Uy lực tàu hộ vệ tên lửa Quang Trung

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Chúng tôi đến thăm Lữ đoàn 162 thuộc Bộ tư lệnh Vùng 4 Hải quân (đóng ở Cam Ranh, Khánh Hòa) vào những ngày cuối năm, cũng đúng thời điểm tàu hộ vệ tên lửa 016 - Quang Trung cập cảng sau đợt làm nhiệm vụ dài ngày trên biển. Ý nghĩa hơn, con tàu mang tên Quang Trung - vị anh hùng áo vải cờ đào đã đánh tan hơn 20 vạn quân Thanh xâm lược cách đây 230 năm, đúng vào mùng 5 Tết Kỷ Dậu năm 1789, làm nên chiến thắng Ngọc Hồi - Ðống Ða lịch sử.

Ngày 6.2.2018, Bộ tư lệnh Vùng 4 Hải quân tổ chức lễ thượng cờ cho 2 tàu hộ vệ tên lửa phiên hiệu 015 - Trần Hưng Đạo và 016 - Quang Trung.

Ngày 6.2.2018, Bộ tư lệnh Vùng 4 Hải quân tổ chức lễ thượng cờ cho 2 tàu hộ vệ tên lửa phiên hiệu 015 - Trần Hưng Đạo và 016 - Quang Trung.

CHIẾN HẠM HIỆN ĐẠI

Chiến hạm 016 - Quang Trung đậu trong Quân cảng Cam Ranh, nhìn từ xa như một ngôi nhà lớn nhiều tầng án ngữ bên cầu cảng. Thuyền trưởng, trung tá Hoàng Anh (SN 1978, quê Hưng Yên), khi biết chúng tôi có ý định tìm hiểu về con tàu, đã tự hào: “Nếu chỉ nghe nói thì không thấy hết tính năng hiện đại cũng như quá trình làm chủ con tàu của cán bộ, chiến sĩ”, rồi nhanh chóng dẫn chúng tôi đi tham quan tàu.

 

“Qua 1 năm tiếp nhận, cán bộ, chiến sĩ đã làm chủ hoàn toàn con tàu hộ vệ tên lửa hiện đại mang tên Quang Trung và tham gia hoàn thành tốt các nhiệm vụ: Diễn tập chống ngầm, diễn tập vòng tổng hợp, tuần tra dài ngày khu vực biển Trường Sa và khu vực nhà giàn ĐK1...”.

Thuyền trưởng HOÀNG ANH

Chiến hạm Quang Trung có chiều dài 102,4 m, rộng 14,7 m, mớm nước 5,6 m, lượng giãn nước toàn tải 2.200 tấn, tốc độ tối đa 29 hải lý/giờ (53 km/giờ), phạm vi hoạt động 7.000 km, thời gian hoạt động liên tục trên biển 20 ngày. Đây là loại tàu chiến có khả năng tàng hình, săn tàu ngầm, chống hạm, chống ngầm, chống các loại tàu chiến mặt nước, được trang bị các loại vũ khí tiên tiến nhất của Nga hiện nay. Trong đó, có tổ hợp pháo - tên lửa phòng không đa năng Palma, tổ hợp tên lửa Ural và trực thăng săn ngầm Ka-28. Chiến hạm có khả năng tiến công đa năng ba trong một (trên mặt nước, dưới nước và trên không), đặc biệt là khả năng chống ngầm. Tàu có khả năng tìm diệt các tàu mặt nước của đối phương từ xa ở cự ly đến 130 km, chỉ với 1 - 2 quả tên lửa. Hoặc bất kể một đầu tự dẫn tên lửa hay máy bay, trực thăng nào lao vào tàu đều trở thành mồi cho tổ hợp pháo - tên lửa phòng không đa năng Palma, tốc độ bắn 10.000 phát/phút với tầm bắn đến 8.000 m, làm nhiệm vụ bảo vệ toàn bộ tuyến phòng không cho tàu và biên đội tác chiến.

Thiếu tá Trịnh Trung Thành (SN 1980, quê Quảng Nam), Chính trị viên tàu, cho biết thêm: “Một trong những nét đặc biệt của chiến hạm là hệ thống xử lý thông tin chiến đấu gồm những trang thiết bị hiện đại so với nhiều tàu chiến trên thế giới và hệ thống vũ khí trên tàu có thể tự động tìm diệt mục tiêu thông qua hệ thống tác chiến điện tử”.

