Hiệu quả truyền thông giảm nghèo ở phường Thống Nhất

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Phường Thống Nhất có diện tích tự nhiên là 603,06 ha với 3.289 hộ dân, trong đó có 55 hộ đồng bào dân tộc thiểu số. Nền kinh tế của phường chủ yếu dựa vào thương mại dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp và nông nghiệp.

Theo bà Lê Thị Ánh Tuyết-Phó Chủ tịch UBND phường Thống Nhất, xác định rõ các chính sách xã hội chăm lo cho người dân là nhiệm vụ, trách nhiệm thường xuyên của các cấp, các ngành, tổ chức, cá nhân và toàn xã hội. Do đó, thời gian qua, UBND phường đã chú trọng tuyên truyền mục đích, ý nghĩa của công tác giảm nghèo bền vững thông qua nhiều hình thức như họp dân, họp chi bộ, thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng, loa truyền thanh…

Ngoài ra, UBND phường đã chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể và các tổ dân phố tích cực tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước về giảm nghèo. Đồng thời vận động Nhân dân chung tay tham gia thực hiện chương trình mục tiêu giảm nghèo bền vững.

Bà Lê Thị Ánh Tuyết-Phó Chủ tịch UBND phường Thống Nhất-cho biết: “Từ đầu năm đến nay, UBND phường đã chỉ đạo rà soát hộ nghèo, cận nghèo, phân tích nguyên nhân nghèo và tham mưu, đề xuất các biện pháp hỗ trợ phù hợp.

Các thành viên Ban Chỉ đạo giảm nghèo của phường và công chức Văn hóa-Xã hội thường xuyên theo dõi, đôn đốc và hướng dẫn việc triển khai ở các tổ dân phố, nhằm kịp thời tháo gỡ khó khăn phát sinh, đảm bảo tiến độ thực hiện”.

Phường cũng đã lồng ghép việc thực hiện chương trình giảm nghèo với các chương trình mục tiêu quốc gia và kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của phường. Từ đó, góp phần nâng cao đời sống của người dân, tạo điều kiện cho người nghèo tiếp cận, thụ hưởng các chính sách xã hội, dịch vụ y tế, giáo dục-đào tạo…

Công tác này còn nhận được sự đồng thuận và tham gia tích cực của Mặt trận cùng các đoàn thể của phường, người dân, doanh nghiệp, các nhà hảo tâm giúp quỹ “Vì người nghèo” phường nhận được sự hỗ trợ mạnh mẽ, công tác giảm nghèo đạt được nhiều kết quả tích cực.

Trong năm 2024, từ nguồn Quỹ “Vì người nghèo” của thành phố, phường đã phân bổ hỗ trợ các hộ bà Nguyễn Thị Hồng (tổ dân phố 1) và hộ Nguyễn Thị Thiện Phước (tổ dân phố 2) với số tiền 10 triệu đồng/hộ. Nhờ số tiền này, các hộ đã đầu tư phát triển sản xuất-kinh doanh, giúp ổn định cuộc sống và từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững.

Hội Cựu chiến binh phường vận động hỗ trợ bảo hiểm y tế cho hộ nghèo Nguyễn Văn Hùng (tổ dân phố 7), Hội Phụ nữ phường cũng vận động mua bảo hiểm y tế cho hộ cận nghèo Phan Thị Mỹ Dung (tổ dân phố 7) trong 5 năm liên tục (2025-2029), với kinh phí dự kiến trên 17 triệu đồng. Còn Quỹ “Vì người nghèo” phường hỗ trợ mua bảo hiểm y tế cho hộ cận nghèo Rcom H’Deh (tổ dân phố 7).

Bên cạnh đó, thời gian qua, phường Thống Nhất cũng đặc biệt quan tâm xóa nhà dột nát trên địa bàn nhằm giúp người dân có điều kiện an cư, lập nghiệp. Điển hình như hộ bà Nguyễn Thị Ý Nguyệt (tổ dân phố 1) nhận được 60 triệu đồng từ nguồn hỗ trợ của Hội Chữ thập đỏ TP. Pleiku, kết hợp với sự hỗ trợ từ bà Nguyễn Thị Như Hoa để xây nhà mới. Gia đình ông Mai Văn Thơm (tổ dân phố 7) cũng được Hội Chữ thập đỏ thành phố và Công ty cổ phần Thăng Long Gia Lai với kinh phí hỗ trợ là 60 triệu đồng để sửa chữa nhà ở.

Ngoài ra, phường phối hợp với đơn vị Quân đội đóng chân tại địa phương vận động hỗ trợ xây căn nhà mới cho hộ ông Nguyễn Trường (tổ dân phố 3) với số tiền 50 triệu đồng.

Nhờ các hình thức truyền thông hiệu quả và sự chung tay của cộng đồng, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo tại phường Thống Nhất giảm qua các năm. Đến nay, phường chỉ còn 2 hộ nghèo (chiếm tỷ lệ 0,06%) và 4 hộ cận nghèo (chiếm tỷ lệ 0,12%). Trên địa bàn phường Thống Nhất không có hộ nghèo là dân tộc thiểu số và hộ nghèo là người có công.

Năm 2019, chồng bà Nguyễn Thị Hồng (tổ dân phố 1) đột ngột qua đời vì bạo bệnh, bỏ lại vợ và 2 người con trong căn phòng trọ xập xệ. Để có tiền lo cho các con ăn học, bà Hồng mở một sạp nước mía nhỏ trên đường Phạm Văn Đồng (TP. Pleiku).

Khi biết được hoàn cảnh khó khăn của bà, phường đã trích từ Quỹ “Vì người nghèo” thành phố số tiền 10 triệu đồng để hỗ trợ gia đình mở rộng kinh doanh.

