Ấm no nhờ thay nếp nghĩ, đổi cách làm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Nhờ thay đổi nếp nghĩ, cách làm mà nhiều hộ dân tộc thiểu số (DTTS) ở thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) đã tự lực trong lao động sản xuất, chi tiêu tiết kiệm, từng bước vươn lên gầy dựng cuộc sống ấm no. 
Thị xã An Khê có khoảng 2% dân số (hơn 1.200 người) là đồng bào DTTS, chủ yếu là dân tộc Bahnar sinh sống tập trung tại 4 làng: Nhoi, Hòa Bình, Pơ Nang (xã Tú An) và Pốt (xã Song An). Thời gian qua, cấp ủy, chính quyền địa phương luôn quan tâm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho bà con. Đặc biệt, thông qua cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào DTTS để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững”, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp đã tranh thủ nguồn lực, phối hợp với các tổ chức thành viên vận động người dân học cách chăn nuôi, trồng trọt; chi tiêu có kế hoạch, tích lũy để tái đầu tư sản xuất; bỏ dần những tập tục lạc hậu và tự lực vươn lên trong cuộc sống. Đồng thời, phối hợp với ngành chức năng mở các lớp tập huấn, hướng dẫn người dân áp dụng kỹ thuật vào sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp... Các mô hình phát triển kinh tế do Ủy ban MTTQ Việt Nam thị xã chủ trì như: chăn nuôi bò sinh sản, dúi, heo sọc dưa, trồng rừng... đã đem lại hiệu quả thiết thực, giúp nhiều hộ DTTS cải thiện thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống. 
Gia đình anh Đinh Chay là 1 trong 10 hộ dân của làng Pốt vừa được Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và thị xã An Khê hỗ trợ vốn để triển khai dự án “Chăn nuôi heo sọc dưa sinh sản” trong năm 2022. Anh chia sẻ: “Cả làng được hỗ trợ 29 con heo sọc dưa. Tổng giá trị là 50 triệu đồng, trong đó, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh hỗ trợ 35 triệu đồng, Quỹ “Vì người nghèo” thị xã hỗ trợ 15 triệu đồng. Gia đình tôi được hỗ trợ 3 con. Hiện tại, heo sinh trưởng tốt, khỏe mạnh. Thời gian tới, tôi sẽ nhân rộng đàn heo; đồng thời tiếp tục duy trì việc nuôi bò và trồng khoảng 3 ha keo lai”. 
Anh Đinh Chay (làng Pốt, xã Song An) chăm sóc đàn heo sọc dưa của gia đình. Ảnh: Mộc Trà
Anh Đinh Chay (làng Pốt, xã Song An) chăm sóc đàn heo sọc dưa của gia đình. Ảnh: Mộc Trà
Ông Bùi Sỹ Quang-Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Song An-cho biết: Làng Pốt có 82 hộ Bahnar với 353 khẩu, trong đó có 9 hộ nghèo và 10 hộ cận nghèo. Để thay đổi nếp nghĩ, cách làm, Ban Chỉ đạo thực hiện cuộc vận động của xã đến tận làng để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, hướng dẫn bà con áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; giúp họ tiếp cận các chính sách ưu đãi của Nhà nước để phát triển kinh tế gia đình. Giờ đây, người dân làng Pốt đã biết trồng rừng, đem lại hiệu quả kinh tế cao; tích cực chăn nuôi heo, bò, dê, dúi... Không ít gia đình đã vươn lên thoát nghèo bền vững, có hộ đạt mức thu nhập 200-300 triệu đồng/năm.
Tương tự, theo ông Võ Anh Tài-Bí thư Đảng ủy xã Tú An, thời gian qua, Đảng ủy đã giao nhiệm vụ cho chính quyền, Mặt trận, đoàn thể xã và 3 làng: Nhoi, Hòa Bình, Pơ Nang triển khai có hiệu quả cuộc vận động gắn với xây dựng làng nông thôn mới bằng những việc làm cụ thể. Qua đó, nhận thức, cách làm của đồng bào DTTS đã có sự thay đổi rõ rệt. Công tác bảo vệ môi trường được quan tâm hơn khi trên 80% hộ dân thuộc 3 làng đã tham gia dịch vụ thu gom rác thải với Hợp tác xã Nông nghiệp Tú An 1; biết xây dựng nhà tắm, nhà tiêu hợp vệ sinh... 
Ủy ban MTTQ Việt Nam thị xã An Khê và các tổ chức thành viên đã phối hợp triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ sinh kế giúp đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo. Ảnh: Mộc Trà
Ủy ban MTTQ Việt Nam thị xã An Khê và các tổ chức thành viên đã phối hợp triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ sinh kế giúp đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo. Ảnh: Mộc Trà
Trao đổi với P.V, ông Huỳnh Minh Thiện-Trưởng ban Dân vận Thị ủy kiêm Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thị xã An Khê-cho biết: Thực hiện Chỉ thị số 08-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam thị xã đã tham mưu giúp Ban Thường vụ Thị ủy ban hành kế hoạch, trong đó, phân công rõ nhiệm vụ, trách nhiệm cho từng ngành để giúp 4 làng DTTS thực hiện hiệu quả các tiêu chí làng nông thôn mới gắn với từng bước thay đổi nếp nghĩ, cách làm. Ủy ban MTTQ Việt Nam thị xã và các tổ chức thành viên sẽ tiếp tục huy động các nguồn lực thực hiện cuộc vận động; sâu sát trong việc duy trì, nhân rộng và xây dựng mới các mô hình; khuyến khích những hộ dân đã thoát nghèo chia sẻ kinh nghiệm để các hộ khác học tập, làm theo. Qua đó, thị xã phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo trong vùng DTTS trên địa bàn thị xã đạt bình quân trên 3%/năm theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022-2025.
MỘC TRÀ
 

