Xã Gào đẩy mạnh truyền thông giảm nghèo

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Bên cạnh phát huy hiệu quả các nguồn lực của Nhà nước, thời gian qua, xã Gào (TP. Pleiku) đã đẩy mạnh công tác truyền thông giảm nghèo bằng nhiều hình thức. Qua đó, góp phần thay đổi nếp nghĩ, cách làm, nâng cao thu nhập của người dân và giảm nghèo bền vững.

Xã Gào nằm ở phía Tây Nam TP. Pleiku, có diện tích tự nhiên 5.796,6 ha. Xã có 7 thôn, làng với 1.207 hộ dân. Trong đó, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 53% dân số toàn xã. Đời sống người dân chủ yếu phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp, với các cây trồng chủ lực như cà phê, hồ tiêu cùng với một số hoạt động buôn bán nhỏ lẻ.

Theo ông Lê Đông Dương-Chủ tịch UBND xã Gào, địa phương xác định truyền thông là công cụ quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của người dân về giảm nghèo bền vững. Do đó, thời gian qua, UBND xã đã chỉ đạo các ban ngành, thôn, làng đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến các chính sách hỗ trợ giảm nghèo đến người dân thông qua các buổi họp dân, các phương tiện thông tin đại chúng, loa truyền thanh…

Đồng thời, động viên, khuyến khích và hướng dẫn người nghèo về kiến thức, kinh nghiệm, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi, phát huy tính chủ động, nỗ lực vươn lên thoát nghèo, không trông chờ vào sự giúp đỡ của Nhà nước và xã hội.

Trao đổi với P.V, ông Lê Trung Thành-Công chức Văn hoá-Xã hội xã Gào-cho biết: “Những năm qua, xã đã bố trí 7 cụm loa phát thanh tại các thôn, làng. Thời gian tới, xã sẽ triển khai hoạt động truyền thanh thông minh để tuyên truyền thông tin chính xác, nhanh chóng đến người dân”.

Cũng trong năm qua, Mặt trận đã chủ trì, phối hợp với các đoàn thể, cấp ủy, chính quyền xã thực hiện có hiệu quả cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững”, xây dựng Quỹ “Vì phụ nữ nghèo”, Quỹ “Nghĩa tình đồng đội”…

Ban Vận động “Ngày vì người nghèo” xã đã hỗ trợ vốn sản xuất cho 3 hộ thoát nghèo với tổng số tiền 9 triệu đồng. Đồng thời, xã hỗ trợ mua phân bón hỗ trợ cho các hộ hộ nghèo, hộ cận nghèo với số tiền hơn 22 triệu đồng.

Tính đến thời điểm hiện tại, toàn xã có 40 chị tham gia vào mô hình tiết kiệm này. Với số tiền tiết kiệm được, các chị đã dùng để mua máy móc, phương tiện phục vụ cho sản xuất và mua dụng cụ học tập cho con em mình.

Trong hai năm qua, từ các nguồn vốn hỗ trợ, UBND xã Gào đã phân bổ và hỗ trợ xây mới nhà cho nhiều hộ nghèo, cận nghèo giúp người dân ổn định chỗ ở, tập trung làm ăn. Cụ thể, năm 2023, xã hỗ trợ xây mới nhà ở cho các hộ: Nguyễn Thị Dịu (thôn 6), Phan Đức Phú (thôn 5), Rlan Bêng (làng A), Trần Văn Hồ Anh (thôn 4), Rlan Ning (làng C) với số tiền 50 triệu đồng/hộ.

Riêng năm 2024, xã hỗ trợ xây mới nhà ở cho hộ Nguyễn Thị Bông (thôn 4) với số tiền 70 triệu đồng. Xây nhà mới cho các hộ Hoàng Hoa Nam (thôn 4) và Siu Têng (làng B) với số tiền 60 triệu đồng/hộ. Nhờ đó, đến nay hầu hết hộ nghèo trên địa bàn xã đều có nhà ở kiến cố, bà con yên tâm lao động sản xuất để vươn lên thoát nghèo.

Nhờ nỗ lực truyền thông, xã Gào đã đạt được những kết quả khả quan trong công tác giảm nghèo. Trong đó, thành công nổi bật chính là việc xây dựng làng C đạt chuẩn nông thôn mới trong vùng dân tộc thiểu số vào năm 2023.

Làng C có 121 hộ dân, phần lớn là người dân tộc Jrai, trình độ dân trí chưa đồng đều và đời sống còn khó khăn. Song, nhờ vào sự lãnh đạo quyết liệt của Đảng ủy xã cùng sự tham gia tích cực của các tổ chức đoàn thể và toàn thể người dân, làng C đã hoàn thành 19/19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Nhờ đó, bộ mặt nông thôn khởi sắc, cuộc sống người dân trong làng được cải thiện đáng kể.

