Xe vận chuyển mía phải có logo do HTX và nhà máy cấp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ông Nguyễn Hoàng Phước-Phó Giám đốc Nhà máy Đường An Khê-cho biết: Vụ ép 2019-2020, Nhà máy sẽ triển khai xe vận chuyển mía nguyên liệu về đơn vị thông qua các hợp tác xã (HTX) làm dịch vụ vận chuyển trên địa bàn 4 huyện, thị xã phía Đông tỉnh Gia Lai. 
Vụ ép mía 2019-2020 Nhà máy Đường An Khê triển khai xe vận chuyển mía về nhà máy thông qua các hợp tác xã. Ảnh: Ngọc Minh
Vụ ép mía 2019-2020 Nhà máy Đường An Khê triển khai xe vận chuyển mía về nhà máy thông qua các hợp tác xã. Ảnh: Ngọc Minh
Theo đó, các HTX gồm: HTX Nông nghiệp Tú An 1 (thị xã An Khê), HTX Nông-Lâm nghiệp và Vận tải xã Yang Nam (huyện Kông Chro), HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Hà Tam (huyện Đak Pơ), HTX Dịch vụ nông nghiệp và Xây dựng Lơ Ku, HTX liên kết Kông Pla-Đak Hlơ (huyện Kbang) chịu trách nhiệm vận chuyển toàn bộ lượng mía hiện có tại vùng nguyên liệu mía của 4 huyện, thị xã phía Đông tỉnh nhập cho Nhà máy Đường An Khê theo kế hoạch. Nhà máy sẽ không mua mía đối với các trường hợp xe vận chuyển mía không phải của các  HTX  nêu trên. Xe vận chuyển mía về Nhà máy phải có logo HTX dịch vụ vận chuyển và Nhà máy cấp.
Ngọc Minh

Có thể bạn quan tâm

Tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk

Tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk

(GLO)- Ngày 27-6, Chi cục Lâm nghiệp- Kiểm lâm (Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Gia Lai) tổ chức tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk sau sáp nhập tỉnh. Tham dự có lãnh đạo Chi cục cùng lãnh đạo các phòng chuyên môn, Hạt Kiểm lâm và 3 Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy chữa cháy rừng.

Đòn bẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Đòn bẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Sau hơn 4 năm triển khai (2021-2025), Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi đã góp phần giảm nghèo bền vững và tạo động lực để các địa phương phát triển. Chương trình là đòn bẩy cho sự phát triển vùng đồng bào DTTS.

Giấc mơ của những người tha hương

Giấc mơ của những người tha hương

(GLO)- Khu vực gần Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh (thuộc làng Bi, xã Ia Dom, huyện Đức Cơ) từng được ví như vùng đất “chó ăn đá, gà ăn sỏi” bởi sự hoang vắng và cằn cỗi. Ấy thế mà với những người dân miền Tây Nam Bộ tha hương, nơi đây trở thành miền đất hứa và cùng xây dựng quê hương thứ hai.

Cộng đồng chung tay bảo vệ rừng ở Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh

Cộng đồng chung tay bảo vệ rừng ở Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh

(GLO)- Từ nguồn kinh phí chi trả dịch vụ môi trường rừng, những năm gần đây, Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh đã triển khai giao khoán quản lý, bảo vệ rừng (QLBVR) cho cộng đồng dân cư sinh sống ở vùng đệm; qua đó, tạo sinh kế, giúp người dân cải thiện thu nhập và bảo vệ tài nguyên rừng tốt hơn.

null