An Khê: Hướng đến xây dựng 'xanh' với vật liệu không nung

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Những năm qua, việc sử dụng vật liệu không nung trong xây dựng đã dần phổ biến trên cả nước nói chung và Gia Lai nói riêng. Tại thị xã An Khê, nhiều nhà máy, cơ sở sản xuất gạch không nung đã xuất hiện và manh nha chiếm lĩnh thị trường trong tương lai.

Đầu tư cho vật liệu mới

Từ năm 2014, nhiều người dân An Khê đã mạnh dạn “thử sức” kinh doanh loại vật liệu mới này. Thời điểm ấy, hầu hết chỉ là những lò gạch không nung thủ công với quy mô gia đình nhỏ lẻ.

Gia đình chị Nguyễn Thị Mai (tổ dân phố 10, phường An Bình) là hộ thứ hai sản xuất và kinh doanh gạch không nung ở thị xã An Khê. Trước đó, mỗi lần về Nghệ An thăm quê, vợ chồng chị Mai nhận thấy việc sản xuất và sử dụng gạch không nung tại đây rất phát triển; đa phần nhà cửa, các công trình đều được xây dựng bằng loại gạch này thay thế cho gạch đất sét nung. “Thấy thế, vợ chồng tôi quyết định về An Khê làm thử xem sao. Cuối năm 2014, tất cả vốn liếng tích góp được trong mười mấy năm trồng mía, nuôi bò, chúng tôi đem đầu tư xây dựng nhà xưởng. Chồng tôi còn ra tận Nam Định để mua máy làm gạch, cối trộn hồ và học cách đóng gạch. Tổng chi phí hết 150 triệu đồng”-chị Mai kể.

Nguyên liệu làm gạch (gồm đá bột và xi măng) được gia đình chị thu mua tại địa phương. Trung bình mỗi ngày, vợ chồng chị đóng được khoảng 1.500 viên gạch 2 lỗ với kích thước 25 x 15 x 10 cm, mỗi viên nặng khoảng 5 kg. Cũng theo chị Mai, hiện tại, trên địa bàn thị xã An Khê có tổng cộng 4 cơ sở sản xuất gạch không nung tại gia, trong đó 2 cơ sở ở phường An Bình, 1 cơ sở ở xã Song An và xưởng còn lại ở xã Cửu An.

Bên cạnh các lò gạch thủ công, Nhà máy Gạch không nung An Khê (thuộc Công ty TNHH một thành viên Tài Thịnh Phát) với dây chuyền sản xuất hiện đại cũng đang trong quá trình hoàn thiện. Được khởi công xây dựng vào tháng 1-2017, Nhà máy tọa lạc trên diện tích 1,5 ha tại Khu Công nghiệp tập trung An Khê (phường An Bình, thị xã An Khê) với tổng kinh phí đầu tư gần 20 tỷ đồng. Tháng 6 vừa qua, Nhà máy đã bắt đầu thử nghiệm sản xuất gạch; các hạng mục còn lại như: nhà điều hành, nhà kho, bể bảo dưỡng gạch, tường rào, nhà ăn, nhà vệ sinh cho công nhân, đổ bê tông mặt bằng… vẫn đang tiếp tục được tiến hành.

Quy trình sản xuất gạch bằng máy móc hiện đại của Nhà máy Gạch không nung An Khê. Ảnh: Hồng Thi
Quy trình sản xuất gạch bằng máy móc hiện đại của Nhà máy Gạch không nung An Khê. Ảnh: Hồng Thi

Ông Đặng Ngọc Khánh-Giám đốc điều hành Nhà máy Gạch không nung An Khê, cho biết: "Không chỉ sản xuất gạch không nung xây tường 6 lỗ (19 x 12,5 x 9 cm), sắp tới, chúng tôi còn sản xuất thêm gạch 4 lỗ (9 x 9 x 19 cm), 2 lỗ (20 x 90 x 60 cm), gạch đặc dùng để xây móng thay thế cho đá chẻ và gạch Terrazo dùng để lát đường, vỉa hè… nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng cũng như hướng đến tiêu chí “xanh” trong xây dựng. Với công suất hoạt động 100%, mỗi ngày, Nhà máy có thể sản xuất được 45.000 viên gạch xây tường.