Điển hình như hộ bà Rmah Blơh thuộc diện nghèo của xã. Năm 2023, chồng mất, 6 người con lập gia đình ở xa và đều khó khăn về kinh tế nên bà phải sống một mình. Đất ruộng chưa tới 2 sào, hàng ngày bà phải đi làm thuê để kiếm thêm tiền trang trải cuộc sống. Thấu hiểu hoàn cảnh của bà, đầu năm 2024, UBND xã đã nhanh chóng hỗ trợ bà 3 con heo nái để làm sinh kế.

“Khi được xã hỗ trợ 3 con heo, tôi mừng lắm. Từ ngày nhận heo về, tôi cố gắng chăm bẵm. Đến nay, tôi đã bán heo 8 triệu đồng. Vốn thích chăn nuôi nên tôi đã dùng số tiền này mua 2 con heo giống để duy trì việc chăn nuôi, kiếm kế sinh nhai”-bà Blơh bộc bạch.

Cũng trong đầu năm 2024, xã Gào đã hỗ trợ xây nhà mới cho hộ ông Siu Têng (làng B) với số tiền 60 triệu đồng. Trước đây, gia đình ông Têng sống trong căn nhà sàn xập xệ. Dù cố gắng bươn chải với nghề nông nhưng cuộc sống gia đình ông luôn gặp khó khăn, không có tích lũy để tự sửa chữa nhà ở.

Ngồi trong căn nhà đang dần hoàn thiện, ông Têng không giấu được sự xúc động. “Tôi cảm ơn sự quan tâm của lãnh đạo xã đã giúp gia đình tôi có nhà mới. Tôi hứa sẽ chăm chỉ làm lụng, tiết kiệm để vươn lên trong cuộc sống, không phụ sự giúp đỡ quý báu này”-ông Têng rưng rưng nói.

Nếu như năm 2021, toàn xã Gào có 25 hộ nghèo (17 hộ DTTS, chiếm 2,95%) và 65 hộ cận nghèo (17 hộ DTTS, chiếm 2,95%) thì đến năm 2024, xã chỉ còn 20 hộ nghèo (13 hộ DTTS, chiếm 2,39%) và 58 hộ cận nghèo (38 hộ DTTS, chiếm 6,97%), giảm 26 hộ nghèo và 65 hộ cận nghèo.

“Các hộ nghèo, cận nghèo mới tăng hàng năm hầu hết rơi vào các trường hợp gia đình có người ốm đau, bệnh hiểm nghèo dẫn đến thiếu hụt về kinh tế. Một số hộ do thiếu kỹ năng làm ăn dẫn đến cuộc sống gặp nhiều khó khăn và thu nhập thấp”-Công chức phụ trách Văn hoá-Xã hội xã chia sẻ thêm.

Năm 2025, xã phấn đấu thoát nghèo được 8 hộ nghèo và 18 hộ cận nghèo; qua đó, giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 1% theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021-2025.

Để đạt được mục tiêu trên, thời gian tới, xã tập trung thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách hỗ trợ giảm nghèo theo quy định như hỗ trợ mua thẻ bảo hiểm y tế cho 100% người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo; đảm bảo cho vay đối với 100% hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ thoát nghèo có đủ điều kiện, có nhu cầu vay vốn phát triển sản xuất, kinh doanh.

fullsizerender-5.jpg
Xã Gào thường xuyên tổ chức tư vấn, hướng nghiệp và hỗ trợ người nghèo tìm việc làm để ổn định cuộc sống. Ảnh: Lạc Hà

Đồng thời, tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác truyền thông, thông tin về giảm nghèo, đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, người nghèo trên địa bàn xã về công tác giảm nghèo; thông tin kịp thời, đầy đủ các chủ trương, chính sách của Trung ương, các cơ chế, chính sách của tỉnh, nhằm tạo chuyển biến mạnh mẽ trong cấp ủy, chính quyền, đoàn thể, cán bộ, đảng viên và người dân về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.

“Cùng với đó, xã phối hợp các trường học thực hiện miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập cho học sinh thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo theo quy định. Đặc biệt, xã sẽ phối hợp Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh và Trường Cao đẳng Gia Lai tổ chức tư vấn, hướng nghiệp và hỗ trợ người nghèo trong độ tuổi lao động có nhu cầu học nghề được đào tạo nghề, tập huấn và định hướng nghề nghiệp; được ưu tiên giới thiệu việc làm để có việc làm và thu nhập ổn định”-Chủ tịch UBND xã Gào thông tin thêm.

