Ấm áp tình thân những ngày nghỉ lễ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)-

Thay vì chọn tổ chức các chuyến đi chơi xa cùng bạn bè, đồng nghiệp, nhiều người chọn trở về quê thăm bố mẹ, anh chị em trong dịp nghỉ lễ 30-4 và 1-5. Với họ, đó là khoảng thời gian đáng quý để gia đình sum vầy bên nhau.

Ngoài nấu cơm ăn tại nhà bố mẹ, Chị Nguyễn Thị kim Nhung (ngoài cùng bên trái) cùng với bố mẹ, anh chị em thưởng thức các món ăn đặc trưng ở Gia Lai. Ảnh: Hồng Thương

Ngoài nấu cơm ăn tại nhà bố mẹ, Chị Nguyễn Thị kim Nhung (ngoài cùng bên trái) cùng với bố mẹ, anh chị em thưởng thức các món ăn đặc trưng ở Gia Lai. Ảnh: Hồng Thương

Những ngày này, gia đình ông Nguyễn Văn Thanh (65 tuổi, tổ 5, phường Yên Thế, TP. Pleiku) trở nên rộn ràng hơn bởi có sự góp mặt của hầu hết các con, cháu. Ông Thanh có 9 người con, trong đó, có 2 đứa con lập gia đình và sinh sống tại Đà Nẵng, số còn lại đều sinh sống và làm việc tại TP. Pleiku. Hơn 5 năm nay, vợ ông bị tai biến nên sức khoẻ yếu hẳn. Vì lẽ đó, hầu như dịp lễ nào, các con ở xa cũng đều tranh thủ về thăm. Ông Thanh vui vẻ tâm sự: "Thấy các con biết lo lắng cho bố mẹ, luôn dành thời gian các dịp nghỉ lễ để về thăm gia đình, tôi rất vui. Trước khi các con, cháu về, tôi đã chuẩn bị một ít thức ăn để sắp xếp nấu các bữa cơm, sau đó, đưa gia đình đi uống cà phê gần nhà”. Ngồi bên cạnh bố, chị Nguyễn Thị Kim Nhung cũng bày tỏ: "Tôi công tác tại Đà Nẵng, công việc bận rộn nên ít khi có thời gian về quê. Vì thế, hầu như dịp lễ nào tôi cũng chọn đưa gia đình về thăm bố mẹ, nhất là từ lúc mẹ tôi bị ốm. Riêng dịp lễ này, thời gian nghỉ tới 5 ngày nên tôi có nhiều thời gian hơn để ở bên gia đình. Ngoài phụ bố chăm sóc mẹ, tôi cũng tranh thủ một ít thời gian đưa các con đến vài thắng cảnh ở Gia Lai để các con được trải nghiệm và hiểu hơn về quê hương Gia Lai".

Ông Toàn và gia đình đi tham quan một số điểm vui chơi trên địa bàn thành phố Pleiku. Ảnh Hồng Thương

Ông Toàn và gia đình đi tham quan một số điểm vui chơi trên địa bàn thành phố Pleiku. Ảnh Hồng Thương

Tương tự, dịp nghỉ lễ này cũng thật ấm áp đối với gia đình ông Bùi Văn Toàn (tổ 5, phường Yên Thế, TP. Pleiku). Ông Toàn cho biết, ông có 3 người con, trong đó, người con trai cả lập gia đình rồi sinh sống tại TP. Nha Trang (tỉnh Khánh Hoà), người con gái thứ 2 lập gia đình và sinh sống tại tỉnh Bình Dương, đứa út hiện đang học lớp 11 tại TP. Pleiku. Năm nào cũng vậy, cứ tới Tết Nguyên đán và dịp lễ 30-4, 1-5, gia đình 2 người con ở xa đều về thăm vợ chồng ông. Khi về, các con cũng không quên mang theo những món quà quý nơi mình sinh sống để biếu bố mẹ. Và năm nay, niềm vui sum họp của gia đình ông được nhân lên khi có mẹ của ông từ Bình Định lên thăm con, cháu. “Các năm trước, gia đình tôi chọn nấu cơm ăn tại nhà để mọi người được quây quần bên nhau cho ấm áp. Song năm nay, có thêm mẹ của tôi và ông bà thông gia của người con trai cả từ Nha Trang lên nên chúng tôi chọn ăn quán và đi dã ngoại nhiều hơn. Theo đó, ngoài thưởng thức các món ăn đặc trưng của Gia Lai, chúng tôi cũng đưa nhau đi thăm thú các thắng cảnh như Biển Hồ, các homstay và ngày 2-5 sẽ đi Măng Đen”-ông Toàn cho hay.

