An Khê chủ động phòng ngừa đuối nước cho trẻ em

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Để phòng ngừa đuối nước cho trẻ em, nhất là trong dịp hè, các cơ quan, đơn vị, trường học trên địa bàn thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) đã chủ động triển khai các biện pháp nhằm nâng cao nhận thức, hình thành hành vi đúng đắn cho học sinh.

Trang bị kỹ năng bơi an toàn

Trên địa bàn thị xã An Khê có hồ bơi huấn luyện của Lữ đoàn Pháo binh 368 và 4 hồ bơi nhân tạo của người dân. Dịp hè, nơi đây thu hút rất đông người tham gia bơi lội, đa số là thanh-thiếu niên.

Thiếu niên phường An Phú (thị xã An Khê) học bơi tại hồ bơi của người dân trên địa bàn. Ảnh: A.P

Thiếu niên phường An Phú (thị xã An Khê) học bơi tại hồ bơi của người dân trên địa bàn. Ảnh: A.P

Được mẹ đưa đi học bơi tại hồ bơi huấn luyện của Lữ đoàn Pháo binh 368, em Vũ Hoàng Long (SN 2014, tổ 6, phường Tây Sơn) không giấu được niềm vui. Long háo hức kể: “Đầu tháng 6 năm ngoái, mẹ đăng ký cho em tham gia khóa học bơi do giáo viên Giáo dục thể chất Trường Tiểu học Võ Thị Sáu hướng dẫn.

Trong thời gian hơn 2 tháng, em được thầy hướng dẫn kỹ năng bơi lội, tập làm nổi người, cách xử lý khi bạn ôm mình dưới nước, cách quan sát để bơi vào bờ nhanh nhất và một số kiến thức liên quan đến phòng ngừa đuối nước. Hè năm nay, em tập trung học kỹ thuật bơi ếch. Năm học tới, em có thể tham gia thi bơi do trường tổ chức”.

Cô Khổng Quang Ánh-Hiệu trưởng Trường Tiểu học Võ Thị Sáu (phường Tây Sơn) cho biết: “Trường có 2 giáo viên dạy Giáo dục thể chất thường xuyên hướng dẫn học sinh kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích, đuối nước; phối hợp với phụ huynh tuyên truyền, vận động các em tham gia các lớp học kỹ năng bơi.

Trong các buổi họp phụ huynh hay các tiết chào cờ, nhà trường đều thông tin về công tác phòng ngừa đuối nước. Nhiều năm nay, nhà trường duy trì tổ chức thi bơi góp phần nâng cao ý thức, kỹ năng bơi của học sinh và chọn được những em có kỹ năng bơi tốt nhất tham gia thi giải bơi cấp thị xã”.

Chủ động phòng tránh đuối nước

Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn thị xã An Khê xảy ra 1 vụ đuối nước khiến 1 trẻ em tử vong. Nhằm giảm thiểu các vụ tai nạn thương tích và đuối nước, UBND thị xã đã xây dựng kế hoạch, ban hành văn bản yêu cầu phòng, ban phối hợp với các cơ quan, tổ chức chính trị-xã hội thị xã và UBND các xã, phường đẩy mạnh truyền thông, giáo dục để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân về phòng tránh đuối nước ở trẻ em.

Buổi tuyên truyền, hướng dẫn cách sơ cứu đuối nước tại Trường THCS Nguyễn Viết Xuân, thị xã An Khê. Ảnh: Tường Vy

Buổi tuyên truyền, hướng dẫn cách sơ cứu đuối nước tại Trường THCS Nguyễn Viết Xuân, thị xã An Khê. Ảnh: Tường Vy

Ông Nguyễn Xuân Toàn-Phó Chủ tịch UBND xã Tú An-cho hay: “Toàn xã có 13 ao, bàu, hồ đập và suối Kte. Hàng năm, Đảng ủy, UBND xã chỉ đạo các cơ quan, hội, đoàn thể tham mưu ban hành kế hoạch tuyên truyền phòng ngừa tai nạn thương tích, đuối nước ở trẻ, nhất là dịp hè.

Tại các buổi họp thôn, làng hay tiếp xúc cử tri, xã đã lồng ghép tuyên truyền, vận động người dân, phụ huynh quản lý, nhắc nhở không cho con em tự ý tắm sông suối. Đoàn xã đang tổ chức cắm biển cảnh báo khu vực nước sâu đề phòng đuối nước tại các công trình ao, hồ, bàu, đập trên địa bàn”.

Chia sẻ về các hoạt động trong dịp hè, anh Vũ Việt Cường-Bí thư Thị Đoàn An Khê-cho biết: “Hè năm nay, Thị Đoàn phối hợp với các xã, phường tổ chức cắm biển cảnh báo phòng tránh đuối nước ở tất cả các vị trí ao, hồ, đập trên địa bàn; phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức tập huấn kỹ năng phòng-chống thương tích, đuối nước cho thanh thiếu nhi”.

