Việt Nam tăng 11 bậc về bình đẳng giới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- TTO cho biết, theo thông tin từ Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, đội ngũ nữ lãnh đạo, quản lý ngày càng phát triển về số lượng và chất lượng.

Tỷ lệ nữ cấp ủy 3 cấp của toàn quốc nhiệm kỳ 2020-2025 đều tăng so với nhiệm kỳ trước, đạt và vượt chỉ tiêu 15%. Tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội khóa XV đạt 30,26%, cao nhất kể từ Quốc hội khóa VI trở lại đây, trình độ chuyên môn và lý luận chính trị cao hơn so với nhiệm kỳ trước.

Đội ngũ nữ lãnh đạo, quản lý ngày càng phát triển về số lượng và chất lượng. Ảnh tư liệu: TTXVN

Đội ngũ nữ lãnh đạo, quản lý ngày càng phát triển về số lượng và chất lượng. Ảnh tư liệu: TTXVN

Với nhiều nỗ lực của cả hệ thống chính trị, vai trò của phụ nữ trong xã hội được nâng cao, nhiều chị em giữ những chức vụ quan trọng, là quản lý cấp cao trong các cơ quan của Đảng, Nhà nước. Phụ nữ Việt Nam ngày càng khẳng định vai trò là lực lượng nòng cốt sáng tạo, tiên phong và truyền bá tri thức; trong đó, đội ngũ nữ trí thức chiếm một phần không nhỏ, đóng góp đáng kể cho sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.

Theo Báo cáo khoảng cách giới toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế Thế giới năm 2023, Việt Nam tăng 11 bậc về bình đẳng giới so với năm 2022, từ thứ hạng 83 lên 72 trong số 146 nước tham gia xếp hạng. Tiến độ bình đẳng giới đạt 71,1%.

Trong lĩnh vực chính trị, Việt Nam tăng 27 bậc, từ thứ hạng 106 (năm 2022) lên 89 (năm 2023), trong đó tỷ lệ nữ trong nghị viện xếp hạng 53. Việt Nam được ghi nhận là bình đẳng hoàn toàn về tỷ lệ nữ làm công nhân kỹ thuật và ước tính, thu nhập bình quân của nữ giới bằng 81,4% thu nhập bình quân của nam giới, theo phunuvietnam.vn.

Có thể bạn quan tâm

Đăk Djrăng: Điểm sáng trong công tác Hội và phong trào nông dân

Điểm sáng trong công tác Hội và phong trào nông dân

(GLO)- Góp phần thực hiện các chủ trương, nghị quyết của Đảng về nông nghiệp, nông thôn và nông dân, Hội Nông dân xã Đăk Djrăng (huyện Mang Yang) đã không ngừng đổi mới nội dung và phương thức để nâng cao hiệu quả hoạt động, góp phần xây dựng địa phương phát triển.

Chương trình phát triển kinh tế-xã hội vùng dân tộc thiểu số: Ưu tiên những vấn đề cấp thiết

Chương trình phát triển kinh tế-xã hội vùng dân tộc thiểu số: Ưu tiên những vấn đề cấp thiết

(GLO)- Qua thực tế triển khai trên địa bàn tỉnh Gia Lai, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi đã đạt nhiều kết quả bước đầu, đời sống vật chất lẫn tinh thần của người dân được cải thiện.

Chư Prông chuyển biến tích cực trong quản lý, bảo vệ rừng

Chư Prông chuyển biến tích cực trong quản lý, bảo vệ rừng

(GLO)- Với sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền địa phương cùng các cơ quan chức năng, từ đầu năm đến nay, tình hình vi phạm Luật Lâm nghiệp trên địa bàn huyện Chư Prông được ngăn chặn có hiệu quả. Số vụ vi phạm và diện tích rừng bị thiệt hại được kéo giảm so với cùng kỳ năm trước.

Trào lưu nghe nhạc bằng băng cassette quay trở lại

Trào lưu nghe nhạc bằng băng cassette quay trở lại

(GLO)- Sau một thời gian gần như bị lãng quên, nhiều người có xu hướng quay trở lại nghe nhạc bằng băng cassette. Với họ, đây không chỉ là phương tiện để nghe nhạc, mà còn là nơi để tìm lại ký ức của một thời đã qua. 

Đón con cổng trường

Đón con cổng trường

(GLO)- Đi ngang qua cổng một trường tiểu học trong thành phố, tôi thấy những chiếc xe máy của phụ huynh được dựng ngay ngắn, đầu xe hướng xuống đường, tuần tự xe trước xe sau. Hình ảnh ấy đã gợi cho tôi nhiều suy nghĩ.

Ia Grai: Tặng bò giống cho phụ nữ khó khăn

Ia Grai: Tặng bò giống cho phụ nữ khó khăn

(GLO)- Sáng 15-4, Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện tổ chức trao tặng bò giống sinh sản cho 3 gia đình hội viên phụ nữ là hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn xã Ia Hrung.