Trao bằng di tích quốc gia đặc biệt, bằng xếp hạng các di tích cấp tỉnh cho thị xã An Khê

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Sáng 25-3, tại Hội trường 23-3 (thị xã An Khê), UBND tỉnh Gia Lai tổ chức lễ trao bằng di tích quốc gia đặc biệt Rộc Tưng-Gò Đá và đón nhận bằng xếp hạng các di tích cấp tỉnh trên địa bàn thị xã An Khê.

Dự lễ có ông Trần Ngọc Nhung-Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh, Phó Trưởng ban Quản lý di tích quốc gia đặc biệt tỉnh Gia Lai; lãnh đạo Thị ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam thị xã; lãnh đạo một số cơ quan, ban, ngành thị xã, các xã, phường liên quan cùng thành viên các Ban quản lý di tích đón nhận bằng xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh trên địa bàn thị xã An Khê đợt này.

Ông Trần Ngọc Nhung (bìa phải)-Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh, Phó Trưởng ban Quản lý di tích quốc gia đặc biệt tỉnh Gia Lai trao lại bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt Rộc Tưng-Gò Đá cho thị xã An Khê. Ảnh: Ngọc Minh

Ông Trần Ngọc Nhung (bìa phải)-Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh, Phó Trưởng ban Quản lý di tích quốc gia đặc biệt tỉnh Gia Lai trao lại bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt Rộc Tưng-Gò Đá cho thị xã An Khê. Ảnh: Ngọc Minh

Di tích khảo cổ Rộc Tưng nằm ở địa bàn xã Xuân An, Di tích khảo cổ Gò Đá nằm ở địa bàn phường An Bình (thị xã An Khê). Giai đoạn 2015-2019, các chuyên gia Viện Khảo cổ Liên bang Nga và Viện Khảo cổ học Việt Nam hợp tác thực hiện chương trình khai quật khảo cổ tại di tích Rộc Tưng-Gò Đá. Các đợt khai quật đã phát hiện hàng ngàn hiện vật đồ đá, di vật. Sau khi phân tích những mảnh thiên thạch phát hiện tại Rộc Tưng-Gò Đá, các nhà khoa học đã khẳng định sự tồn tại một cộng đồng cư dân cổ cùng thành tựu văn hóa đầu tiên của loài người cách ngày nay 800.000 năm.

Năm 2018, Di tích Rộc Tưng-Gò Đá được công nhận là di tích cấp tỉnh và được Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch công nhận là di tích cấp quốc gia năm 2020.

Với giá trị vô cùng quan trọng trên, ngày 29-12-2022, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1649/QĐ-TTg xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt đối với di tích khảo cổ Rộc Tưng-Gò Đá.

Nhân Tuần lễ Văn hóa-Du lịch Gia Lai diễn ra từ ngày 11 đến ngày 19-11-2023, Gia Lai đã đón nhận bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt Rộc Tưng-Gò Đá và công bố Bảo vật quốc gia sưu tập công cụ sơ kỳ đá cũ An Khê cách nay 800.000 năm.

Ông Trần Ngọc Nhung (thứ 5 bên phải)-Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh và ông Nguyễn Hùng Vỹ (thứ 6 bên phải)-Phó Bí thư Thường trực Thị ủy, Chủ tịch HĐND thị xã An Khê tặng hoa, trao bằng xếp hạng di tích cấp tỉnh cho xã, phường có di tích được xếp hạng. Ảnh: Ngọc Minh
Ông Trần Ngọc Nhung (thứ 5 bên phải)-Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh và ông Nguyễn Hùng Vỹ (thứ 6 bên phải)-Phó Bí thư Thường trực Thị ủy, Chủ tịch HĐND thị xã An Khê tặng hoa, trao bằng xếp hạng di tích cấp tỉnh cho xã, phường có di tích được xếp hạng. Ảnh: Ngọc Minh

Tại lễ trao bằng di tích quốc gia đặc biệt Rộc Tưng-Gò Đá và đón nhận bằng xếp hạng các di tích cấp tỉnh trên địa bàn thị xã An Khê, ông Trần Ngọc Nhung-Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh, Phó Trưởng ban Quản lý di tích quốc gia đặc biệt tỉnh đã trao lại bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt Rộc Tưng-Gò Đá cho thị xã An Khê quản lý, bảo quản và phát huy giá trị của di tích.

Cũng tại buổi lễ, thị xã An Khê đón nhận bằng xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh đối với di tích lịch sử Chiến thắng Suối Vối, Rộc Dứa (phường Ngô Mây), Quần thể di tích Ấp Tây Sơn Nhì-Cửu An (thuộc xã Cửu An, xã Xuân An và phường An Phước), miếu An Tân (phường An Tân) và đình Cửu Định (phường An Phước). Đây là sự tôn vinh những giá trị lịch sử, văn hóa, là cơ sở pháp lý để thị xã bảo vệ và phát huy giá trị quý báu của các di tích.

