức, thủ đoạn rất tinh vi là yêu cầu thân nhân của người đã bị khởi tố, bắt tạm giam chuyển tiền chạy án thông qua hình thức tiền điện tử.

Thời gian qua, Công an TP.HCM cũng như công an cả nước đã triệt phá nhiều vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản với thủ đoạn nhận tiền chạy án, thậm chí giả danh công an, viện kiểm sát, người nhà của lãnh đạo cấp cao để lừa đảo chạy án cho bị can đã bị khởi tố, bắt giam trong vụ án.

Cơ quan công an liên tục cảnh báo về thủ đoạn này để người dân đề phòng, cảnh giác, tránh sập bẫy lừa. Tuy nhiên, vẫn có nhiều người bị lừa và đáng nói là hành vi đưa tiền chạy án có thể khiến người dân từ nạn nhân trở thành bị can.

NHẬN TIỀN ĐIỆN TỬ USDT ĐỂ HỨA GIẢM ÁN

Mới đây, giữa tháng 11.2024, Phòng Tham mưu Công an TP.HCM gửi thông tin cảnh báo người dân cần cảnh giác với thủ đoạn các đối tượng mạo danh cơ quan tư pháp (Cơ quan điều tra, Viện KSND) liên hệ với gia đình của người đang bị khởi tố bị can, bắt tạm giam trong vụ án do Công an TP.HCM đang điều tra, để yêu cầu người nhà chuyển tiền chạy án bằng tiền điện tử USDT, rồi chiếm đoạt.

Đối tượng giả danh công an hướng dẫn người dân cài đặt VNeID, định danh điện tử mức 1, mức 2
Đối tượng giả danh công an hướng dẫn người dân cài đặt VNeID, định danh điện tử mức 1, mức 2

Theo Công an TP.HCM, qua công tác tiếp nhận tin báo tố giác tội phạm của người dân, lực lượng chức năng phát hiện thủ đoạn mới của các đối tượng sử dụng công nghệ cao chiếm đoạt tài sản của nạn nhân.

Công an TP.HCM cho biết thủ đoạn lừa đảo mới này rất tinh vi. Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng và mạng xã hội, thủ phạm tìm kiếm thông tin về những bị can đã bị cơ quan điều tra khởi tố, bắt tạm giam trong các vụ án hình sự, kinh tế. Sau đó, đối tượng bắt đầu tìm hiểu về các mối quan hệ thân nhân trong gia đình của bị can như vợ chồng, con cái… Tiếp đó, nhóm lừa đảo chỉnh sửa, cắt ghép, điền thông tin lên biểu mẫu tố tụng hình sự như lý lịch bị can, quyết định khởi tố bị can…, rồi gửi tin nhắn đến người thân của bị can qua ứng dụng Telegram, Facebook...

Đối tượng chỉnh sửa thông tin cá nhân để gửi người nhà, khiến nạn nhân tin rằng mình đang làm việc với cơ quan công an, viện kiểm sát
Đối tượng chỉnh sửa thông tin cá nhân để gửi người nhà, khiến nạn nhân tin rằng mình đang làm việc với cơ quan công an, viện kiểm sát

Các đối tượng tự xưng là điều tra viên, kiểm sát viên đang thụ lý vụ án, trao đổi thông tin liên quan dựa trên những nội dung đã được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng, gửi hình ảnh lý lịch bị can, quyết định khởi tố (giả mạo)… để dẫn dụ người nhà của bị can tin tưởng là thật. Sau đó, đối tượng yêu cầu người nhà bị can chuyển một khoản tiền điện tử (USDT) vào ví điện tử do đối tượng chỉ định để chạy án giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho bị can.

Điển hình, anh A. (ngụ TP.HCM) là một trong những nạn nhân của loại tội phạm nói trên. Theo anh A., nhóm lừa đảo nhắn cho anh với nội dung: "Anh là công an đang phụ trách vụ việc của bị can H. về hành vi đưa hối lộ với số tiền hơn 1 tỉ đồng sẽ rơi vào khung 4, tức mức án cao nhất sẽ là 20 năm tù, thấp nhất 10 năm tù. Anh sẽ hỗ trợ cắt đuôi chứng cứ, hướng dẫn, định hướng lại lời khai trước khi chốt hồ sơ vụ án, đưa về chứng cứ tầm 50 triệu đồng thôi, thì được hưởng án treo tầm 3 năm". Kẻ gian còn giải thích án treo là được cải tạo không giam giữ, được về nhà sinh hoạt bình thường trong thành phố nhưng không được xuất cảnh ra nước ngoài trong vòng 3 năm... rồi yêu cầu gia đình anh A. đưa 100.000 USDT (khoảng 2,6 tỉ đồng), chuyển qua ví điện tử và phải chuyển đúng mạng lưới BEP20...

