Ấm lòng bữa ăn trong khu cách ly

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Gia Lai hiện đã kích hoạt 33 khu cách ly (KCL) tập trung, mỗi ngày chỉ riêng bữa ăn cho những người đang thực hiện cách ly cũng lên tới hàng chục ngàn suất. Để giảm tải công việc cho các lực lượng đang làm nhiệm vụ, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) các cấp đã quyên góp, ủng hộ thực phẩm, đồng thời phân công hội viên luân phiên nấu ăn trong các bếp ăn ở KCL.
Chư Sê là địa phương có công dân ở các tỉnh phía Nam về khá đông, được cách ly tại 2 KCL của huyện. Chia sẻ với những người lao động nghèo và giúp lực lượng làm nhiệm vụ tại các KCL, Hội LHPN huyện Chư Sê kêu gọi sự hỗ trợ của các Mạnh Thường Quân, đồng thời phối hợp với một số bếp ăn tình nguyện mang đến những bữa cơm ấm lòng người trong KCL. Mới đây, Hội LHPN thị trấn phối hợp với Câu lạc bộ Tâm Đức, Câu lạc bộ “Ngọn lửa hồng” hỗ trợ 250 suất cơm (sáng, trưa, tối) cho KCL số 2 (Trường THPT Trường Chinh). Chị em sắp xếp thời gian, sẵn sàng tham gia công tác hậu cần với tâm niệm: Mỗi người góp một chút công sức tạo nên sức mạnh sớm chiến thắng dịch bệnh. Trước khi có ca dương tính tại KCL ở Trường THPT Trường Chinh, chị em trực tiếp nấu các suất ăn tại bếp. Nhưng sau khi có ca dương tính, việc sơ chế thực phẩm được thực hiện tại chùa Mỹ Thạch, sau đó chuyển vào bếp ăn của KCL. Cán bộ, chiến sĩ tại đây chỉ việc nấu nướng và chia thành các suất ăn đưa đến tay bà con.
Thực phẩm được hội viên phụ nữ huyện Chư Sê sơ chế sẵn sàng để chuyển vào bếp ăn của khu cách ly
Thực phẩm được hội viên, phụ nữ huyện Chư Sê sơ chế để chuyển vào bếp ăn của khu cách ly. Ảnh: Minh Châu

Đã nhiều ngày, chị Tạ Thị Hằng (làng Tốt Biớch, thị trấn Chư Sê) tham gia sơ chế thực phẩm để chuyển vào bếp ăn của KCL. Chị cùng các chị em khác dậy từ 4 giờ sáng, đi chợ mua thực phẩm để kịp chuẩn bị 3 bữa ăn (mỗi bữa trên 250 suất ăn). Chị chia sẻ: “Chúng tôi vừa chuẩn bị 260 suất ăn sáng, chuyển vào KCL xong lại chuẩn bị các suất trưa, rồi đến cơm chiều. Hơn 10 chị em phân công người nhặt rau, gọt củ quả, sơ chế thực phẩm tươi… Để bữa ăn đủ dinh dưỡng và ngon miệng, chúng tôi cũng đổi món liên tục, hôm thịt gà, thịt heo, hôm thì trứng gà và cá, tôm”. Nhiều người dân thị trấn Chư Sê đã đóng góp, ủng hộ để duy trì bếp ăn miễn phí cho KCL. Chị Hằng cho biết: “Nếu ủng hộ tiền mặt thì chúng tôi cân đối đi chợ rất dễ. Nhưng nhiều người ủng hộ bất cứ thứ gì nhà mình có từ chục trứng, cân thịt, bó rau, có người ủng hộ 10 ngàn, 20 ngàn đồng. Chúng tôi cập nhật liên tục những mặt hàng này lên Facebook, đồng thời cân đối để chuẩn bị suất ăn. Chúng tôi tâm niệm duy trì bếp ăn miễn phí này cho đến khi nào các công dân hoàn thành cách ly tập trung”.
Từ cuối tháng 7 tới nay, Hội LHPN huyện Ia Grai cũng đã kịp thời triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ các KCL. Cán bộ, hội viên, mỗi người một việc phân công nhau nấu ăn. Bà Dương Thị Mộng Loan-Chủ tịch Hội LHPN huyện-cho biết: Ngay khi huyện kích hoạt KCL tại Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú huyện, Hội LHPN huyện đã vận động mỗi cơ sở hội ủng hộ 1-2 tạ rau củ quả, nhu yếu phẩm cho bếp ăn, đồng thời cử 4-5 hội viên/ngày trực tiếp nấu ăn, dọn vệ sinh trong KCL.
Các cơ sở Hội LHPN huyện Ia Grai luân phiên cử cán bộ, hội viên đến nấu ăn tại khu cách ly tập trung. Ảnh: Minh Châu
Các cơ sở Hội LHPN huyện Ia Grai luân phiên cử cán bộ, hội viên đến nấu ăn tại khu cách ly tập trung. Ảnh: Minh Châu
Trung tá Nguyễn Khắc Nhân-Chính trị viên phó kiêm Chủ nhiệm Chính trị (Ban Chỉ huy Quân sự huyện Ia Grai) cho biết: “Hội LHPN huyện là cơ quan tiên phong kêu gọi các chi hội đóng góp sức người, sức của giúp đỡ các lực lượng đang làm nhiệm vụ tại đây. Chị em luân phiên có mặt hàng ngày tại KCL từ sáng sớm, cung cấp bữa ăn cho bà con, được mọi người phản hồi tốt. Sự nhiệt tình của các chị  khiến người dân trong KCL cảm thấy ấm lòng”. Trung tá Nhân cho biết thêm, các cơ sở hội đã ủng hộ KCL của huyện hơn 3 tấn rau củ quả, 20 thùng sữa, 20 thùng mì tôm, hơn 50 kg bột giặt, một số mặt hàng thiết yếu cho chị em phụ nữ. Đây là sự hỗ trợ rất thiết thực, ý nghĩa, lan tỏa tinh thần sẻ chia, tương thân tương ái, giúp mọi người lạc quan để chiến thắng dịch bệnh. Bà Dương Thị Mộng Loan thông tin thêm: “Chúng tôi vừa vận động các doanh nghiệp trên địa bàn huyện, các Mạnh Thường Quân hỗ trợ 170 suất quà cùng nhu yếu phẩm để tặng các gia đình khó khăn, có con em trong KCL hoặc đang làm việc tại TP. Hồ Chí Minh, tỉnh Bình Dương mà không về được, cũng không có tiền để gửi về cho bố mẹ già nuôi cháu. Mỗi suất quà tuy không lớn, nhưng thiết thực giúp các gia đình trong lúc ngặt nghèo”.
Với sự tham gia và chăm lo tận tình của chị em hội viên, mỗi suất ăn không chỉ cung cấp dinh dưỡng hàng ngày cho người đang cách ly mà còn là tấm lòng của biết bao người khi ủng hộ cho các bếp ăn từ bó rau, con cá. Theo thống kê của Hội LHPN tỉnh, trong đợt dịch này, các cấp Hội đã ủng hộ hàng chục tấn thực phẩm, trực tiếp nấu hàng chục ngàn suất ăn cho các KCL. Đại diện các cấp Hội LHPN tỉnh, Hội Nữ doanh nhân tỉnh cũng đã đến thăm hỏi, động viên và chia sẻ những khó khăn vất vả của lực lượng tại chốt kiểm soát phòng-chống dịch Covid-19 khu vực cầu 110 (huyện Chư Pưh); chốt kiểm dịch, KCL tại huyện Kbang, An Khê, Chư Sê, Chư Prông, Ia Grai, Mang Yang... tặng nhiều nhu yếu phẩm với tổng giá trị trên 120 triệu đồng.
MINH CHÂU

