Myanmar: Liên minh Huynh đệ khiến một lữ đoàn quân đội chính phủ buông súng

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)-Tình hình Myanmar trở nên phức tạp khi gần đây khi lực lượng quân đội chính phủ bị các lực lượng nổi dậy khuất phục.
Nhóm dân quân thân chính quyền quân sự Myanmar đầu hàng quân nổi dậy ở bang Shan. Ảnh: Irrawaddy

Nhóm dân quân thân chính quyền quân sự Myanmar đầu hàng quân nổi dậy ở bang Shan. Ảnh: Irrawaddy

Ngày 3/11, Hãng tin Reuters dẫn lời quan chức Thái Lan cho biết nước này đang cố gắng giải cứu 162 công dân, trong bối cảnh xung đột giữa quân đội Myanmar và các tay súng gần biên giới với Trung Quốc leo thang.

Khoảng một tuần qua, quân đội Myanmar đã giao tranh với 3 nhóm dân tộc thiểu số có vũ trang tại bang Shan, khu vực giáp biên giới Myanmar và Trung Quốc.

Cuộc giao tranh này diễn ra ác liệt khi "Liên minh 3 anh em" ( hay còn gọi Liên minh Huynh đệ) gồm Đội quân dân tộc Arakan (AA), Đội quân Liên minh dân chủ quốc gia Myanmar (MNDAA), và Quân đội giải phóng dân tộc Ta'ang (TNLA) thông báo đã chiếm giữ một số đồn quân sự và những con đường huyết mạch nối Myanmar với Trung Quốc hôm 27/10.

Hôm 1/11, phát ngôn viên nhóm nổi dậy Quân đội Liên minh Dân chủ Quốc gia Myanmar (MNDAA) cho biết Lữ đoàn bộ binh 143 của quân đội Myanmar đã đầu hàng Liên minh Huynh đệ, lực lượng tập hợp các nhóm nổi dậy đang hoạt động ở miền bắc Myanmar.

Đây được coi là đợt tấn công lớn nhất của các nhóm nổi dậy chống lại chính quyền quân sự Myanmar kể từ sau cuộc đảo chính năm 2021.

Chính quyền quân đội Myanmar cho biết đã mất kiểm soát ở một số thị trấn gần biên giới nêu trên, bao gồm Chinshwehaw, nơi giáp với tỉnh Vân Nam của Trung Quốc. Hình ảnh của AFP cho thấy có tên lửa phóng ra từ một căn cứ quân sự của Myanmar thuộc vùng Lashio, phía bắc bang Shan.

Theo Liên Hiệp Quốc ngày 2/11, hơn 23.000 người đã mất nhà cửa vì cuộc giao tranh này. Báo chí Myanmar nói hàng ngàn người đã tháo chạy sang Trung Quốc.

Có thể bạn quan tâm

Cận kề ngày Kiev sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ, Anh và Pháp để tấn công Nga và phản ứng của các nước

Cận kề ngày Kiev sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ, Anh và Pháp để tấn công Nga và phản ứng của các nước

(GLO)- Sau khi tổng thống Biden quyết định cho Kiev sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ để tấn công vào lãnh thổ Nga, Anh và Pháp cũng liền có động thái tương tự. Một số nguồn tin dự đoán vài ngày tới có thể Ukraine sẽ tiến hành những đợt tấn công đầu tiên vào đối phương với tên lửa có tầm bắn tới 306 km.

Đức xuống nước thừa nhận sai lầm, Tổng thống Trump nói Nga và Ukraine phải dừng lại

Đức xuống nước thừa nhận sai lầm, Tổng thống Trump nói Nga và Ukraine phải dừng lại

(GLO)- Hãng tin Reuters ngày 15/11 đưa tin Thủ tướng Đức Scholz trong cuộc phỏng vấn với báo Sueddeutsche Zeitung, thừa nhận Đức phải thay đổi mức chi tiêu để ứng phó với "tình trạng khẩn cấp về tài chính" do xung đột ở Ukraine gây ra, sau khi phe đối lập trung hữu đề cập chính sách "phanh nợ".