Chiến hạm Quang Trung xuất kích tuần tra trên biển.

Chiến hạm Quang Trung xuất kích tuần tra trên biển.

KHỔ LUYỆN ĐỂ LÀM CHỦ

Điểm đặc biệt là hơn 40% sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp trên chiến hạm hiện đại mang tên Quang Trung đều thuộc thế hệ 9X. Sau 1 năm kể từ khi tiếp nhận, cán bộ, chiến sĩ tàu Quang Trung đã làm chủ hoàn toàn con tàu hộ vệ tên lửa hiện đại này. Họ được tuyển chọn từ nhiều đơn vị hải quân, có kinh nghiệm làm nhiệm vụ trên nhiều loại tàu. Còn những gương mặt mới toanh đều là học viên giỏi của Học viện Hải quân, Học viện kỹ thuật quân sự trong nước và Học viện Hải quân Nga. Nhờ cố gắng nỗ lực trong tự học, tự tìm tòi nghiên cứu và tranh thủ sự giúp đỡ của chuyên gia Nga mà hôm nay, trên mỗi vị trí, mỗi cương vị, các cán bộ, chiến sĩ đã vững vàng về mọi mặt, sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt nhiệm vụ khi có lệnh.

Thiếu úy chuyên nghiệp Tô Văn Toàn (quê ở xã Cát Tường, huyện Phù Cát - người ngoài cùng) cùng các tắc thủ đang huấn luyện thao tác phóng tên lửa trên chiến hạm Quang Trung.

Thiếu úy chuyên nghiệp Tô Văn Toàn (quê ở xã Cát Tường, huyện Phù Cát - người ngoài cùng) cùng các tắc thủ đang huấn luyện thao tác phóng tên lửa trên chiến hạm Quang Trung.

Thuyền trưởng Hoàng Anh chia sẻ thêm: “Trước khi nhận tàu, cán bộ, chiến sĩ đều được đào tạo 5 tháng ở Nga, trong đó 2 tháng học lý thuyết và 3 tháng thực hành trên tàu. Khi nhận tàu, về lại đơn vị, tất cả cán bộ, chiến sĩ tiếp tục học tập, huấn luyện kỹ thuật, chiến thuật chuyên ngành để làm chủ con tàu và vũ khí hiện đại. Ngoài ra, anh em đều học ngoại ngữ (tiếng Nga và tiếng Anh) để thực hiện nhiệm vụ đối ngoại quân sự. Đến thời điểm này, các anh đã hoàn toàn làm chủ con tàu, tiêu biểu như: Đại úy Nguyễn Thanh Hà (SN 1987, quê Ninh Bình), Trưởng ngành pháo - tên lửa; thượng úy Đàm Văn Thịnh (SN 1991, quê Thái Bình), Trưởng ngành radar sona; trung úy chuyên nghiệp Đào Văn Hiếu (SN 1989, quê Hà Tĩnh), Tiểu đội phó tuabin…”.

Trung tá Hoàng Anh, thuyền trưởng tàu Quang Trung đang chỉ huy tàu ra khơi làm nhiệm vụ.

Trung tá Hoàng Anh, thuyền trưởng tàu Quang Trung đang chỉ huy tàu ra khơi làm nhiệm vụ.

Trung úy Đinh Xuân Sang (SN 1991, quê ở xã Hoài Mỹ, huyện Hoài Nhơn), Trưởng ngành thông tin, tự hào nói: “Trực tiếp ra nước ngoài huấn luyện và nhận tàu về nước, rồi được làm nhiệm vụ trên con tàu mang tên vị Hoàng đế Quang Trung - Nguyễn Huệ, tôi rất vinh dự và tự hào, không ngừng khổ luyện để làm chủ lĩnh vực được giao”.

Còn thiếu úy chuyên nghiệp Tô Văn Toàn (SN 1994, quê xã Cát Tường, huyện Phù Cát), nhân viên tên lửa - một trong những cán bộ, chiến sĩ sang Nga học tập và tham gia tiếp nhận tàu Quang Trung từ khi tàu còn nằm ở Biển Đen (Nga) - vẫn không quên được cảm xúc choáng ngợp, tự hào khi lần đầu tiên đặt chân lên chiến hạm. Thiếu úy Toàn tâm sự: “Đây là năm thứ 2, tôi đón Tết trên chiến hạm hiện đại này. Dù đón Tết xa nhà nhưng tôi quyết tâm vượt qua mọi khó khăn, thử thách để hoàn thành tốt nhiệm vụ”.