KHÔNG BẤM VÀO LINK LẠ

Ngoài thủ đoạn lừa đảo nói trên, trung tuần tháng 12.2024, Phòng Cảnh sát hình sự (PC02) Công an TP.HCM cho biết PC02 tiếp nhận đơn tố giác của ông L.Đ.L (62 tuổi, ngụ TP.Thủ Đức) về việc bị một nhóm người lạ lừa với một phương thức tuy cũ nhưng đến nay nhiều người vẫn sập bẫy.

Đối tượng nhắn tin cho người nhà bị can đề nghị đưa tiền để chạy án
Đối tượng nhắn tin cho người nhà bị can đề nghị đưa tiền để chạy án

Ông L. trình bày nhóm người lạ gọi điện tự xưng công tác ở Công an TP.Đà Nẵng, thông báo có giấy triệu tập của TAND TP.Đà Nẵng vì tài khoản ngân hàng của ông liên quan đến vụ án ma túy. Sau đó, người tự xưng là Công an TP.Đà Nẵng yêu cầu ông L. kết nối Zalo để gọi video làm việc.

Qua cuộc gọi video Zalo, ông L. làm việc với 2 người đàn ông mặc sắc phục công an. Hai người này yêu cầu ông tải ứng dụng Google Play để theo dõi danh sách truy nã và lệnh bắt tạm giam. Do lo sợ, ông L. làm theo thì thấy tên của mình có trong danh sách "tội phạm truy nã" và đã vội tất toán 5 sổ tiết kiệm của bản thân và mẹ để chuyển 3,6 tỉ đồng chuyển cho đối tượng nhằm "xác minh điều tra".

Một hình thức lừa đảo khác xảy ra ra phổ biến trong thời gian gần đây là đối tượng giả danh công an hướng dẫn người dân cài đặt VNeID, định danh điện tử mức 1, mức 2 và nhiều người đã bị lừa vì chưa hoàn thiện thủ tục cài đặt VNeID.

Qua quá trình điều tra nhiều vụ án liên quan, cơ quan công an xác định trước khi thực hiện hành vi lừa đảo đối tượng tìm hiểu kỹ về nơi cư trú, thông tin trên thẻ căn cước, ngày tháng năm sinh, nơi thường trú của nạn nhân để tạo niềm tin. Sau đó, đối tượng yêu cầu, hướng dẫn người dân cài đặt ứng dụng VNeID giả chỉ trong thời gian ngắn. Thủ phạm thường gọi vào các khung giờ hành chính, trong giờ làm việc, giờ học… để nạn nhân không thể sắp xếp thời gian, không thể đến trụ sở cơ quan công an để tự tiến hành thủ tục.

Khi đó, nhóm lừa đảo sẽ yêu cầu thực hiện bổ sung, chỉnh sửa, cập nhật thông tin về dân cư thông qua tải, cài đặt ứng dụng VNeID giả mạo và gửi những ứng dụng, đường link kèm theo logo giống với ứng dụng VNeID của Bộ Công an.

Chỉ cần người dân cài đặt ứng dụng VNeID giả vào máy đối tượng ngay lập tức kiểm soát được ứng dụng tài khoản ngân hàng và thực hiện lệnh chuyển tiền trên điện thoại của nạn nhân. Đối với thủ đoạn này, thủ phạm thường nhắm vào người cao tuổi về hưu, nội trợ, sinh viên, công nhân… vì ít có điều kiện tiếp xúc với thông tin báo chí, mạng xã hội nên dễ rơi vào bẫy.

Trả lời PV Thanh Niên, thượng tá Đỗ Minh Kim, Phó trưởng phòng 3, Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Bộ Công an, cho biết công an chỉ hỗ trợ kích hoạt định danh điện tử trực tiếp cho người dân, không hướng dẫn kích hoạt qua gọi điện thoại. Nếu người dân làm theo, kẻ xấu sẽ kiểm soát được ứng dụng tài khoản ngân hàng và thực hiện lệnh chuyển tiền để chiếm đoạt tài sản. Người dân tuyệt đối không cài đặt VNeID từ nguồn ngoài, từ các đường link lạ; không bật chế độ cài đặt ứng dụng từ nguồn không xác định trên điện thoại; không cung cấp thông tin cá nhân của bản thân qua điện thoại.

Theo thượng tá Đỗ Minh Kim, các ứng dụng và đường link độc hại chứa mã độc hoặc vi rút có khả năng chiếm quyền điều khiển điện thoại của người dùng trong thời gian ngắn, hoặc theo dõi lâu dài để thu thập các thông tin nhạy cảm như tài khoản, mật khẩu và nguy cơ cao dẫn đến các giao dịch nhằm chiếm đoạt tài sản.

