Tổng thống Hàn Quốc xin lỗi và giao quyền lực cho đảng cầm quyền

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Trước sự phản ứng quyết liệt của đảng đối lập và người dân về lệnh thiết quân lực gây căng thẳng và hỗn loạn, ngày 7/12, tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol cho biết ông không trốn trách trách nhiệm và bàn giao quyền lực điều hành cho đảng cầm quyền PPP và chính phủ.

tong-thong-han-quoc-xin-loi-nguoi-dan-ngay-7-12-anh-yonhap.jpg
Tổng thống Hàn Quốc xin lỗi người dân ngày 7/12. Ảnh: Yonhap

"Tôi đã áp đặt thiết quân luật vào lúc 23h ngày 3/12, ra lệnh cho quân đội rời đi và dỡ bỏ lệnh này trong cuộc họp Nội các vào khoảng 1h sáng ngày 4/12, sau khi quốc hội bỏ phiếu dỡ bỏ lệnh này", Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol phát biểu.

“Tôi sẽ giao phó cho đảng của mình các biện pháp để ổn định tình hình chính trị, bao gồm cả phần còn lại nhiệm kỳ của tôi … Tôi xin lỗi người dân vì những lo ngại mà tôi đã gây ra”, ông Yoon kết thúc bài phát biểu trước khi bước xuống bục và cúi chào.

Ông khẳng định sẽ không có thêm bất cứ lệnh thiết quân luật nào khác.

Theo kế hoạch tối 7/12, quốc hội Hàn Quốc sẽ bỏ phiếu quyết nghị luận tội Tổng thống Yoon. Cần 2/3 tổng số nghị sĩ đồng ý để nghị quyết được thông qua. Quốc hội Hàn Quốc có 300 ghế và PPP chiếm 108 ghế trong số này.

Ông Yoon Suk Yeol rất có thể phải đối mặt với cáo buộc hình sự về tội phản quốc - tội danh có thể bị tử hình.

Nếu các cáo buộc đối với ông Yoon được xác nhận, ông có thể là tổng thống Hàn Quốc đầu tiên bị truy tố khi đang tại chức.

Các chuyên gia pháp lý phần lớn đồng tình rằng quyết định tuyên bố thiết quân luật của ông Yoon không có cơ sở pháp lý, vì Hiến pháp Hàn Quốc chỉ cho phép hành động này trong trường hợp chiến tranh hoặc các tình huống tương tự chiến tranh đòi hỏi phản ứng khẩn cấp để duy trì ổn định xã hội.

Tuy nhiên, các ý kiến về việc Tổng thống Yoon có thể bị truy tố tội phản quốc hay không lại có sự khác biệt.

Có thể bạn quan tâm

Quốc hội chốt giữ nguyên mô hình chính quyền địa phương gồm HĐND và UBND

Quốc hội chốt giữ nguyên mô hình chính quyền địa phương gồm HĐND và UBND

(GLO)- Ngày 19-2, tại kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi). Theo đó, Quốc hội vẫn giữ nguyên mô hình chính quyền địa phương gồm HĐND và UBND, trừ một số đơn vị hành chính cụ thể do Quốc hội quyết định.

Vụ đâm xe và lời hứa hẹn của ông Trump tại hội nghị Munich về hòa bình cho Ukraine

Vụ đâm xe và lời hứa hẹn của ông Trump tại hội nghị Munich về hòa bình cho Ukraine

(GLO)- Ngày 14/2, tại thành phố Mumich, Đức đã diễn ra hội nghị an ninh toàn cầu kéo dài trong 3 ngày, với sự tham gia của nhiều nhân vật hàng đầu của các quốc gia trên toàn thế giới. Theo CNN, nhà chức trách Đức đã tăng cường ít nhất 5.000 cảnh sát để đảm bảo an ninh sự kiện này.