Có thể bạn quan tâm

Bình dị ngày Tết ở làng

Bình dị ngày Tết ở làng

(GLO)- Không rộn ràng, tấp nập, mùng 3 Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 ở các làng đồng bào dân tộc thiểu số thuộc xã Ia Băng (huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) nhẹ nhàng, bình dị song vẫn đong đầy yêu thương.

Năm mới nghe lính nhà giàn DK1 kể chuyện đón Tết

Năm mới nghe lính nhà giàn DK1 kể chuyện đón Tết

(GLO)- Trên “pháo đài thép” giữa trùng khơi, những người lính Nhà giàn DK1 đang ngày đêm giữ sự bình yên biển, đảo quê hương. Đêm Giao thừa dù không có màn bắn pháo hoa như ở đất liền nhưng tất cả anh em trên nhà giàn cùng nắm tay nhau ca hát, trao lời chúc Tết và phong bao lì xì đầu năm mới...

TP Pleiku: Quán ăn bán xuyên Tết, đón lộc buôn bán may mắn đầu năm

TP Pleiku: Quán ăn bán xuyên Tết, đón lộc buôn bán may mắn đầu năm

(GLO)- Thay vì chọn nghỉ ngơi dịp Tết, nhiều quán ăn tại TP Pleiku đã mở cửa phục vụ xuyên Tết vừa để đáp ứng nhu cầu ăn ngon ngày Tết kết hợp trải nghiệm ẩm thực đa dạng vùng miền của khách hàng, vừa tranh thủ đón lộc buôn bán may mắn ngay từ ngày đầu, tháng đầu năm mới Ất Tỵ 2025.

Buôn làng “thay da đổi thịt”

Buôn làng “thay da đổi thịt”

(GLO)- Thực hiện Chỉ thị số 13 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, UBND tỉnh Gia Lai đã phân công 20 sở, ban, ngành tiến hành kết nghĩa với 17 thôn, làng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh. Sự gắn kết, hỗ trợ chí nghĩa, chí tình của các đơn vị đã giúp buôn làng "thay da đổi thịt" từng ngày.

Mưu sinh ngày cuối năm

Mưu sinh ngày cuối năm

(GLO)- Chiều cuối năm, khi hầu hết mọi người quây quần bên gia đình chuẩn bị đón thời khắc Giao thừa thì vẫn còn nhiều người đang miệt mài mưu sinh để nhặt nhạnh thêm thu nhập lo Tết cho gia đình.

Sẻ chia với bệnh nhân nghèo dịp Tết

Sẻ chia với bệnh nhân nghèo dịp Tết

(GLO)- Vì bệnh tật nên nhiều người phải nằm điều trị tại các bệnh viện ở tỉnh Gia Lai trong dịp Tết. Thấu hiểu và sẻ chia với bệnh nhân, nhiều nhà hảo tâm, Mạnh Thường Quân đã đến thăm hỏi, động viên, tặng quà đã làm ấm lòng bệnh nhân những ngày Tết đến, Xuân về.

Ngôi nhà chung của những người đam mê bonsai

Ngôi nhà chung của những người đam mê bonsai

(GLO)- Vừa qua, Câu lạc bộ (CLB) Bonsai cây cảnh nghệ thuật Gia Lai được thành lập theo Quyết định số 681/QĐ-UBND ngày 7-11-2024 của UBND tỉnh. Đây được xem là “ngôi nhà chung” của những người đam mê loại hình nghệ thuật bonsai.

Công an xã Ia Piar (huyện Phú Thiện) ra quân trấn áp tội phạm dịp Tết Ất Tỵ 2025. Ảnh: T.D

Đảm bảo an ninh trật tự từ cơ sở

(GLO)- Với phương châm đảm bảo an ninh trật tự từ cơ sở, các cấp chính quyền, đoàn thể cơ sở tại Gia Lai đã cùng lực lượng Công an triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm giữ vững an ninh chính trị, trật tự xã hội tại địa phương.

Gia Lai tặng 39.161 suất quà Tết trị giá 15,3 tỷ đồng cho người nghèo

Gia Lai tặng 39.161 suất quà Tết trị giá 15,3 tỷ đồng cho người nghèo

(GLO)- Nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp tỉnh Gia Lai đã phối hợp với các đơn vị liên quan huy động, tiếp nhận, phân bổ và trao tặng 39.161 suất quà Tết với tổng trị giá trên 15,3 tỷ đồng cho người nghèo, công nhân lao động, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.