(còn tiếp)

Đưa tiền chạy án sẽ bị xử lý tội đưa hối lộ

Trước tình hình xảy ra nhiều vụ giả danh cơ quan chức năng để lừa chạy án, Công an TP.HCM khuyến cáo người dân đưa tiền để chạy án là hành vi vi phạm pháp luật và sẽ bị xử lý nghiêm về tội danh đưa hối lộ, môi giới hối lộ theo quy định của pháp luật.

Công an TP.HCM cảnh báo người dân khi gặp các trường hợp tương tự phải nâng cao tinh thần cảnh giác với phương châm "Không hoảng sợ - Không làm theo yêu cầu chuyển tiền của đối tượng". Đồng thời, liên hệ ngay với cơ quan công an nơi gần nhất hoặc liên hệ trực ban Công an TP.HCM qua số điện thoại 069.3187.344, trực ban Phòng Cảnh sát hình sự (số điện thoại 069.3187.200) để cung cấp thông tin, phối hợp công an nhanh chóng điều tra, xử lý.

Theo Ngọc Lê (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Vườn cây của gia đình chị Nguyễn Thị Huệ -Công nhân Đội 2, Công ty Cà phê Ia Sao 2 trồng năm 1986 vẫn đạt sản lượng 24 tấn quả tươi/ha. Ảnh: Đinh Yến

Những công nhân tiêu biểu trong lao động giỏi, sáng tạo

(GLO)- Bằng lòng đam mê, nhiều công nhân tại các công ty cà phê tỉnh Gia Lai đã không ngừng học hỏi và có những sáng kiến mới áp dụng vào sản xuất. Họ không chỉ nâng cao đời sống gia đình mà còn mang lại nhiều nguồn lợi cho đơn vị, góp phần tô thắm thêm phẩm chất tốt đẹp của giai cấp công nhân.

Nông sản Việt đang ở đâu?

Nông sản Việt đang ở đâu?

Thời điểm hiện tại, Việt Nam đang vào vụ thu hoạch các mặt hàng nông sản như: vải, nhãn, sầu riêng, thanh long,… Câu hỏi đặt ra giải pháp nào để xúc tiến xuất khẩu, nâng cao năng lực cạnh tranh cho nông sản mùa vụ Việt Nam tránh tình trạng ùn ứ, điệp khúc “được mùa mất giá”.

Lặng thầm nghề giám định pháp y

Lặng thầm nghề giám định pháp y

(GLO)- Trong hành trình phá án, đội ngũ bác sĩ và cán bộ giám định pháp y của Phòng Kỹ thuật hình sự (KTHS), Công an tỉnh Gia Lai đóng vai trò rất quan trọng. Tuy vất vả nhưng họ vẫn cần mẫn làm việc, góp phần đấu tranh phòng-chống tội phạm và giữ bình yên cuộc sống.

Cán bộ Đoàn, ĐVTN cùng lực lượng quân đội đóng góp ngày công để đẩy nhanh tiến độ thi công nhà ở cho người dân. Ảnh: P.L

Xóa nhà tạm-Kiến tạo tương lai - Kỳ 2: Góp gạch hồng dựng xây mái ấm

(GLO)-Phong trào chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát đang lan tỏa trên địa bàn tỉnh Gia Lai bằng những việc làm cụ thể, thiết thực. Mỗi tấm lòng, mỗi hành động đều hiện thực hóa mục tiêu “không ai bị bỏ lại phía sau” trên hành trình góp gạch hồng dựng xây mái ấm, giúp người dân an cư, lạc nghiệp.

Vào 'lò' gia công mỹ phẩm

Vào 'lò' gia công mỹ phẩm

Thị trường mỹ phẩm “nóng rực” khi hàng loạt sản phẩm vô chủ vứt bừa bãi, doanh nghiệp ồ ạt xin thu hồi công bố. Phóng viên đã thâm nhập thị trường mỹ phẩm để tận thấy cách thức hô biến đồ rẻ tiền thành cao cấp, chiêu trò của các ông trùm vươn vòi bạch tuộc, bủa vây người người tiêu dùng.

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt

Với đường bờ biển dài, điều kiện tự nhiên thuận lợi, nguồn lợi thủy sản phong phú, Việt Nam sở hữu lợi thế lớn về nghề nuôi biển. Thời gian qua, Chính phủ đã ban hành các chính sách nhằm tháo gỡ những nút thắt, phát huy tiềm năng, hướng tới mục tiêu phát triển nghề nuôi biển hiện đại, bền vững.

null