Từ 15/10 bán hàng xách tay có thể bị phạt tới 200 triệu đồng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Hàng xách tay không có hóa đơn, chứng từ kèm theo, không làm thủ tục hải quan... được xác định là hàng lậu, mức phạt tối đa lên đến 200 triệu đồng.

Hôm nay (15/10), Nghị định 98/2020 về xử phạt hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm chính thức có hiệu lực. Nghị định này quy định hành vi kinh doanh hàng nhập lậu sẽ phải đối mặt mức phạt cao nhất lên đến 200 triệu đồng.
 

Từ hôm nay, người bán hàng xách tay có thể bị phạt tới 200 triệu đồng.
Từ hôm nay, người bán hàng xách tay có thể bị phạt tới 200 triệu đồng.


Đối với hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3 triệu đồng, mức phạt từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng. Hàng hóa có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên có thể bị phạt 40-50 triệu đồng.

Trường hợp hàng nhập lậu thuộc danh mục cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu hoặc là thực phẩm, phụ gia thực phẩm, thuốc phòng bệnh và thuốc, nguyên liệu làm thuốc, mỹ phẩm, trang thiết bị y tế, hóa chất… có giá trị dưới 100 triệu đồng hoặc từ 100 triệu đồng mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì phạt tiền gấp 2 lần, tức tối đa 100 triệu đồng với cá nhân và 200 triệu đồng với tổ chức.

Nghị định cũng nêu rõ hàng nhập lậu gồm hàng thuộc danh mục cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng nhập khẩu; hàng nhập khẩu không có giấy phép nhập khẩu, không đi qua cửa khẩu quy định, không làm thủ tục hải quan hoặc gian lận số lượng, chủng loại hàng hoá khi làm thủ tục hải quan.

Ngoài ra, hàng hoá nhập khẩu lưu thông trên thị trường không có hoá đơn, chứng từ kèm theo... cũng được xem là hàng lậu.

Như vậy, hàng xách tay không có hóa đơn, chứng từ kèm theo theo quy định, không làm thủ tục hải quan... được xác định là hàng lậu, và mức phạt tối đa lên đến 100 triệu đồng đối với cá nhân và 200 triệu đồng đối với tổ chức.

Trả lời phóng viên, nhiều người bán hàng xách tay cũng thừa nhận hầu hết thực phẩm, thực phẩm chức năng, hàng thời trang, mỹ phẩm xách tay tại thị trường Việt Nam đều là hàng trốn thuế, dưới dạng ký gửi, nhờ người thân mua giùm… Do đó, họ có thể bán lại với giá thấp hơn so với hàng chính hãng đang bán trong nước từ 10-20%.

Trước quy định mới, những ngày gần đây, nhiều dân buôn hàng xách tay trên mạng xã hội đang ào ạt bán tháo vì lo bị phạt nặng.



http://https://danviet.vn/tu-hom-nay-15-10-ban-hang-xach-tay-co-the-bi-phat-toi-200-trieu-dong-20201014230151809.htm
 

Theo HỒNG PHÚC (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Hội chợ việc làm cho lao động về nước: Cầu nối mở ra cơ hội mới

Hội chợ việc làm cho lao động về nước: Cầu nối mở ra cơ hội mới

(GLO)- Khác với những phiên giao dịch việc làm thông thường, Hội chợ việc làm diễn ra tại TP. Pleiku ngày 6-5 do Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Gia Lai phối hợp với Trung tâm Lao động ngoài nước (Bộ Nội vụ) tổ chức là cầu nối mở ra cơ hội mới cho người đi xuất khẩu lao động trở về nước.

Hành trình mới từ dòng vốn nhỏ

Hành trình mới từ dòng vốn nhỏ

(GLO)- Quỹ Hỗ trợ phụ nữ phát triển tỉnh Gia Lai được thành lập ngày 25-4-2015. Nhờ vốn vay từ nguồn quỹ này, toàn tỉnh có 425 hộ gia đình thoát nghèo. Nguồn quỹ đã tiếp thêm niềm tin và hy vọng thoát nghèo cho nhiều phụ nữ.

“Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương”

“Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương”

(GLO)- Tháng 10-1976, giữa thời điểm đất nước còn ngổn ngang tàn tích chiến tranh, đoàn cán bộ kỹ thuật gồm 40 người từ Thanh Hóa được điều động vào tỉnh Gia Lai-Kon Tum mang theo tri thức, nhiệt huyết và sứ mệnh góp phần tái thiết cuộc sống cho những vùng quê.

"Những cánh chim đầu đàn" ở Kbang. Ảnh: An Phát

"Những cánh chim đầu đàn" ở Kbang

(GLO)- Huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) hiện có 76 người có uy tín. Nhiều năm qua, đội ngũ người có uy tín trở thành "những cánh chim đầu đàn" trong các phong trào thi đua yêu nước, làm tốt sứ mệnh tập hợp đoàn kết nhân dân chung tay xây dựng buôn làng ngày càng phát triển.

73 triệu người châu Phi thiếu lương thực trầm trọng

73 triệu người châu Phi thiếu lương thực trầm trọng

(GLO)- Ngày 29/4,Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO) và Cơ quan Phát triển Liên chính phủ (IGAD) khu vực Đông Phi công bố báo cáo số người đang phải trải qua tình trạng thiếu lương thực ở khu vực Đông và Trung châu Phi đã tăng lên 73 triệu người vào tháng 4.