Việt Nam nộp Đệ trình Ranh giới thềm lục địa mở rộng ở Khu vực Giữa Biển Đông

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Việc nộp Đệ trình Ranh giới thềm lục địa mở rộng ở Khu vực Giữa Biển Đông sẽ không ảnh hưởng tới công tác phân định biển giữa Việt Nam và các nước ven biển liên quan trên cơ sở UNCLOS.
Đoàn công tác của Bộ Ngoại giao tại buổi Đệ trình Ranh giới thềm lục địa mở rộng ngoài 200 hải lý ở Khu vực Giữa Biển Đông lên Ủy ban Ranh giới Thềm lục địa Liên hợp quốc. (Nguồn: Bộ Ngoại giao)

Đoàn công tác của Bộ Ngoại giao tại buổi Đệ trình Ranh giới thềm lục địa mở rộng ngoài 200 hải lý ở Khu vực Giữa Biển Đông lên Ủy ban Ranh giới Thềm lục địa Liên hợp quốc. (Nguồn: Bộ Ngoại giao)

Ngày 17/7 (theo giờ Bờ Đông của Mỹ), tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York, Đại sứ Đặng Hoàng Giang - Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc - cùng Đoàn công tác của Bộ Ngoại giao do Đại sứ Trịnh Đức Hải, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới Quốc gia làm Trưởng đoàn, đã chính thức nộp Hồ sơ đệ trình Ranh giới thềm lục địa mở rộng ngoài 200 hải lý của Việt Nam ở Khu vực Giữa Biển Đông lên Ủy ban Ranh giới Thềm lục địa Liên hợp quốc (CLCS).

Cùng ngày, Bộ Ngoại giao đã ra Tuyên bố về việc Việt Nam nộp Đệ trình nêu trên.

Việc nộp Đệ trình Ranh giới thềm lục địa mở rộng ngoài 200 hải lý là để thực hiện quyền và nghĩa vụ của quốc gia thành viên Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS), được quy định tại Điều 76 của UNCLOS.

Khi quốc gia ven biển có thềm lục địa mở rộng ngoài 200 hải lý tính từ đường cơ sở để tính chiều rộng lãnh hải, quốc gia ven biển cần phải nộp Đệ trình về các thông tin và dữ liệu liên quan để Ủy ban Ranh giới Thềm lục địa Liên hợp quốc xem xét và ra khuyến nghị về ranh giới của thềm lục địa mở rộng.

Đệ trình Ranh giới thềm lục địa mở rộng ngoài 200 hải lý ở Khu vực Giữa Biển Đông là đệ trình thứ ba của Việt Nam. Tháng 5/2009, Việt Nam đã nộp Đệ trình riêng về Ranh giới thềm lục địa mở rộng ngoài 200 hải lý ở Khu vực Bắc Biển Đông và Đệ trình chung với Malaysia về Ranh giới thềm lục địa mở rộng ngoài 200 hải lý đối với Khu vực Nam Biển Đông.

Trong Công hàm gửi Tổng Thư ký Liên hợp quốc về Đệ trình Ranh giới thềm lục địa mở rộng ngoài 200 hải lý ở Khu vực Giữa Biển Đông, Việt Nam một lần nữa khẳng định việc nộp Đệ trình này sẽ không ảnh hưởng tới công tác phân định biển giữa Việt Nam và các nước ven biển liên quan trên cơ sở UNCLOS.

Nhân dịp này, Đại sứ Đặng Hoàng Giang và Đoàn công tác của Bộ Ngoại giao Việt Nam bày tỏ cảm ơn sự hỗ trợ của Liên hợp quốc trong quá trình Việt Nam nộp các Đệ trình của mình theo đúng những quy định có liên quan của UNCLOS và CLCS.

Cùng ngày, Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc đã gửi Công hàm tới Tổng Thư ký Liên hợp quốc để bày tỏ lập trường của Việt Nam về việc Philippines nộp Đệ trình Ranh giới thềm lục địa mở rộng ngoài 200 hải lý ở Biển Đông vào ngày 14/6/2024.

Có thể bạn quan tâm

Hàn Quốc đã nổ súng, tuyên bố 11 "khu vực nguy hiểm" thuộc biên giới liên Triều

Hàn Quốc đã nổ súng, tuyên bố 11 "khu vực nguy hiểm" thuộc biên giới liên Triều

(GLO)- Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Hàn Quốc (JCS) thông báo ngày 15/10, quân đội nước này đã nổ súng bắn cảnh cáo ở phía Nam Đường ranh giới quân sự (DML) chia cắt hai miền Triều Tiên. Động thái nhằm đáp trả việc Triều Tiên cho nổ tung một phần con đường nối với Hàn Quốc.

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tại cuộc họp cùng các quan chức an ninh cấp cao ngày 14-10. Ảnh: KCNA

Căng thẳng không ngừng leo thang, lãnh đạo Triều Tiên họp tham vấn về an ninh quốc phòng

(GLO)- Ngày 15-10, Hãng thông tấn Trung ương Triều Tiên đưa tin, giữa bối cảnh tình hình căng thẳng không ngừng leo thang trên bán đảo Triều Tiên, nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã chủ trì cuộc họp tham vấn về AN-QP vào ngày 14-10, đề ra phương hướng hành động quân sự trong tình hình hiện tại.

Võ Quang Phú Đức vô địch Đường lên đỉnh Olympia lần thứ 24

Võ Quang Phú Đức vô địch Đường lên đỉnh Olympia lần thứ 24

(GLO)- Trải qua 4 phần thi đầy gay cấn, Võ Quang Phú Đức (Trường THPT chuyên Quốc học Huế) đã xuất sắc trở thành nhà vô địch Đường lên đỉnh Olympia lần thứ 24. Chàng trai Gia Lai Nguyễn Quốc Nhật Minh cùng 2 “nhà leo núi” còn lại cũng cho thấy bản lĩnh và trí tuệ của mình tại vòng chung kết cuộc thi diễn ra vào sáng 13-10.

Điểm cầu Gia Lai rộn ràng trước giờ Chung kết Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 24

Điểm cầu Gia Lai rộn ràng trước giờ Chung kết Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 24

(GLO)- Từ sáng sớm 13-10, rất đông giáo viên, học sinh và người dân trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã có mặt tại Khu trưng bày “Thiên đường Tây Nguyên” (Quảng trường Đại Đoàn Kết, TP. Pleiku) để đón xem và cổ vũ cho em Nguyễn Quốc Nhật Minh tranh tài Chung kết Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 24.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thực hiện chuyển đổi số nhanh, mạnh, thực chất và hiệu quả

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thực hiện chuyển đổi số nhanh, mạnh, thực chất và hiệu quả

(GLO)- Sáng 12-10, Thủ tướng Phạm Minh Chính-Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc chào mừng Ngày chuyển đổi số quốc gia năm 2024. Chương trình tổ chức trực tiếp tại điểm cầu Chính phủ và kết nối trực tuyến đến điểm cầu 63 tỉnh, thành phố trong cả nước.