Thị trường khả quan

Đến nay, gạch không nung của gia đình chị Mai đã được nhiều người tin dùng. Giá bán ra ở thời điểm hiện tại (bao gồm cả chi phí vận chuyển đến nơi) dao động trong khoảng 2.300-2.500 đồng/viên, tùy khoảng cách xa gần. “Từ đầu năm tới giờ, tôi bán được khoảng 70.000 viên. Tuy người dân ở đây chưa dám dùng 100% gạch không nung để xây nhà ở nhưng họ đã bắt đầu sử dụng để làm kho bãi, tường rào, chuồng trại…; một số ít dùng kết hợp với gạch nung để xây nhà và các công trình công cộng. Thị trường cũng đang tiến triển theo hướng thuận lợi”-chị Mai nói.

Một công trình nhà ở được xây bằng gạch không nung. Ảnh: Hồng Thi
Một công trình nhà ở được xây bằng gạch không nung. Ảnh: Hồng Thi

Vì có kích thước nhỏ hơn so với gạch không nung được làm thủ công nên gạch của Nhà máy Gạch không nung An Khê được bán ra với giá mềm hơn, khoảng 1.400-1.600 đồng/viên gạch 6 lỗ; riêng gạch xây móng có giá 6.000 đồng/viên. “Do gạch không nung vẫn còn khá lạ lẫm với nhiều người nên ngoài trưng bày tại cửa hàng vật liệu xây dựng thuộc Công ty, chúng tôi còn đi chào hàng và giới thiệu sản phẩm cho các cửa hàng khác trong thị xã và các huyện lân cận về những lợi ích của loại gạch này so với gạch nung. Hiện mọi thứ đang dần ổn định và chúng tôi cũng có cơ sở để tin tưởng vào một thị trường vật liệu không nung khả quan trong thời gian tới”-anh Khánh khẳng định.

Là một trong những người đầu tiên ở thị xã An Khê dùng gạch không nung để xây nhà ở, ông Nguyễn Văn Lợi (tổ dân phố 7, phường An Bình) phấn khởi nhận định: “Lúc đầu, tôi cũng dè dặt nhưng dùng rồi mới thấy gạch không nung cũng khá nhiều cái lợi như: chắc chắn, liên kết mặt hồ tốt hơn, xây nhanh, tiết kiệm được hồ, công thợ và nhất là mát mẻ, ít thấm nước. Tôi cũng dùng luôn gạch này để xây móng thay đá chẻ. Tuy nhiên, nhược điểm của loại gạch này là khá nặng nên khi xây lên cao thợ còn nhác tay không dám xây. Vì vậy, tôi vẫn phải sử dụng thêm gạch nung để xây bên trên”.

Anh Đặng Ngọc Khánh chia sẻ: Để gạch đạt chất lượng, nguyên liệu đầu vào phải được chọn lọc kỹ. Theo đó, đá phải thật bột (dưới sàn lọc), xi măng loại tốt (mac 40) và pha thêm ít cát để gạch mịn hơn. Sau khi gạch đóng xong cần phơi trong mát 12 tiếng rồi tưới nước, tiếp đó đem phơi nắng từ 15-20 ngày và tưới nước đẫm gạch hàng ngày để bê tông hóa toàn bộ gạch, tăng tính bền chắc của gạch.

Hồng Thi

Có thể bạn quan tâm

Chư Prông gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ

Chư Prông gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ

(GLO)- Vụ Đông Xuân 2024-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) sẽ gieo trồng 2.988 ha cây trồng các loại, trong đó có hơn 2.000 ha lúa. Để đảm bảo vụ sản xuất đạt hiệu quả, ngành Nông nghiệp huyện đang phối hợp với các địa phương hướng dẫn người dân gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ.

Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các sở, ngành, địa phương, các chủ đầu tư thực hiện các giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024. Ảnh Hà Duy

Chủ đầu tư phải lập kế hoạch giải ngân chi tiết từng dự án, cụ thể từng tháng

(GLO)- Đó là một trong những yêu cầu tại Công văn số 2671/UBND-KTTH do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Nguyễn Hữu Quế vừa ký ban hành nhằm đề nghị các sở, ban, ngành; các địa phương; các chủ đầu tư triển khai các giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024.

Kho xăng dầu của Công ty TNHH một thành viên Xăng dầu Bắc Tây Nguyên tại xã Ia Tiêm (huyện Chư Sê) hiện chưa được chấp thuận đấu nối vào quốc lộ. Ảnh: V.T

Cửa hàng xăng dầu đấu nối vào đường giao thông: Vướng mắc cần tháo gỡ

(GLO)- Theo Luật Giao thông đường bộ và các quy định liên quan, các công trình xây dựng, trong đó có cửa hàng xăng dầu nằm dọc quốc lộ, tỉnh lộ phải xây dựng ngoài phạm vi hành lang an toàn đường bộ và thực hiện đấu nối đúng vị trí được UBND cấp tỉnh phê duyệt.