Trung úy Đinh Xuân Sang (quê ở xã Hoài Mỹ, huyện Hoài Nhơn) chia sẻ với PV Báo Bình Định về niềm vinh dự và tự hào khi được làm nhiệm vụ trên chiến hạm Quang Trung.

Trung úy Đinh Xuân Sang (quê ở xã Hoài Mỹ, huyện Hoài Nhơn) chia sẻ với PV Báo Bình Định về niềm vinh dự và tự hào khi được làm nhiệm vụ trên chiến hạm Quang Trung.

Trong câu chuyện thân tình với chúng tôi về ý nghĩa tên gọi của chiến hạm hiện đại mà mình đang làm nhiệm vụ, Chính trị viên Trịnh Trung Thành khẳng định: “Qua nghiên cứu tài liệu thì Hoàng đế Quang Trung - Nguyễn Huệ có tài huấn luyện mau chóng các tân binh thành chiến binh. Đặc biệt thủy quân Tây Sơn rất tinh nhuệ, thiện chiến, được đánh giá ngang với các hạm đội phương Tây hùng mạnh lúc bấy giờ. Do vậy, chỉ huy tàu sẽ thường xuyên giáo dục, khích lệ tinh thần cán bộ, chiến sĩ rèn luyện giỏi, sẵn sàng chiến đấu cao, xứng với uy danh của vị anh hùng áo vải cờ đào Quang Trung - Nguyễn Huệ; sự tin tưởng của Đảng, Nhà nước, quân đội và nhân dân”.

Chiến hạm 016 – Quang Trung cùng chiến hạm 012 – Lý Thái Tổ tại Quân cảng Cam Ranh.

Chiến hạm 016 – Quang Trung cùng chiến hạm 012 – Lý Thái Tổ tại Quân cảng Cam Ranh.

 

Lữ đoàn tàu chiến hiện đại

Ngày 10.1.2002, Bộ Quốc phòng quyết định thành lập Lữ đoàn 162 - đơn vị tàu chiến đấu mặt nước hiện đại nhất của Quân chủng Hải quân. Ðơn vị có nhiệm vụ độc lập tác chiến hay hiệp đồng với các lực lượng để tiến công tiêu diệt các tàu mặt nước của địch trong chiến đấu bảo vệ chủ quyền; là lực lượng cơ động theo nhiệm vụ của Quân chủng.

Lực lượng của Lữ đoàn khi mới thành lập gồm các tàu tên lửa, tàu tuần tiễu tên lửa, các tàu phục vụ. Năm 2006, Lữ đoàn được trang bị tàu thế hệ mới hơn và năm 2011, năm 2018 trang bị 4 tàu hộ vệ tên lửa (Gepard 3.9) hiện đại, gồm: Tàu 011 - Ðinh Tiên Hoàng, tàu 012 - Lý Thái Tổ, tàu 015 - Trần Hưng Ðạo và tàu 016 - Quang Trung.

Bài: NGUYỄN PHÚC

Ảnh: VĂN LƯU

Có thể bạn quan tâm

Cấp sổ đỏ lần đầu ngay tại xã, phường: Bước đột phá trong cải cách hành chính

Cấp sổ đỏ lần đầu ngay tại xã, phường: Bước đột phá trong cải cách hành chính

(GLO)- Từ ngày 1-7, UBND cấp xã sẽ thực hiện cấp sổ đỏ lần đầu cho cá nhân, hộ gia đình. Đây được xem là bước đột phá trong cải cách hành chính. Không chỉ là sự nỗ lực nhằm cụ thể hóa chủ trương xây dựng chính quyền địa phương 2 cấp, quy định này còn thể hiện rõ nét mục tiêu “vì dân phục vụ”.

Kbang: Nam thanh niên đuối nước khi đi tắm tại lòng hồ

Gia Lai: Tìm thấy thi thể nam thanh niên đuối nước tại lòng hồ Thủy điện An Khê-Ka Nak

(GLO)- Thiếu tá Phùng Văn-Phó Trưởng Công an xã Kbang (tỉnh Gia Lai) cho biết: Khoảng 7 giờ 40 phút ngày 10-7, Đội Cảnh sát PCCC và CNCH khu vực An Khê và Công an xã Kbang đã vớt được thi thể em L.Đ.T. (SN 2007, trú tại tổ 3, xã Kbang) bị đuối nước tại khu vực lòng hồ Thủy điện An Khê-Ka Nak.