Có thể bạn quan tâm

Giữ vững mạch an sinh, thông suốt chính sách sau hợp nhất

Giữ vững mạch an sinh, thông suốt chính sách sau hợp nhất

(GLO)- Sau khi chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1-6-2025 trên cơ sở hợp nhất 2 đơn vị BHXH Bình Định và BHXH Gia Lai, BHXH khu vực XXIII đã nhanh chóng ổn định tổ chức, thông suốt vận hành nghiệp vụ, đảm bảo không gián đoạn chính sách, giữ vững lưới an sinh xã hội tại tỉnh Gia Lai (mới).

Phát huy vai trò quản lý kinh tế của phụ nữ

Phát huy vai trò quản lý kinh tế của phụ nữ

(GLO)- Sau 3 năm triển khai Đề án “Hỗ trợ hợp tác xã (HTX) do phụ nữ tham gia quản lý, tạo việc làm cho lao động nữ đến năm 2030”, các cấp Hội Phụ nữ trong tỉnh Gia Lai đã phối hợp hỗ trợ thành lập 14 HTX và 16 tổ hợp tác/tổ liên kết do phụ nữ quản lý.

Gia Lai: Tuyên truyền, giải đáp, tư vấn chính sách hưởng ứng Ngày Bảo hiểm y tế Việt Nam 1-7

Gia Lai: Tuyên truyền, giải đáp, tư vấn chính sách hưởng ứng Ngày Bảo hiểm y tế Việt Nam 1-7

(GLO)- Tin từ Bảo hiểm xã hội (BHXH) khu vực XXIII (Gia Lai-Bình Định), hưởng ứng Ngày Bảo hiểm y tế (BHYT) Việt Nam 1-7, đơn vị sẽ tăng cường tuyên truyền, giải đáp, tư vấn chính sách BHXH, BHYT tập trung nhấn mạnh chủ đề: “Bảo hiểm y tế-Chia sẻ cộng đồng, bảo vệ sức khỏe toàn dân”.

Gia Lai: Gần 91,5% số nhà trong chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát đã hoàn thành

Gia Lai: Gần 91,5% số nhà trong chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát đã hoàn thành

(GLO)- Theo thông tin từ Sở Nông nghiệp và Môi trường Gia Lai, tính đến chiều 26-6, toàn tỉnh đã khởi công xây mới và sửa chữa 8.090 căn nhà (đạt 99,88% so với kế hoạch), trong đó xây mới 6.575 căn và sửa chữa 1.515 căn. Đến nay, toàn tỉnh có 7.406 căn nhà đã hoàn thành, đạt 91,43%.

null