Phát biểu tại buổi lễ, thay mặt Ban Quản lý di tích quốc gia đặc biệt tỉnh Gia Lai, ông Trần Ngọc Nhung-Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh chúc mừng thị xã An Khê và các xã, phường có di tích lịch sử được xếp hạng đợt này. “Trong số 17 huyện, thị xã, thành phố, An Khê là địa phương có di tích quốc gia đặc biệt và nhiều di tích lịch sử được xếp hạng di tích cấp tỉnh nhiều nhất tỉnh. Thị xã tiếp tục quản lý, bảo quản và phát huy tốt các giá trị lịch sử, văn hóa của các di tích, để các di tích trở thành động lực, góp phần thúc đẩy phát triển du lịch, kinh tế-xã hội của thị xã nói riêng và phát triển du lịch, kinh tế-xã hội của tỉnh nói chung”-ông Nhung nhấn mạnh.

Có thể bạn quan tâm

Ksor Mang nặng lòng với văn hóa Jrai

Ksor Mang nặng lòng với văn hóa Jrai

(GLO)- Nhiều năm qua, anh Ksor Mang (SN 1986, buôn Phu Ma Nher, xã Ia Rtô, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) có nhiều đóng góp trong việc gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Jrai, nhất là việc truyền dạy cồng chiêng cho thế hệ trẻ.

Cuộc thi còn là nơi người làm báo thể hiện tâm hồn nghệ sĩ. Ảnh: Minh Châu

Lắng đọng Cuộc thi Tiếng hát người làm báo Gia Lai mở rộng

(GLO)- Là những giọng ca không chuyên, nhưng mỗi tiếng hát cất lên từ Cuộc thi Tiếng hát người làm báo Gia Lai mở rộng lại chan chứa tình yêu nghề, yêu quê hương với truyền thống văn hóa-lịch sử. Đó cũng là cảm xúc lắng đọng trong cuộc hội ngộ giữa những người làm báo và các lực lượng đồng hành.

Xác lập 5 kỷ lục Phật giáo Việt Nam

Xác lập 5 kỷ lục Phật giáo Việt Nam

Trong khuôn khổ lễ bế mạc Đại lễ Phật đản Liên Hiệp Quốc - Vesak 2025 diễn ra ngày 8/5, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam ghi nhận cùng lúc 5 kỷ lục về Phật giáo. Các kỷ lục được trao tặng cho Ban Văn hóa Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Ia Grai tổ chức hội thảo về vai trò của sách

Ia Grai tổ chức hội thảo về vai trò của sách

(GLO)- Sáng 9-5, tại Trường Tiểu học Nguyễn Huệ, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Dự án Sách hay cho học sinh Tiểu học tổ chức Hội thảo “Về vai trò của sách, các biện pháp đưa sách đến với học sinh”. Chương trình do Quỹ Tâm Nguyện Việt tài trợ.

Gia tài của cha

Gia tài của cha

(GLO)- Hoài niệm về ký ức quãng đời sống cùng cha mẹ, anh chị em chúng tôi thường nhắc đến gia tài của cha-di sản truyền thế hệ, chất keo kết dính tình thủ túc dường như chẳng có nỗi buồn.

Thơ Đào An Duyên: Mây biên giới

Thơ Đào An Duyên: Mây biên giới

(GLO)- “Mây biên giới” của tác giả Đào An Duyên là bài thơ giàu cảm xúc về vẻ đẹp thanh bình nơi biên cương Tổ quốc. Tác giả khắc họa hình ảnh cột mốc trong nắng dịu, mây trời không lằn ranh, rừng khộp lặng im... như một bản hòa ca của thiên nhiên và lịch sử...

Lan tỏa tình yêu thổ cẩm

Lan tỏa tình yêu thổ cẩm

(GLO)- Diễn ra trong gần 1 tháng, cuộc thi “Nét đẹp trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số qua ảnh” do Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức đã nhận được 33 tác phẩm dự thi. Mỗi bức ảnh là một thông điệp ý nghĩa mà những người mẫu không chuyên muốn truyền tải đến mọi người.

Nhớ khói đốt đồng

Nhớ khói đốt đồng

(GLO)- Mỗi khi tiết trời chuyển mình vào hạ, tôi lại chộn rộn một nỗi nhớ không tên. Tôi nhớ quê, nhớ cánh đồng, nhớ mùi khói đốt đồng lan trong gió chiều nhè nhẹ. Đó là mùi của đất, của nắng, của thời gian và tuổi thơ nơi đồng bãi.

Bên chiếc cầu thang nhà dài

Bên chiếc cầu thang nhà dài

(GLO)- Ngày trước, khi đến buôn Đôn (Đắk Lắk), tôi được ngắm nhìn những ngôi nhà dài bằng gỗ lâu niên của người Ê Đê đẹp đến nao lòng. Ấn tượng đầu tiên là 2 chiếc cầu thang dẫn lên nhà sàn còn in đậm vết thời gian.

Vấn vương bông gòn

Vấn vương bông gòn

(GLO)- Trong vườn còn sót lại một cây gòn. Đến mùa, chúng bung ra những bông nhẹ bẫng, mềm như mây trắng vắt ngang trời, theo gió tản mát muôn phương.

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Gia Lai một hai ba

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Gia Lai một hai ba

(GLO)- "Gia Lai một hai ba" của Nguyễn Thanh Mừng dẫn người đọc qua những nẻo đường dốc đèo, qua tiếng thác reo và chiêng cồng, để gặp lại khí phách người xưa. Mỗi hình ảnh, mỗi nhịp thơ là một lát cắt vừa hoang sơ, vừa tự hào về bản sắc không thể phai mờ của đại ngàn Tây Nguyên.