Giải tỏa nỗi lo tự sản tự tiêu

Giải tỏa nỗi lo tự sản tự tiêu

(GLO)- Gần đây, hàng loạt vụ hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ bị phanh phui và xử lý. Tuy nhiên, củng cố niềm tin người tiêu dùng vào hàng hóa và sản phẩm, dịch vụ hiện nay vẫn là thách thức rất lớn.  

Báo Bình Định chuyển giao dữ liệu sang Báo Gia Lai

Báo Bình Định chuyển giao dữ liệu sang Báo Gia Lai

(GLO)- Ngày 1-7, thực hiện chủ trương sáp nhập giữa tỉnh Gia Lai và tỉnh Bình Định thành tỉnh Gia Lai, Báo Gia Lai và Báo Bình Định cũng chính thức về chung một nhà, là cơ quan của Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Gia Lai, là tiếng nói của Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân tỉnh Gia Lai.

Thời khắc lịch sử đưa tỉnh Gia Lai bước vào hành trình phát triển mới

Thời khắc lịch sử đưa tỉnh Gia Lai bước vào hành trình phát triển mới

Hôm nay, ngày 1.7.2025, tỉnh Gia Lai (hợp nhất từ tỉnh Bình Định và Gia Lai (cũ)) chính thức hoạt động theo Nghị quyết số 202/2025/QH15 ngày 12.6.2025 của Quốc hội. Đồng chí Hồ Quốc Dũng - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai, đã có cuộc trò chuyện cởi mở với phóng viên Báo Gia Lai nhân sự kiện đặc biệt này.

Chung tay tiếp sức cho học sinh vùng khó

Chung tay tiếp sức cho học sinh vùng khó

(GLO)- Suốt 36 năm qua, Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học và THCS Nguyễn Khuyến (xã Chư Krey, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn ngày ngày bền bỉ thắp sáng tri thức cho con em đồng bào các dân tộc thiểu số. Nhiều thế hệ học trò vùng khó trưởng thành, vươn lên bằng con chữ và tri thức.

Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp xã sẵn sàng cho ngày 1.7

Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp xã sẵn sàng cho ngày 1.7

Ngày 1.7, chính quyền hai cấp của tỉnh Gia Lai (mới) chính thức đi vào hoạt động. Cùng với đó, 58 xã, phường mới trên địa bàn tại tỉnh Bình Ðịnh hiện nay sẽ vận hành Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp xã - nơi được kỳ vọng trở thành bộ mặt hành chính, điểm tựa tin cậy cho người dân và doanh nghiệp tiếp cận dịch vụ công hiện đại, thuận tiện, hiệu quả.
Khai mở tư duy cải cách, phục vụ

Khai mở tư duy cải cách, phục vụ

Giai đoạn 2020 - 2025 ghi dấu bước chuyển mình của công tác cải cách hành chính tại Bình Ðịnh. Với quyết tâm chính trị cao, sự chỉ đạo đồng bộ, tỉnh không chỉ nâng cao hiệu quả phục vụ người dân, doanh nghiệp mà còn tạo dựng môi trường đầu tư thông thoáng, minh bạch, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội toàn diện và bền vững.
Kỳ vọng từ mô hình “phi địa giới”

Kỳ vọng từ mô hình “phi địa giới”

Chiều 25.6, tại nhiều xã, phường trên địa bàn hai tỉnh Bình Ðịnh và Gia Lai, một cuộc vận hành thử mô hình chính quyền số 2 cấp đã đồng loạt diễn ra. Ðây là bước chuyển quan trọng để thích ứng với yêu cầu mới sau sáp nhập, khi không gian hành chính được mở rộng và việc giải quyết thủ tục hành chính không còn bị giới hạn bởi ranh giới địa lý.
Thư Tòa soạn

Thư Tòa soạn

(GLO)- Cùng với việc sáp nhập tỉnh, từ ngày 1-7, Báo Gia Lai hợp nhất với Báo Bình Định thành Báo Gia Lai mới.

null