Tổng kết mô hình quản lý dịch hại tổng hợp trên chanh leo gắn với tiêu thụ sản phẩm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)-Viện Bảo vệ thực vật vừa phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Gia Lai tổ chức Hội nghị tổng kết dự án khuyến nông "Xây dựng mô hình quản lý dịch hại tổng hợp trên chanh leo gắn với tiêu thụ sản phẩm cho các tỉnh phía Bắc và Tây Nguyên".
Các đại biểu dự Hội nghị tổng kết dự án khuyến nông: Xây dựng mô hình quản lý dịch hại tổng hợp trên chanh leo gắn với tiêu thụ sản phẩm cho các tỉnh phía Bắc và Tây Nguyên. Ảnh: Lê Nam

Các đại biểu dự Hội nghị tổng kết dự án khuyến nông: Xây dựng mô hình quản lý dịch hại tổng hợp trên chanh leo gắn với tiêu thụ sản phẩm cho các tỉnh phía Bắc và Tây Nguyên. Ảnh: Lê Nam

Tham dự hội nghị có trên 50 đại biểu là đại diện lãnh đạo Viện Bảo vệ thực vật, Sở Nông nghiệp và PTNT, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ Thực vật, Trung tâm Khuyến nông tỉnh; đại diện lãnh đạo các Phòng Nông nghiệp và PTNT, Phòng Kinh tế, Trung tâm dịch vụ nông nghiệp và các hộ nông dân, thành viên Hợp tác xã của một số địa phương trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, xuất phát từ thực trạng canh tác cây chanh leo hiện nay dẫn đến phát sinh các loại bệnh hại như: bệnh lở cổ rễ, thối gốc phình thân, tuyến trùng, đặc biệt là bệnh cứng trái do virus gây ra đang là yếu tố hạn chế sự phát triển của ngành trồng chanh leo trên cả nước. Do đó, Viện Bảo vệ thực vật đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT giao thực hiện dự án khuyến nông “Xây dựng mô hình quản lý dịch hại tổng hợp trên chanh leo gắn với tiêu thụ sản phẩm cho các tỉnh phía Bắc và Tây Nguyên”. Quy mô dự án xây dựng được 1 mô hình vườn ươm sản xuất cây giống chanh leo sạch bệnh có quy mô 0,2 ha tại tỉnh Sơn La, sản xuất được 20.000 cây giống chanh leo sạch bệnh đạt tiêu chuẩn xuất vườn; xây dựng được 40 ha mô hình trồng, thâm canh và quản lý tổng hợp sâu, bệnh hại trên cây chanh leo theo GAP (Sơn La 15 ha, Gia Lai 15 ha, Đăk Nông 10 ha).

Cụ thể, tại Gia Lai, từ năm 2021-2023, Viện Bảo vệ thực vật triển khai mô hình trồng mới và thâm canh chanh leo theo hướng GAP, với quy mô 15 ha, cho 15 hộ dân tham gia tại tại xã Ia Pếch (huyện Ia Grai), xã Gào (T.P Pleiku) và xã Ia Tiêm (huyện Chư Sê). Các hộ dân tham gia mô hình được hỗ trợ cây giống, vật tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và tập huấn hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc chanh leo. Các vườn chanh leo được áp dụng quy trình chăm sóc và quản lý vườn cây chanh leo khai thác chồi ghép; quy trình sản xuất cây giống chanh leo sạch bệnh; quy trình quản lý tổng hợp sâu bệnh hại chính trên cây chanh leo; quy trình chẩn đoán các bệnh virus trên chanh leo. Sử dụng cây giống chanh leo Đài Nông 1, sạch bệnh đạt tiêu chuẩn về hình thái, kích thước, sinh trưởng và phát triển tốt.

Kết quả, tại Gia Lai năng suất đạt 30-35 tấn/ha, tỷ lệ bệnh virus sau trồng 6 tháng thấp dưới 10%. Cụ thể, mô hình năm 2021, tổng thu 586,7 triệu đồng/ha, lãi ròng hơn 440 triệu đồng (cao hơn so với ngoài mô hình 138,2 triệu đồng); năm 2022, tổng thu 685,3 triệu đồng/ha, lãi ròng gần 600 triệu đồng (cao hơn so với ngoài mô hình 155,8 triệu đồng); năm 2023, tổng thu 325,1 triệu đồng/ha, lãi ròng 184,5 triệu đồng (cao hơn so với ngoài mô hình 43,3 triệu đồng).

Đây là dự án nhằm tuyên truyền, phổ biến tiến bộ kỹ thuật về quy trình quản lý tổng hợp sâu, bệnh gây hại chính trên cây chanh leo. Đồng thời, giúp cho người trồng chanh leo nâng cao kiến thức về nhận biết và phòng trừ dịch hại tổng hợp, đặc biệt đối với các bệnh do virus gây ra. Từ đó nâng cao năng suất, chất lượng và mẫu mã và hiệu quả kinh tế cho người trồng chanh leo.

Có thể bạn quan tâm

Công nhận sản phẩm OCOP 4 sao cho 18 sản phẩm

Công nhận sản phẩm OCOP 4 sao cho 18 sản phẩm

(GLO)-Ngày 14-1, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp ký ban hành Quyết định số 28/QĐ-UBND về việc công nhận kết quả đánh giá, phân hạng và cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm đợt II-2024.

Đa dạng giải pháp phòng ngừa bệnh khảm lá mì

Đa dạng giải pháp phòng ngừa bệnh khảm lá mì

(GLO)- Nhằm hạn chế thiệt hại do bệnh khảm lá mì gây ra, nhiều địa phương trong tỉnh Gia Lai tích cực nhân rộng các giống mì sạch bệnh để thay thế các loại giống cũ có năng suất thấp, dễ nhiễm bệnh và hướng dẫn người dân về quy trình kỹ thuật phòng-chống bệnh khảm lá trên cây mì.