Anh Hàn Đạo Quân tranh thủ đưa con đi trải nghiệm các trò chơi vận động tại khu vui chơi ở quê nhà Gia Lai. Ảnh: Hồng Thương

Anh Hàn Đạo Quân tranh thủ đưa con đi trải nghiệm các trò chơi vận động tại khu vui chơi ở quê nhà Gia Lai. Ảnh: Hồng Thương

Dạo quanh các quán cà phê, điểm vui chơi tại TP. Pleiku rất dễ bắt gặp hình ảnh các gia đình có đông đủ ông bà, cha mẹ và các con đưa nhau đi thăm thú thắng cảnh, uống cà phê. Trên gương mặt họ luôn thể hiện nét tươi vui, ấm áp khi được gặp gỡ, sum vầy bên người thân trong dịp lễ. Ngoài những gia đình sinh sống tại Gia Lai gặp gỡ nhau thì cũng có nhiều người con lập nghiệp xa quê trở về thăm bố mẹ trong dịp lễ. Họ cho rằng, về quê nghỉ lễ là để được tận hưởng khoảng thời gian yên bình, ấm áp bên gia đình; đồng thời, Gia Lai cũng có nhiều thắng cảnh đẹp, là điểm đến lý tưởng để họ đưa bố mẹ, người thân đi tham quan, dã ngoại. Anh Hàn Đạo Quân từ TP. Hồ Chí Minh về thăm bố mẹ tại tổ 2, phường Hội Phú, TP. Pleiku cho biết, anh lập gia đình và sinh sống tại TP. Hồ Chí Minh đã 12 năm. Song dịp lễ, Tết nào, anh cũng tranh thủ về Gia Lai thăm bố mẹ. “Do công tác xa nhà nên tôi rất nhớ những bữa cơm sum họp có bố, có mẹ. Vì thế, cứ có dịp là tôi lại sắp xếp công việc để về quê. Hơn nữa, tôi sinh ra và lớn lên tại Gia Lai nên tôi hiểu khí hậu ở đây mát mẻ, nhiều thắng cảnh đẹp. Vì vậy, việc đưa gia đình về quê thăm bố mẹ cũng là để con tôi gần gũi với ông bà và được trải nghiệm các thắng cảnh đẹp tại đây. Và cũng chính vì thế, dịp lễ này, tôi đưa thêm gia đình của 2 người bạn về Gia Lai để họ được trải nghiệm các thắng cảnh đẹp, các món ngon, ăn hấp dẫn của quê hương”-anh Quân cho hay.

Lễ, Tết là dịp để mỗi người được nghỉ ngơi sau những ngày căng thẳng làm việc. Người chọn đi chơi xa, người chọn nghỉ ngơi tại nơi mình sinh sống, người chọn trở về quê thăm gia đình. Và việc trở về quê thăm gia đình là điều mà được rất nhiều người xa quê chọn bởi ở đó, họ vừa được sum họp bên người thân, vừa được trải nghiệm thêm những điều mới mẻ, lý thú tại quê nhà sau bao nhiêu năm tha hương.

Có thể bạn quan tâm

Mẹ mất, em Thái Thị Mỹ Diệu (ở giữa) trở thành trụ cột gia đình và chăm sóc 2 em. Ảnh: N.N

Xót lòng 3 trẻ mồ côi

(GLO)- Mẹ qua đời, cha bỏ nhà đi , em Thái Thị Mỹ Diệu (SN 2006, hẻm 174 Nguyễn Văn Cừ, tổ 7, phường Diên Hồng, TP. Pleiku) phải bỏ dở việc học để chăm sóc 2 em nhỏ.

Đoàn giám sát HĐND tỉnh làm việc tại huyện Đak Đoa về việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Đak Đoa: 42/148 hộ hỗ trợ nhà ở, đất ở được cấp giấy CNQSDĐ

(GLO)- Sáng 16-12, Đoàn giám sát HĐND tỉnh do bà Đinh Ly An-Trưởng Ban Dân tộc làm trưởng đoàn đã giám sát tại huyện Đak Đoa về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi”.

Nhờ nguồn vốn vay sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, bà Nguyễn Thị Nga (bìa trái, làng Sur B, xã Ia Hla, huyện Chư Pưh) đã đầu tư phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống. Ảnh: S.C

“Bà đỡ” của người dân vùng khó

(GLO)- Thông qua chương trình tín dụng ưu đãi, người dân các xã vùng khó khăn của Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) được vay 100 triệu đồng để đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao đời sống. Chương trình này được ví như “bà đỡ” của người dân vùng khó.

Đoàn giám sát HĐND tỉnh giám sát tại thị xã Ayun Pa về “việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Nhiều địa phương gặp khó trong cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ nghèo

(GLO)- Thực hiện Dự án 1-Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi các địa phương đã triển khai hỗ trợ nhà ở, đất ở cho hộ nghèo. Tuy nhiên, một số địa phương gặp khó trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng này.

Anh Đinh Bưng (làng Nhoi, xã Tú An) phấn khởi khi được dùng nước sạch. Ảnh: A.P

Phát huy hiệu quả vốn vay chương trình nước sạch, vệ sinh

(GLO)- Từ nguồn vốn vay ưu đãi của Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai), hàng ngàn hộ dân trên địa bàn thị xã có thêm điều kiện đầu tư nâng cấp, xây dựng công trình nước sạch, công trình vệ sinh, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.