“Chồng mất sớm nên cuộc sống của 3 mẹ con chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn, thu nhập chủ yếu dựa vào quầy bán nước mía nhỏ này. Được hỗ trợ 10 triệu đồng để làm ăn kiếm kế sinh nhai, tôi mừng lắm. Đây sẽ là động lực để tôi phấn đấu, kiếm thêm thu nhập lo cho các con ăn học”-bà Hồng xúc động nói.

Tương tự, vợ chồng ông Nguyễn Duy Hoàng (tổ dân phố 6) làm nghề thợ hồ, quanh năm đi làm công trình trong tỉnh để kiếm sống. Cuộc sống tưởng chừng sẽ mãi hạnh phúc, ấm no cho đến khi ông Hoàng đột ngột bị tai biến và nằm liệt giường vào cuối năm 2022. Trong khoảng thời gian chồng đau ốm, vợ ông Hoàng một mình đi làm thuê để nuôi 3 con nhỏ và chăm sóc chồng.

Dù là thợ hồ song vì cuộc sống thiếu trước hụt sau nên căn nhà của vợ chồng ông xập xệ, tạm bợ. Từ nguồn hỗ trợ của Giải Quần vợt thiện nguyện cúp Mỏ đá làng Bi thành phố Pleiku năm 2024, UBND phường Thống Nhất đã hỗ trợ, bàn giao số tiền 80 triệu đồng để vợ chồng ông xây sửa lại căn nhà hiện tại.

“Hai vợ chồng mình cảm ơn sự quan tâm của các cấp, nhà hảo tâm và hứa sẽ nỗ lực làm ăn, lo cho con cái ăn học cũng như phấn đấu thoát nghèo trong thời gian tới”-ông Hoàng bộc bạch.

Với những kết quả đạt được, phường Thống Nhất phấn đấu sẽ giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 0,04% trong năm 2025 theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021-2025.

Để đạt được mục tiêu đã đề ra, UBND phường quyết tâm thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách hỗ trợ giảm nghèo theo quy định như hỗ trợ mua thẻ bảo hiểm y tế cho 100% người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo. Đồng thời, phường đảm bảo cho vay đối với 100% hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ thoát nghèo có đủ điều kiện và nhu cầu vay vốn để phát triển sản xuất, kinh doanh.

“Bên cạnh đó, phường phối hợp các trường học thực hiện miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập cho học sinh thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo theo quy định. Đối với hộ khó khăn về nhà ở, phường sẽ hỗ trợ để người dân có chi phí sửa chữa nhà cửa, ổn định cuộc sống vươn lên thoát nghèo bền vững”-Phó Chủ tịch UBND phường Thống Nhất Lê Thị Ánh Tuyết thông tin.

Phường Thống Nhất đẩy mạnh truyền thông giảm nghèo. Clip: Hoàng Hoài

Có thể bạn quan tâm

Minh họa: ĐẶNG HỒNG QUÂN

Tuổi già

(GLO)- Gần đây, tôi ít về quê. Nhiều khi người thân ở quê có việc hoặc muốn biết về tình hình phát triển của quê hương, chỉ cần bỏ ra mươi phút lướt mạng là có đầy đủ thông tin.

Dự án “Giếng sạch trao buôn”: Thiết thực, ý nghĩa

Dự án “Giếng sạch trao buôn”: Thiết thực, ý nghĩa

(GLO)- Từ năm 2022 đến nay, Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Tổ chức ASIF tại Việt Nam và các đơn vị tài trợ đã triển khai có hiệu quả Dự án “Giếng sạch trao buôn” giúp bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số có nước sạch để sử dụng.

Gia Lai: Giao mục tiêu, nhiệm vụ thực hiện chương trình MTQG cho 2 huyện Krông Pa và Chư Pưh

Gia Lai: Giao mục tiêu, nhiệm vụ thực hiện chương trình MTQG cho 2 huyện Krông Pa và Chư Pưh

(GLO)- Ngày 12-11, UBND tỉnh Gia Lai có quyết định về việc giao mục tiêu, nhiệm vụ, yêu cầu cụ thể đối với từng chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) cho huyện Krông Pa và huyện Chư Pưh thực hiện thí điểm cơ chế phân cấp cho cấp huyện trong quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình MTQG.

Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Phạm Minh Trung khẳng định việc giao quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai sẽ tạo thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý (ảnh nguồn internet).

Phân cấp thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý

(GLO)- Theo phân cấp, từ ngày 1-11-2024, chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai các huyện, thị xã, thành phố được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, xác nhận thay đổi đối với trường hợp đăng ký biến động... tạo thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý.

Ông Ksor Nai (thứ 2 từ phải sang) cùng người dân xã Chư Mố trao đổi về công tác hòa giải ở địa phương. Ảnh: H.M

Ksor Nai nhiệt tình với công tác hòa giải

(GLO)- Ngoài đảm nhận vai trò hòa giải viên tại Tòa án nhân dân (TAND) huyện Ia Pa, từ năm 1978 đến nay, ông Ksor Nai (SN 1956, thôn Plơi Apa Ama H’lắk, xã Chư Mố, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) còn tích cực tham gia công tác hòa giải ở địa phương.

Người dân làng Kmông phấn khởi khi công trình nước sạch được đưa vào sử dụng. Ảnh: N.H

Nước sạch về làng

(GLO)- Hàng trăm hộ dân ở làng Kmông và De Lung 1 (xã Ia Tô, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) vô cùng phấn khởi khi công trình nước sạch do Hội Liên hiệp phụ nữ xã kêu gọi doanh nghiệp hỗ trợ xây dựng đã hoàn thành đưa vào sử dụng.