Từ 15.11 phạt tiền sếp để nhân viên uống rượu, bia trong giờ làm việc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Người đứng đầu cơ quan, tổ chức không thực hiện quy định không uống rượu, bia trong thời gian làm việc, có thể bị xử phạt tiền từ 3-5 triệu đồng.

Quy định trên được nêu trong Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, có hiệu lực từ 15.11.2020.

Quy định này áp dụng cho các khu vực làm việc khác nhau, như: Cơ quan nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp FDI, hợp tác xã...

Theo đó, Điều 34 của Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định về hành vi vi phạm các quy định về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong phòng, chống tác hại của rượu, bia với 2 mức phạt ở mức độ khác nhau.

Phạt tiền từ 3 - 5 triệu đồng với người đứng đầu cơ quan, tổ chức với một trong các hành vi sau đây: Không tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống tác hại của rượu, bia trong cơ quan, tổ chức; Không tổ chức thực hiện quy định không uống rượu, bia trong thời gian làm việc, tại nơi làm việc của cơ quan, tổ chức.

Đồng thời, mức phạt trên cũng được áp dụng mới lỗi không nhắc nhở, yêu cầu chấm dứt hành vi uống, bán rượu, bia trong địa điểm không uống, bán rượu, bia thuộc quyền quản lý, điều hành;

Không tổ chức thực hiện, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc mọi người thực hiện đúng quy định về không được uống, không được bán rượu, bia tại địa điểm thuộc, quyền quản lý, điều hành.

Ở mức phạt tiền từ 5-10 triệu đồng, Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định việc xử phạt dành hành vi của người đứng đầu cơ sở kinh doanh vận tải, chủ phương tiện giao thông vận tải không thực hiện biện pháp phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn người điều khiến phương tiện vận tải uống rượu, bia ngay trước và trong khi tham gia giao thông

 

https://laodong.vn/phap-luat/tu-1511-phat-tien-sep-de-nhan-vien-uong-ruou-bia-trong-gio-lam-viec-852892.ldo

Theo Mai Hường (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

(GLO)- Nhờ tích cực hỗ trợ về sinh kế, xây dựng nhà ở và các chương trình hỗ trợ thiết thực khác đến cuối năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo của thành phố Pleiku giảm còn 0,12%, vượt 0,04% so với chỉ tiêu giảm nghèo năm 2024 mà UBND tỉnh giao (kế hoạch giao 0,16%).

Sau khi được hỗ trợ làm nhà, gia đình anh Đàm Văn Kim (thôn 4, xã Ia Vê) yên tâm phát triển kinh tế và đã thoát nghèo. Ảnh: L.N

Chư Prông hỗ trợ hộ nghèo an cư

(GLO)- Triển khai Dự án 1 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) đã xây dựng hàng trăm căn nhà giúp hộ nghèo “an cư lạc nghiệp”.