Ký kết hợp tác nghiên cứu bảo quản chanh dây hướng đến xuất khẩu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)-Sáng 10-10, tại TP. Pleiku, Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp cây ăn trái Tây Nguyên cùng với Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế ký kết hợp tác nghiên cứu bảo quản chanh dây hướng đến xuất khẩu. Lễ ký có sự chứng kiến của đại diện lãnh đạo Sở Khoa học và Công nghệ, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật.
Ông Nguyễn Huỳnh Phú Lâm-Chủ tịch HĐQT HTX Nông nghiệp cây ăn trái Tây Nguyên phát biểu tại buổi lễ ký kết. Ảnh: Lê Nam

Ông Nguyễn Huỳnh Phú Lâm-Chủ tịch HĐQT HTX Nông nghiệp cây ăn trái Tây Nguyên phát biểu tại buổi lễ ký kết. Ảnh: Lê Nam

Tại buổi lễ, ông Nguyễn Huỳnh Phú Lâm-Chủ tịch HĐQT HTX Nông nghiệp cây ăn trái Tây Nguyên (phường Chi Lăng, TP. Pleiku) thông tin: Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Gia Lai có khoảng 4.800 ha chanh dây. Tuy nhiên, quả chanh dây tươi sau khi thu hoạch chỉ bảo quản tự nhiên được khoảng 10-12 ngày nên rất khó trong việc xuất khẩu đi các nước châu Âu bằng đường biển. Hiện tại, các công ty, doanh nghiệp, HTX xuất khẩu chanh dây sang thị trường châu Âu chủ yếu bằng đường hàng không nên chi phí vận chuyển cao, dẫn đến giá chanh dây khó cạnh tranh được với các nước khác. Do đó, để hướng đến xuất khẩu chanh dây sang thị trường các nước châu Âu bằng đường biển, HTX Nông nghiệp cây ăn trái Tây Nguyên đã phối hợp với Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế hợp tác nghiên cứu bảo quản chanh dây hướng đến xuất khẩu. Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu bảo quản chanh dây tươi sau thu hoạch được khoảng 40-45 ngày. Thời gian nghiên cứu đề tài dự kiến khoảng 18 đến 24 tháng, với tổng chi phí nghiên cứu khoảng 180 đến 200 triệu đồng.

Đại diện HTX Nông nghiệp cây ăn trái Tây Nguyên và Trường Đại Học Nông Lâm, Đại học Huế ký kết bản ghi nhớ và có sự chứng kiến của đại diện lãnh đạo Sở Khoa học và Công nghệ. Ảnh: Lê Nam

Đại diện HTX Nông nghiệp cây ăn trái Tây Nguyên và Trường Đại Học Nông Lâm, Đại học Huế ký kết bản ghi nhớ và có sự chứng kiến của đại diện lãnh đạo Sở Khoa học và Công nghệ. Ảnh: Lê Nam

Sau lễ ký kết biên bản ghi nhớ, HTX Nông nghiệp cây ăn trái Tây Nguyên và Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế sẽ bắt tay vào công tác nghiên cứu để kéo dài thời gian bảo quản chanh dây tươi sau thu hoạch. Hai bên sẽ cùng nhau thảo luận và quyết định các hình thức hợp tác phù hợp với các thủ tục hiện hành và những ưu tiên chiến lược của các bên. Bên cạnh đó, HTX Nông nghiệp cây ăn trái Tây Nguyên sẽ được đồng hành logo, tên trong tất cả các sự kiện công bố của đề tài; được đồng sở hữu kết quả nghiên cứu về giá trị khai thác cũng như các vấn đề liên quan đến giá trị mang lại của đề tài; được là người đầu tiên thương lượng để sở hữu 100% kết quả đề tài với nhóm nghiên cứu. Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế được cung cấp đầy đủ nguyên liệu trong suốt thời gian nghiên cứu; được đáp ứng các yêu cầu về kỹ thuật và được quyền tự chủ, tự quyết định các nội dung, hạn mục trong đề tài nghiên cứu.

Có thể bạn quan tâm

Chuyển đổi số: Động lực để phát triển

Chuyển đổi số ở Gia Lai, động lực phát triển

(GLO)- Gia Lai đã và đang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp và huy động sự vào cuộc mạnh mẽ của cả hệ thống chính trị để đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số theo 3 trục: chính quyền số, kinh tế số, xã hội số nhằm tạo động lực cho sự phát triển kinh tế-xã hội.