Tập huấn sử dụng bản đồ địa hình biên giới Việt Nam - Campuchia

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Ngày 11-1, tại UBND huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh, Bộ Ngoại giao - Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo Nhà nước về phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền - phối hợp với Ban Chỉ đạo phân giới cắm mốc Bộ TN-MT và Ban Chỉ đạo phân giới cắm mốc tỉnh Tây Ninh đã tổ chức lễ bàn giao và tập huấn sử dụng bản đồ địa hình biên giới Việt Nam - Campuchia tỷ lệ 1/25.000.

Tại buổi lễ, đại diện Bộ Ngoại giao đã trao cho lãnh đạo UBND tỉnh Tây Ninh quyển Bản đồ địa hình biên giới Việt Nam - Campuchia tỷ lệ 1/25.000, là văn kiện pháp lý - kỹ thuật thể hiện đầy đủ thành quả phân giới cắm mốc biên giới đất liền hai nước đã đạt được cho đến nay và là một bộ phận cấu thành không thể tách rời của Nghị định thư phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền giữa nước CHXHCN Việt Nam và Vương quốc Campuchia ký ngày 5-10-2019, có hiệu lực từ ngày 22-12-2020.

 

Đại diện Bộ Ngoại giao (trái) bàn giao bản đồ địa hình biên giới cho UBND tỉnh Tây Ninh
Đại diện Bộ Ngoại giao (trái) bàn giao bản đồ địa hình biên giới cho UBND tỉnh Tây Ninh


Bản đồ địa hình biên giới này được xây dựng, in và đóng quyển theo các tiêu chí kỹ thuật cao nhất về bản đồ trên thế giới hiện nay, bảo đảm tính chính xác, khách quan, do hai nước Việt Nam và Campuchia thống nhất mời thầu quốc tế và ký hợp đồng với Công ty NTRAS Mapping A/S của Đan Mạch để sản xuất.

Bộ bản đồ địa hình cùng với hai văn kiện pháp lý ký năm 2019 và hệ thống mốc giới khang trang, hiện đại trên thực địa là thành quả to lớn mà hai nhà nước Việt Nam - Campuchia đã đạt được sau hơn 36 năm đàm phán với quá trình hợp tác trên tinh thần thiện chí và xây dựng, sự phối hợp nhịp nhàng giữa các chuyên gia biên giới của hai nước và sự phối hợp chặt chẽ của các cán bộ pháp lý- kỹ thuật của các bộ ngành, địa phương liên quan.

Ngay sau khi bàn giao bản đồ địa hình, các chuyên gia kỹ thuật của Ban Chỉ đạo phân giới Bộ TN-MT đã cài đặt, hướng dẫn sử dụng bản đồ số và tập huấn trên thực địa cho các cán bộ trực tiếp sử dụng bộ bản đồ này để phục vụ công tác quản lý và bảo vệ biên giới.

Theo ĐẠI DƯƠNG (SGGPO)

Có thể bạn quan tâm

Đồn Biên phòng Ia O "thực túc, binh cường"

Đồn Biên phòng Ia O "thực túc, binh cường"

(GLO)- Đồn Biên phòng Ia O (huyện Ia Grai) được đánh giá là một những điển hình về tăng gia sản xuất trong lực lượng Bộ đội Biên phòng tỉnh. Nhờ tăng gia sản xuất hiệu quả, đơn vị đã nâng cao chất lượng bữa ăn hàng ngày cho bộ đội, đảm bảo quân số khỏe phục vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu.
An Khê xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh toàn diện

An Khê xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh toàn diện

(GLO)- Thời gian qua, Ban Chỉ huy Quân sự (CHQS) thị xã An Khê chủ động tham mưu giúp Thị ủy, UBND thị xã lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương và làm tốt công tác dân vận, xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Tuyển chọn công dân nhập ngũ: Công khai, minh bạch từ cơ sở

Tuyển chọn công dân nhập ngũ: Công khai, minh bạch từ cơ sở

(GLO)- Theo kế hoạch, năm 2023, toàn tỉnh sẽ giao 2.650 công dân cho các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng, Quân khu 5, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh và Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh. Để thực hiện tốt nhiệm vụ, Hội đồng Nghĩa vụ quân sự (NVQS) các cấp đã triển khai chặt chẽ các khâu, các bước, nhất là khám sức khỏe với phương châm “tuyển người nào chắc người đó“.
Pleiku tổng kết 10 năm thực hiện "Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới"

Pleiku tổng kết 10 năm thực hiện "Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới"

(GLO)- Ngày 29-11, Thành ủy Pleiku tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới“. Đồng chí Trịnh Duy Thuân-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố cùng các đồng chí Thường trực Thành ủy Pleiku đồng chủ trì hội nghị.