Xung đột lan rộng, chính quyền quân sự Myanmar đối mặt với nhiều thách thức

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)-Các nhóm nổi dậy dân tộc thiểu số tiếp tục tấn công nhiều chốt an ninh ở Myanmar trong ngày 13/11. Xung đột lan rộng và ác liệt khiến hàng nghìn người phải vượt biên sang nước láng giềng Ấn Độ để tìm nơi an toàn.
Lực lượng Arakan ở vùng dân tộc thiểu số Myanmar. Ảnh: Stimson

Lực lượng Arakan ở vùng dân tộc thiểu số Myanmar. Ảnh: Stimson

Ba lực lượng dân tộc thiểu số triển khai đợt tấn công phối hợp từ cuối tháng 10, chiếm giữ một số thị trấn và đồn quân sự.

Tuần trước, Tổng thống của chính quyền quân sự cảnh báo Myanmar có nguy cơ tan vỡ vì không thể đối phó hiệu quả với cuộc nổi dậy.

Ông Khine Thu Kha, người phát ngôn của Quân đội Arakan (AA), một trong ba nhóm nổi dậy, cho biết lực lượng này đang chiến đấu để giành quyền tự chủ lớn hơn ở bang Rakhine, miền tây Myanmar. AA đã chiếm giữ các đồn bốt ở Rathedaung và Minbya, cách nhau khoảng 200km.

Giao tranh cũng nổ ra ở bang Chin giáp biên giới Ấn Độ, khi quân nổi dậy tấn công hai trại quân sự. Khoảng 5.000 người từ Myanmar đã chạy sang bang Mizoram của Ấn Độ để tránh khu vực giao tranh.

Phe đối lập có vũ trang ngày càng lớn mạnh về quy mô và sức mạnh, được hỗ trợ bởi sự phẫn nộ đối với cuộc đảo chính và hành động trấn áp biểu tình của chính quyền quân sự kể từ năm 2021.

Cuộc tấn công phối hợp chống quân đội được phát động vào ngày 27/10, tại bang Shan ở phía đông bắc, giúp phe nổi dậy giành được ​​một số thị trấn và hơn 100 đồn quân sự gần biên giới với Trung Quốc.

Các cuộc tấn công vào nhiều trung tâm đô thị cũng đã diễn ra ở khu vực Sagaing thuộc miền trung Myanmar, trong khi xung đột ở bang Kayah ở phía nam khiến một máy bay của quân đội bị rơi cuối tuần qua. Lực lượng nổi dậy cho biết họ đã bắn rơi máy bay này.

“Chúng tôi lo ngại về giao tranh ác liệt, đặc biệt ở bang Shan, miền bắc Myanmar, với thông tin về các cuộc không kích gây thương vong đối với dân thường và hàng chục nghìn người phải sơ tán”, Stephane Dujarric, phát ngôn viên của Tổng thư ký Liên Hợp Quốc, tuần trước cho hay.

Theo ông, kể từ ngày 26/10, gần 33.000 người, trong đó có phụ nữ và trẻ em, đã phải sơ tán.

“Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres lên án mọi hình thức bạo lực và tiếp tục khẳng định dân thường cần được bảo vệ. Ông kêu gọi kiềm chế, giảm leo thang căng thẳng và người dân được tiếp cận viện trợ nhân đạo”, phát ngôn viên Dujarric nói thêm.

Có thể bạn quan tâm

Chuyện ở chốt 383

Chuyện ở chốt 383

(GLO)- Tuy còn nhiều khó khăn do điều kiện thời tiết khắc nghiệt nhưng cán bộ, chiến sĩ chốt 383 của Đồn Biên phòng Ia Púch (huyện Chư Prông) nỗ lực vượt lên để thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý, bảo vệ khu vực biên giới tiếp giáp với nước bạn Campuchia.

Công an Gia Lai được Bộ Công an biểu dương

Công an Gia Lai được Bộ Công an biểu dương

(GLO)- Ghi nhận những thành tích xuất sắc trong 15 ngày (từ 15 đến 29-12-2024) cao điểm tấn công trấn áp tội phạm đảm bảo an ninh, trật tự trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Công an tỉnh Gia Lai vừa vinh dự được Bộ Công an biểu dương.

Niềm vui từ chương trình “Xuân Biên phòng-Ấm lòng dân bản”

Niềm vui từ chương trình “Xuân Biên phòng-Ấm lòng dân bản”

(GLO)-Chương trình “Xuân Biên phòng-Ấm lòng dân bản” được Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) Gia Lai phối hợp với các đơn vị tổ chức tại xã Ia Pnôn, huyện Đức Cơ với nhiều hoạt động đầy ý nghĩa đã mang lại niềm vui cho hàng ngàn người dân trên vùng biên giới mỗi dịp Tết đến, xuân về.

Đại tá Đỗ Hồng Duyên-Phó Chính ủy Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân động viên, giao nhiệm vụ các chiến sĩ ra làm nhiệm vụ tại các Nhà giàn DK1. Q.T

Những chuyến tàu chở tình cảm đất liền đến với lính đảo xa

(GLO)- Sáng ngày đầu năm mới 2025, tại Cảng đoàn 129 (TP. Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu), 2 tàu vận tải Trường Sa 02 và Trường Sa 21 hú còi bắt đầu hành trình chở hàng hóa, quà Tết đến thăm, chúc Tết cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ trên biển, đảo và thềm lục địa phía Nam của Tổ quốc.