Có thể bạn quan tâm

Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát công tác xây dựng, quản lý, sử dụng thiết chế văn hóa, thể thao tại Chư Pưh

Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát công tác xây dựng, quản lý, sử dụng thiết chế văn hóa, thể thao tại Chư Pưh

(GLO)- Sáng 20-11, đoàn giám sát HĐND tỉnh Gia Lai do bà Võ Thị Bảo Ngân-Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Văn hóa-Xã hội HĐND tỉnh làm Trường đoàn đã giám sát 2 thôn, làng của xã Chư Don và làm việc với UBND huyện Chư Pưh về công tác xây dựng, quản lý, sử dụng thiết chế văn hóa, thể thao.

Chuyện về “biệt đội” cứu hộ chó, mèo

E-magazineChuyện về “biệt đội” cứu hộ chó, mèo

(GLO)- Nằm ở cuối đường Bùi Dự (phường Hoa Lư, TP. Pleiku), Trạm cứu hộ chó, mèo Gia Lai có diện tích khá rộng rãi. Đây là mái ấm của những chú chó, mèo bị bỏ rơi hay may mắn thoát ra từ lò mổ hoặc bị thương do xe tông được “biệt đội” cứu hộ đưa về chăm sóc, nuôi dưỡng.

 Hiệu quả truyền thông giảm nghèo ở phường Thống Nhất

Hiệu quả truyền thông giảm nghèo ở phường Thống Nhất

(GLO)- Thời gian qua, phường Thống Nhất (TP. Pleiku) đã tập trung phổ biến, tuyên truyền mục đích, ý nghĩa của việc thực hiện công tác giảm nghèo bằng nhiều hình thức. Nhờ đó, người dân đã chủ động phát triển sản xuất, chăn nuôi giúp tăng thu nhập, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo giảm dần qua các năm.

“Đứng dậy” từ lầm lỗi

“Đứng dậy” từ lầm lỗi

(GLO)- Nhìn những bằng khen, giấy khen treo trên tường nhà, ít ai ngờ rằng, ông Kpă Dõ-Trưởng ban Công tác Mặt trận làng Lê Ngol (xã Ia Tiêm, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) từng một thời chìm trong lầm lỗi. Nhờ được cảm hóa và giúp đỡ, ông đã mạnh mẽ “đứng dậy” làm lại cuộc đời.

Dự án “Giếng sạch trao buôn”: Thiết thực, ý nghĩa

Dự án “Giếng sạch trao buôn”: Thiết thực, ý nghĩa

(GLO)- Từ năm 2022 đến nay, Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Tổ chức ASIF tại Việt Nam và các đơn vị tài trợ đã triển khai có hiệu quả Dự án “Giếng sạch trao buôn” giúp bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số có nước sạch để sử dụng.

Gia Lai: Giao mục tiêu, nhiệm vụ thực hiện chương trình MTQG cho 2 huyện Krông Pa và Chư Pưh

Gia Lai: Giao mục tiêu, nhiệm vụ thực hiện chương trình MTQG cho 2 huyện Krông Pa và Chư Pưh

(GLO)- Ngày 12-11, UBND tỉnh Gia Lai có quyết định về việc giao mục tiêu, nhiệm vụ, yêu cầu cụ thể đối với từng chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) cho huyện Krông Pa và huyện Chư Pưh thực hiện thí điểm cơ chế phân cấp cho cấp huyện trong quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình MTQG.