Xung quanh vấn đề phòng ngừa đuối nước cho học sinh, bà Lê Thị Kiều Hạnh-Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã An Khê-thông tin: Ngày 24 và 25-5 vừa qua, Phòng Văn hóa-Thông tin, Phòng Giáo dục và Đào tạo, Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao thị xã đã phối hợp tổ chức Giải bơi thiếu niên thu hút 110 học sinh của 11 trường trên địa bàn tham gia. Đây là sân chơi bổ ích cho học sinh trước khi bước vào kỳ nghỉ hè, góp phần đẩy mạnh phong trào tập bơi và trang bị kiến thức phòng tránh tai nạn đuối nước trong thiếu niên toàn thị xã.

“Phòng tiếp tục thực hiện nghiêm các văn bản chỉ đạo của cấp trên về việc tăng cường công tác phòng-chống tai nạn thương tích, đuối nước cho trẻ em. Tiếp tục phối hợp với Thị Đoàn và gia đình trong việc quản lý, giám sát học sinh trong dịp hè. Phối hợp với các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể tại địa phương tổ chức bàn giao trẻ em, học sinh khi nghỉ hè và tổ chức các lớp học bơi, lớp học kỹ năng phòng tránh đuối nước cho học sinh”-bà Hạnh nhấn mạnh.

Có thể bạn quan tâm

Tái chế đến tái sinh

Tái chế đến tái sinh

Tại một xưởng nhỏ nằm sâu trong vùng ngoại ô Bình Định, tiếng nói cười rộn ràng luôn tràn ngập giữa không gian xanh mát của cây trái tạo nên một không khí đầy sức sống.

Ngôi trường vùng biên chật vật vì thiếu nước sinh hoạt

Ngôi trường vùng biên chật vật vì thiếu nước sinh hoạt

(GLO)- Vào mùa khô, Trường Mẫu giáo 2/9 (xã Ia O, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) lại chật vật vì thiếu nước sinh hoạt, ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học. Có một hệ thống nước sạch ổn định để đảm bảo điều kiện sinh hoạt, học tập là mong mỏi bấy lâu của cô và trò ở ngôi trường vùng biên này.

Ánh sáng về làng Canh Tiến

Ánh sáng về làng Canh Tiến

Suốt nhiều năm chìm trong bóng tối của cách trở và thiếu thốn, làng Canh Tiến (xã Canh Liên, huyện Vân Canh) từng là một trong những "vùng trắng" điện lưới hiếm hoi còn sót lại ở Bình Định.

“Bông hồng thép” ở Sư đoàn 320

“Bông hồng thép” ở Sư đoàn 320

(GLO)- Môi trường quân đội đòi hỏi kỷ luật cao, rèn luyện nghiêm, cường độ công việc lớn, nhưng vẫn có những “bông hồng thép” lặng lẽ cống hiến và lan tỏa tinh thần vượt khó. Thiếu tá QNCN Trần Thị Thu Hường-Chủ tịch Hội Phụ nữ Phòng Chính trị (Sư đoàn 320, Quân đoàn 34) là một minh chứng.

Ngắm đom đóm trên phố núi Pleiku

Ngắm đom đóm trên phố núi Pleiku

(GLO)- Khi tiếng ve gọi hè, trên những tán cây xanh và ở dưới mặt đất ẩm ướt sau những cơn mưa giông đầu mùa trên phố núi Pleiku lập lòe ánh sáng đom đóm. Tất cả báo hiệu một mùa đom đóm bay-mùa bình yên ở thành phố trên cao nguyên xanh.

Độc đáo chợ chiều Pleiku

Độc đáo chợ chiều Pleiku

(GLO)- Tuy chỉ diễn ra vài tiếng đồng hồ, nhưng những phiên chợ chiều trên phố núi Pleiku vẫn đông đúc kẻ bán, người mua. Không chỉ là nơi trao đổi hàng hóa, chợ còn là nơi để những ai khi đến mua sắm hiểu hơn về văn hóa và cư dân của vùng đất cao nguyên này.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hữu Quế kiểm tra tiến độ thi công đường liên huyện Mang Yang-Ia Pa

Gia Lai tháo gỡ vướng mắc, tăng tốc các dự án trọng điểm

(GLO)- Tập trung tháo gỡ vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng, đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình trọng điểm là yêu cầu cấp bách đang được lãnh đạo tỉnh Gia Lai chỉ đạo quyết liệt. Với quyết tâm cao, các sở, ngành và địa phương đang nỗ lực đưa các dự án về đích theo kế hoạch.